Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch năm 2565 trên tinh thần thực hiện đúng quy định phòng chống Đại dịch COVID-19

LNV - Chiều ngày 13/5/2021, đồng chí Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã đến thăm Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định nhân dịp Đại lễ Phật Đản Phật lịch năm 2565, Dương lịch năm 2021 (PL. 2565 - DL. 2021).
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long trân trọng cảm ơn những đóng góp tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, các vị Đại đức, Thượng tọa và những Tăng ni, Phật tử đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đồng thời gửi lời chúc mừng cộng đồng phật giáo tỉnh nhân dịp Đại lễ Phật Đản PL. 2565 - DL. 2021.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long nhấn mạnh, thời gian qua mặc dù phải chịu nhiều áp lực của Đại dịch COVID-19 gây ra nhưng với sự nỗ lực, sự chung sức đồng lòng, Đảng bộ, Chính quyền, Doanh nghiệp và Nhân dân toàn tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kép vừa chống dịch hiệu quả, kiểm soát tốt tình hình và giữ vững địa bàn, chăm lo bảo vệ an toàn đời sống của nhân dân, tổ chức thành công nhiều sự kiện trọng đại vừa ổn định kinh kế xã hội, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long trân trọng cảm ơn những đóng góp tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua


Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tăng cường hợp tác, liên kết, chủ động phát huy lợi thế và nội lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhờ đó nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thuộc nhóm khá của cả nước; đồng thời, an ninh chính trị ổn định và trật tự xã hội được đảm bảo. Trong giai đoạn 2015-2020, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 6,4%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Trong năm 2020, cũng như các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Bình Định tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội; với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các ngành, các cấp và nhân dân địa phương, tỉnh Bình Định đã thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có người mắc bệnh COVID-19; tổng sản phẩm địa phương năm 2020 tăng 3,61% (cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cao hơn mức bình quân cả nước (cả nước tăng trưởng 2,91%)); công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện; dịch vụ - du lịch vẫn đạt mức tăng trưởng dương; thu ngân sách đạt khoảng 13.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD; hàng hóa thông qua cảng biển đạt 13 triệu tấn; Bình Định là một trong những tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đứng đầu cả nước.

Quý I/2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở một số địa phương trong cả nước, tỉnh Bình Định đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, kiên quyết không để dịch xâm nhập vào tỉnh; tăng cường thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, phục hồi nền kinh tế; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 3,5%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 12.500 tỷ đồng, tăng 7,06% so với cùng kỳ; hoạt động thương mại, dịch vụ có tốc độ tăng khá; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 283 triệu USD, đạt 24,6% so với kế hoạch (1.150 triệu USD), tăng 6,5% so với cùng kỳ; hàng hóa thông qua cảng biển đạt 3 triệu TTQ, tăng 6,4% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trong quý I là 3.399 tỷ đồng, đạt 32,2% dự toán năm và tăng 30,8% so với cùng kỳ.

Trong kết quả chung này, có nhiều đóng góp đầy trách nhiệm, hiệu quả của Đại đức, Thượng tọa và đông đảo Tăng ni, Phật tử trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực miền Trung. Việc phát triển kinh tế của tỉnh tập trung vào 5 trụ cột tăng trưởng (Phát triển công nghiệp; Du lịch; Dịch vụ cảng và logistics, bao gồm cảng biển và cảng hàng không; Phát triển nông, lâm nghiệp - thủy sản dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng; Phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa) và 3 khâu đột phá (Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Bình Định; Thứ hai, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của tỉnh, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao; thực hiện chính sách thu hút lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Thứ ba, tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông cho vùng phía Bắc tỉnh nhằm thúc đẩy cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh).

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long mong muốn trong thời gian tới, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định, các tăng ni, phật tử tiếp tục phát huy tính tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, tổ chức các phong trào hoạt động ý nghĩa chung tay xây dựng tỉnh Bình Định giàu đẹp, hiện đại, nhân dân ấm no hạnh phúc.


Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long cũng thông tin thêm về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong số các ứng viên tham gia ứng cử sẽ có nhiều đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Nguyễn Phi Long mong muốn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định quan tâm, hướng dẫn Phật tử tham gia bầu cử, bầu những người “đủ đức đủ tài” đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, để ngày bầu cử 23/5/2021 thực sự là ngày hội của toàn dân.

Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo; Trưởng Ban trị sự kiêm Trưởng Ban Tân sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định đã cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương đối với Giáo hội,


Nhân dịp chuyến thăm của đồng chí Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, Hòa thượng Thích Nguyên Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo; Trưởng Ban trị sự kiêm Trưởng Ban Tân sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định hứa xẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của đạo phật, tích cực vận động tăng ni, phật tử sống tốt đời đẹp đạo; chấp hành tốt đường lối chủ trưởng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch năm 2565 trên tinh thần thực hiện đúng quy định phòng chống Đại dịch COVID-19 và thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; tuyên truyền vận động tăng ni, tín đồ phật tử hăng hái tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội kóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp sắp tới./.

Tin, ảnh: Ngọc Châu - Văn Toại

Tin liên quan

Tin mới hơn

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025, sáng 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”.
Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

LNV - Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.
“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930-28/3/2025) và 50 năm ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật, nhóm Đà Nẵng Tui, Hội Mỹ thuật Đà Nẵng và các nghệ sĩ tài năng đã tổ chức Lễ khai mạc Không gian sáng tạo nghệ thuật “Đà Nẵng trong Tôi” vào chiều ngày 27/3/2025 tại Công viên Biển Đông.
Mùa hoa gạo

Mùa hoa gạo

LNV - Những ngày tháng ba ấm áp, những khoảnh khắc bên quán nhỏ ven đê, tận hưởng màu sắc tuyệt vời của hoa gạo. Cây gạo đầu làng hay cuối làng không chỉ là cây chứng nhân mà còn là dấu vết của quê hương, dẫn lối trở về. Mỗi bông hoa đỏ níu chân người, hòa mình trong kí ức ấu thơ.
Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

LNV - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Ba Vì, TP Hà Nội hiện có 15.780 hội viên, sinh hoạt ở 39 tổ chức Hội cơ sở gồm 212 Chi hội, là đơn vị có số hội viên đông nhất Thành phố. 5 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành hội, sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì, Hội CCB huyện Ba Vì đã tích cực chủ động xây dựng và triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua " Cựu chiến binh gương mẫu" giai đoạn 2019 -2024, và các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của địa phương.
Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Phù điêu Kala núi Bà có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là di vật đạt đỉnh cao kỹ thuật tạo tác và nghệ thuật điêu khắc của văn hóa Chăm hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của một bảo vật Quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là bảo vật Quốc gia trong năm 2024.

Tin khác

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước

Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình cùng Thủ đô và đất nước

LNV - Với sự chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, giám sát của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. UBND quận Cầu Giấy đã tập trung triển khai toàn diện các mặt công tác năm 2024 với nhiều giải pháp cụ thể, sát thực nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao

Hòa Bình: Đón Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao

LNV - UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đình Sấu, xã Thanh Cao.
Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ chủ đề “Bình Định 50 năm xây dựng và phát triển”.
Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách

Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách

LNV - Từ sự tinh tế của ẩm thực cung đình đến sự mộc mạc trong món ăn dân gian, ẩm thực Huế mang trong mình sự giao thoa độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, làm say lòng thực khách khắp nơi. Từng món ăn là một trải nghiệm văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nơi mỗi hương vị đều kể một câu chuyện về cố đô Huế.
Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

LNV - Không đơn thuần chỉ là không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, tương tác và thực hành nghệ thuật phong phú.
Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

LNV - Trong dòng chảy của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hóa đang dần trở thành một trong những nhóm ngành quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những phương cách phát triển sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, tạo hiệu ứng tốt để phát triển kinh tế. Trong đó, các làng nghề truyền thống có thể được xem như những “viên ngọc quý” cần được mài giũa và phát huy hiệu quả.
Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 –  Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

LNV - Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 diễn ra từ ngày 1/3 - 31/3/2025 là sự kiện văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam cũng như lan tỏa tình yêu dành cho trang phục truyền thống. Với chủ đề “Áo dài – Tinh hoa hội tụ”, lễ hội không chỉ mang đến những chương trình nghệ thuật đặc sắc mà còn giúp kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh áo dài đến với bạn bè quốc tế.
Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì

LNV - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ làm nghề nông nghiệp, không có ai hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, song ngay từ nhỏ Chu Văn Minh (SN 1984) ở thôn Chu Mật, xã Thái Hòa, Ba Vì, Hà Nội đã yêu thích âm nhạc.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

LNV - Tối 19/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Liên hoan lần này có 734 tác phẩm dự thi của 100 đơn vị hoạt động truyền hình trên cả nước.
Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

LNV - Sáng ngày 13/3, tại đình làng Đinh Xuyên tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống với ý nghĩa gìn giữ và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng cùng với nhiều hoạt động nghi lễ đặc sắc.
Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên”, thời gian qua những thiên sứ áo xanh tình nguyện hăng hái lên đường đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số sửa chữa, xây dựng nhà mới để góp sức cùng tỉnh Bình Định xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025), tỉnh Bình Định sẽ bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp tại thành phố Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc trao tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên Huân chương Lao động hạng Nhất vì những đóng góp x
Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ

LNV - Mỗi năm, doanh thu đến từ các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đạt hơn 1 tỷ USD, đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức cạnh tranh thị trường ngày càng tăng cao với sự góp mặt của hàng hóa ngoại nhập thì việc tìm hướng đi mới phù hợp xu thế hiện đại là hành động cấp thiết để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống của Thành phố, trong đó có nghề rèn tại làng Đa Sỹ.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Giao diện di động