Bộ Công Thương: Đẩy mạnh kết nối cung cầu nông sản miền núi
Hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản địa phương đã được Bộ Công Thương quan tâm và đẩy mạnh từ khi có Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động 2009. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều đề án, chương trình cụ thể và giao cho Bộ Công Thương thực hiện rất nhiều hoạt động hiệu quả, trong đó có hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản. Thời gian qua, hoạt động này đã thu được nhiều kết quả như giúp tiêu thụ cho những tỉnh có sản lượng nông sản lớn như Bắc Giang, Bình Thuận, Quảng Ninh, Sơn La...
Các chương trình cụ thể có thể kể đến là Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, với giải pháp quan trọng là triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn từ 2014-2020, hiện nay là giai đoạn 2021-2025, trong đó hoạt động kết nối cung cầu là một trong những hoạt động quan trọng nhất được triển khai từ tuyến địa phương, cụ thể là các Sở Công Thương cho đến các hiệp hội, ngành hàng, ngành nghề, các tổ chức hiệp hội và các doanh nghiệp.
Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cũng chia sẻ, dựa vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia từ 2010-2020, hiện nay cũng đã được chính phủ phê duyệt tiếp giai đoạn 10 năm tới, trong đó, hoạt động kết nối cung cầu cả về online và offline đã được triển khai rất tốt, không chỉ tại thị trường trong nước mà còn kết nối online để đưa ra nước ngoài những mặt hàng nông sản để tiếp tục thu về kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
Chương trình thứ 3 Bộ Công Thương đã triển khai rất tích cực là lồng ghép việc tiêu thụ nông sản, kết nối để đưa vào các chương trình bình ổn thị trường của các tỉnh, thành phố. Thời gian qua, đã có hơn 50 tỉnh, thành phố triển khai được chương trình kết nối cung cầu này, để đưa hàng nông sản đến với các thị trường lớn.
Thêm vào đó, chương trình phát triển thương mại ở biên giới, miền núi, hải đảo đã được phê duyệt ở giai đoạn trước và giai đoạn 10 năm tiếp theo, để làm sao thu hẹp khoảng cách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở các khu vực khó khăn này.
Một chương trình mà Bộ Công Thương lồng ghép thêm là chương trình an toàn thực phẩm, đưa những nông sản an toàn thực phẩm của các tỉnh miền núi, hải đảo vào những hệ thống phân phối hiện đại trong nước cũng như đi xuất khẩu. Qua đó, nhiều nhóm hàng nông sản đã được hỗ trợ tiêu thụ.
Những năm gần đây, nhờ có Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới với chương trình phát triển hàng hóa OCOP thì Bộ Công Thương đã rất tích cực kết nối hàng hóa đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5 sao đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại, các sàn thương mại điện tử để đưa đến các thị trường khó tính ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, những năm qua, thương mại điện tử đã có bước tiến vượt bậc, khi dịch Covid-19 bùng nổ vẫn tiếp tục hỗ trợ tiêu thụ được nông sản khi mà các chợ truyền thống, hay trung tâm thương mại, siêu thị gặp nhiều khó khăn trong chống dịch.
Bộ Công Thương hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang
Giai đoạn mới, Chính phủ đã quan tâm và phê duyệt được hai đề án mới sẽ hỗ trợ tiêu thụ nông sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2030, trong đó hoạt động kết nối cung cầu nông sản sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn đến năm 2030. Trong đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc và đặc biệt là khu vực miền núi.
“Đây là các chương trình, cơ chế chính sách rất quan trọng, là bản lề, là khung để các địa phương bám sát vào đó hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các vùng khó khăn nhất” – bà Lê Việt Nga chia sẻ.
Kết quả là thời gian vừa qua, hàng triệu tấn nông sản đã được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể như tỉnh Bắc Giang, địa phương đã tiêu thụ được hàng trăm nghìn tấn vải thiều trong tình huống khó khăn nhất, kể cả dịch bệnh cũng như tình huống đóng biên biên giới khi đường tiểu ngạch đi khó khăn.
Vai trò đặc biệt của doanh nghiệp
Từ một hoạt động do Bộ Công Thương triển khai với sự vào cuộc của một vài doanh nghiệp bán lẻ quen thuộc, đến nay, hoạt động kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản nói chung và nông sản miền núi nói riêng đã được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước, cả trực tiếp và trực tuyến cùng tham gia.
Bà Lê Việt Nga đánh giá, qua thời gian triển khai, Bộ Công Thương nhận thấy vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ nông sản là định hướng được tín hiệu thị trường cho các địa phương cũng như hỗ trợ nông dân, hợp tác xã sản xuất ra mặt hàng nông sản, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, làm thế nào để bảo quản được hàng hoá đi được xa nhất và ít bị hư hao tổn thất nhất.
Thứ hai, doanh nghiệp có kiến thức rất tốt về quản trị doanh nghiệp, về quản trị chuỗi cung ứng, vì vậy đã đưa được hàng hoá đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý, chất lượng tốt nhất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng là nhà tập huấn tốt nhất cho nông dân và hợp tác xã biết được phải sản xuất hàng hoá như thế nào sẽ bán được tốt hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam và mang đi xuất khẩu. Ngoài ra, cũng chính các doanh nghiệp mới có kỹ năng và khả năng truyền thông tốt nhất đến người tiêu dùng, tới các địa phương, cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng là lực lượng quan trọng nhất để tạo ra những hệ thống phân phối của thị trường trong nước đối với mặt hàng nông sản trong khuôn khổ triển khai các chương trình đề án cấp quốc gia mà Bộ Công Thương chịu trách nhiệm. Theo đó, Bộ Công Thương đã đồng hành với nhiều địa phương tổ chức nhiều sự kiện để tiêu thụ và giới thiệu văn hoá cũng như mặt hàng nông sản gắn với bản sắc của từng vùng miền, gắn với văn hoá của đồng bào dân tộc. Đặc biệt là các sản phẩm OCOP gắn với đặc trưng của các vùng miền.
Nông sản miền núi đã được tiêu thụ rất nhiều ở khu vực thành phố nhờ hoạt động kết nối cung cầu
“Chúng ta cũng thấy rất nhiều lễ hội xoài, nhãn, vải, cá sông Đà được tổ chức thành công trong các hệ thống bán lẻ như Saigon Coop, Winmart, MM Mega Market và rất nhiều hệ thống khác. Nhờ vậy người tiêu dùng đã biết được văn hoá như lịch sử, xuất xứ của các hàng hoá mà họ được tiếp cận. Đó là cách kích cầu rất tốt đối với thị trường trong nước cũng như giới thiệu trên các kênh quốc tế để người tiêu dùng quốc tế có thể tiếp cận, thúc đẩy xuất khẩu qua kênh của các thương vụ chúng ta tổ chức ở nước ngoài. Nhiều siêu thị còn có thêm một sứ mệnh mới là mang hàng Việt Nam đến những hệ thống của họ ở nước ngoài. Theo đó, vai trò của doanh nghiệp hết sức quan trọng trong việc kết nối, thu mua, quảng bá, thông tin đến người tiêu dùng sản phẩm hàng hoá để tiêu thụ, trong đó có hàng hoá nông sản” – bà Nga đánh giá.
9 chương trình cho giai đoạn tới
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung hai chương trình gắn kết chặt chẽ với đồng bào dân tộc, miền đó là Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản đến năm 2030; Thực hiện nhóm nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu Quốc gia đó là Hỗ trợ phát triển tiêu thụ hàng hoá cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo đó, sẽ có nhóm giải pháp để hỗ trợ kết nối cung cầu đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản vùng đồng bào dân tộc và miền núi; xây dựng hệ thống phân phối bài bản, thường xuyên liên tục, có tính điều phối vùng miền. Ngoài ra, chúng tôi sẽ xây dựng các mô hình hỗ trợ đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm tới hệ thống phân phối của Bưu điện Việt Nam. Hiện, với mạng lưới gần hàng chục nghìn điểm bưu điện đang trở thành điểm cung ứng hàng hoá thiết yếu và chúng tôi mong muốn mạng lưới này còn là điểm thu mua nông sản các địa phương để mang về cho các địa bàn khác.
Bên cạnh kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng, Bộ Công Thương còn tập trung vào điểm mới đó là kết nối cho doanh nghiệp phân phối, đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, vai trò quan trọng của hệ thống phân phối truyến thống với 2 triệu tiểu thương nằm trong 8.500 chợ truyền thống, trong đó có hơn 100 chợ truyền thống là chợ đầu mối phân phối nông sản; 1,4 triệu hệ thống cửa hàng tạp hoá có thể huy động để phân phối hàng hoá nông sản. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các đối tượng này để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nông sản có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ.
Phương Lan/Báo CT
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa
09:10 | 05/12/2024 Xúc tiến thương mại
Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 | 11/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
10:59 | 23/08/2024 Xúc tiến thương mại
Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại
09:52 | 02/07/2024 Xúc tiến thương mại
Tin khác
Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh
09:05 | 31/05/2024 Xúc tiến thương mại
Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024
14:59 | 06/05/2024 Xúc tiến thương mại
Hoài ân (Bình Định): Tổ chức Ngày hội nông sản
08:00 | 30/04/2024 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
22:42 | 16/04/2024 Xúc tiến thương mại
Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”
09:53 | 08/04/2024 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”
13:51 | 17/11/2023 Xúc tiến thương mại
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”
15:31 | 14/11/2023 Xúc tiến thương mại
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
08:50 | 17/10/2023 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô
20:17 | 28/09/2023 Xúc tiến thương mại
Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô
10:48 | 14/09/2023 Xúc tiến thương mại
Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1
11:04 | 28/08/2023 Xúc tiến thương mại
Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản
10:32 | 21/08/2023 Xúc tiến thương mại
Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa
10:00 | 31/07/2023 Xúc tiến thương mại
Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ
17:44 | 22/07/2023 Xúc tiến thương mại
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
08:54 | 23/05/2023 OCOP
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức