Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Các nước trên thế giới tôn vinh ngày nhà giáo vào dịp nào?

LNV - 20/11 là ngày tôn vinh nhà giáo ở Việt Nam, còn giới trẻ quốc tế thể hiện lòng biết ơn và tình cảm dành cho thầy cô giáo vào dịp nào? Có nước, ngày nhà giáo có truyền thống từ vài trăm năm trước.
Hàn Quốc

Ngày Nhà giáo xứ sở Kim Chi bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên là thành viên của Hội Chữ thập Đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện. Lúc đầu, Chính phủ Hàn Quốc quy định sẽ có lễ kỷ niệm vào ngày 26/5/1963 nhưng đến năm 1965 thì lại đổi qua ngày 15/5.

Ngày Nhà giáo không được tổ chức trên toàn Hàn Quốc trong giai đoạn 1973-1982.

Ngày Nhà giáo Hàn Quốc bắt nguồn từ việc một nhóm thanh niên là thành viên của Hội Chữ thập Đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ đang ốm tại một bệnh viện. Trong ngày này, buổi học thường kết thúc sớm và các học sinh sinh viên thường tặng cho thầy cô của mình những bông hoa cẩm chướng xinh đẹp. Một số trường cho thầy cô và học sinh nghỉ vào ngày này vì họ không muốn thấy hiện tượng các học trò tặng/hối lộ thầy cô bằng những món quà quá đắt tiền. Một số trường khác lại tổ chức các chuyến đi chơi xa cho các thầy cô giáo.


Brazil

Một sắc lệnh điều chỉnh các trường tiểu học ở Brazil. Lễ kỷ niệm nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc và ngày 15 tháng 10 năm 1963 được chính thức xem là ngày Nhà giáo Brazil.

Chi Lê

Năm 1975, ngày 10 tháng 12 được chọn làm ngày Nhà giáo vì nhà thơ Chile Gabriela Mistrall đoạt Giải Nobel vào ngày này năm 1945. Tuy nhiên đến năm 1977, ngày Nhà giáo lại là ngày 16 tháng 10, ngày mà trường Cao đẳng Sư phạm Chile (Colegio de Profesores de Chile) được thành lập.

Cộng hòa Séc

Ngày 28/3 hàng năm, là ngày nhà giáo của Cộng hòa Séc. Đây là ngày sinh của Comenius. Thông thường thì không có hoạt động hay buổi lễ gì đặc biệt trong ngày Nhà giáo của Cộng hòa Séc, nhưng các thầy cô giáo cũng tặng quà cho nhau trong ngày này.

Ngày 14/11 được coi là ngày Nhà giáo hay còn gọi là ngày Giáo dục quốc gia Ba Lan. Vào ngày này năm 1773, vua Ba Lan Stanisoaw Poniatowski đã thành lập Ủy ban Giáo dục Quốc gia.

Iran

Tại Iran, ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 2/5. Lý do lựa chọn ngày này để tưởng niệm vụ ám sát giáo sư Iran Ayatollah Morteza Motahhari. Giáo sư này không chỉ đóng góp rất lớn cho ngành Giáo dục mà còn là một nhà văn nổi tiếng của Iran. (Ảnh: RadioFarda)

Kể từ năm 1915, Argentina tổ chức Ngày Nhà giáo vào 11/9, là ngày mất của Domingo Faustino Sarmiento - một chính khách, nhà giáo dục, nhà văn và là Tổng thống Argentina (1868-1874). Với tư cách là Tổng thống, ông thiết lập nền tảng cho nhà nước Argentina bằng việc phát triển hệ thống giáo dục quốc gia, thúc đẩy thương mại và nông nghiệp, khuyến khích giao thông và truyền thông.

Ấn Độ

Ấn Độ chọn ngày 5/9 để dành cho những người làm trong ngành giáo dục sự kính trọng và biết ơn với họ. Trong ngày lễ này, mặc dù thầy cô giáo và học sinh sinh viên vẫn đến trường nhưng các hoạt động học tập trong trường lớp được thay thế bằng các buổi lễ kỷ niệm và các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh sinh viên đối với giáo viên. Ngày này có nguồn gốc từ ngày sinh của Thủ tướng thứ 2 của Ấn Độ - Sarvepalli Radhakrishnan, một tiến sỹ triết học. (Ảnh: Callofthevedas)

Thái Lan

Ngày nhà giáo Thái Lan được tổ chức vào 16/1. Trong ngày này, tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học và tổ chức mít-tinh, biểu diễn văn nghệ chào mừng. Đặc biệt, nhiều trường phổ thông còn tổ chức những buổi lễ kỷ niệm đậm màu sắc tôn giáo, các nhà sư sẽ cầu nguyện cho toàn thể giáo viên và học sinh dâng hoa lên những người thầy của mình.

Mỹ

Tại Mỹ, tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association - NEA) chọn ngày 6/5 hàng năm để tôn vinh những người làm công việc giáo dục và đào tạo tại đất nước này. Thậm chí, tuần lễ xuất hiện ngày 6/5 cũng được coi là Tuần Nhà giáo Hoa Kỳ. Quốc hội Hòa Kỳ từng tổ chức một lễ kỷ niệm dành cho các thầy cô vào ngày 7/3/1980, nhưng về sau, NEA quyết định dời ngày này qua tháng 5. Vào ngày này, các học sinh và sinh viên thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô bằng việc tặng thầy cô các món quà kỷ niệm.

Học sinh sinh viên thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô trong ngày này bằng việc tặng thầy cô các món quà kỷ niệm. Tổ chức giáo dục Liên bang (National Education Association - NEA), miêu tả ngày Nhà giáo là "ngày tôn vinh các giáo viên và các đóng góp của họ cho cuộc sống của chúng ta".

Vào ngày 7/9/1976, bang Massachusetts đã quyết định ngày 11/9 là ngày Nhà giáo của bang. Trên thực tế, ngày Nhà giáo của bang thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Sáu, và tuần lễ chứa ngày này lại là Tuần Nhà giáo của bang.

Hồng Kong

Trước sự kiện Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, Ngày Nhà giáo được tổ chức vào ngày 28/9 theo truyền thống của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1950. Sau khi được trao trả về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1997, Hồng Kông tổ chức ngày Nhà giáo cùng thời điểm với CHND Trung Hoa.

Thổ Nhĩ Kỳ

Lãnh tụ Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Atatürk cho rằng thế hệ mới sẽ được tạo ra bởi các thầy cô giáo. Đồng thời Atatürk còn được người dân Thổ tôn vinh là Người thầy đầu tiên (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Başöğretmen) do ông đã có công lớn trong việc tạo ra bảng chữ cái mới cho nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1923. Ngày 24/11 được coi là ngày của các thầy cô giáo ở Thổ Nhĩ Kì.


Nga

Trong giai đoạn 1965- 1994, ngày Nhà giáo Nga được kỷ niệm vào chủ nhật đầu tiên của tháng 10. Bắt đầu từ năm 1994, Nga chọn ngày 5/10 - ngày Nhà giáo thế giới để làm ngày tôn vinh cho các thầy cô tại Nga.

Vào ngày này, các trường tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn văn nghệ để chào mừng, học sinh hào hứng tham gia vào các vở kịch hay các điệu nhảy. Một số địa phương còn tổ chức trao các giải thưởng cho giáo viên. Ở cấp độ cá nhân, nhiều học sinh chọn cách viết thư gửi các thầy cô hiện tại hoặc các thầy cô giáo cũ để bày tỏ lòng biết ơn.

Ấn Độ

Bắt đầu từ năm 1962, Ấn Độ đã chọn ngày 5/9, theo sinh nhật vị thủ tướng thứ hai của đất nước - tiến sĩ triết học Sarvepalli Radhakrishnan (1888 -1975), làm ngày tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục. Trong ngày này, học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo vẫn đến trường nhưng các hoạt động học tập được thay thế bằng các lễ kỷ niệm cũng như các hoạt động thăm hỏi, cảm ơn của học sinh, sinh viên đối với người đã dạy dỗ mình.

Theo Đỗ Hợp/Tiền phong

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.

Tin khác

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

LNV - Tối ngày 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025". Sự kiện diễn ra nhằm hưởng ứng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo - những “chiến sĩ" thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

LNV - Vượt qua 33 thí sinh, Nam vương Vishmitha Divyanja (Sri Lanka) và Hoa hậu Mildred Esmith Rincon (Canada) đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025.
Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

LNV - “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Đầu tư và quan tâm đến thiếu nhi là sự đầu tư thông minh cho tương lai. Song hiện nay, văn học thiếu nhi đang đứng trước những thách thức lớn bởi sức hút và cám dỗ của rất nhiều loại hình giải trí khiến các em - và cả người lớn - không mặn mà với văn hóa đọc. Điều này đòi hỏi các nhà văn phải đổi mới chính mình để viết hay, hấp dẫn hơn nữa; cần gần gũi, giao lưu với thiếu nhi nhiều hơn để nắm bắt đúng và trúng nguyện vọng của các em, để nuôi dưỡng cảm xúc, viết ra những tác phẩm các em hứng thú. Muốn vậy, nhà văn cần viết bằng cái nhìn và trái tim trẻ thơ nhưng với trí tuệ của nhà thông thái.” (Nguyễn Thị Thiện).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

LNV - Ngày 26/6/2025, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định công nhận Làng nghề trồng cây hoa đào thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Gia Lâm. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực giữ gìn và phát triển một nghề đặc trưng của địa phương, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm đặc sản và văn hóa Tết cổ truyền.
Giao diện di động