Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Long trọng khánh thành công trình Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

LNV – Sáng nay, 11/10, tại địa danh Dốc Sáo thuộc thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Tham dự buổi lễ khánh thành có: đồng chí Lê Minh Khải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; đồng chí Lê Diễn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông; đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Ban Chấp hàng Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo và nguyên là lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể; các nhà tài trợ; đơn vị thiết kế; đơn vị thi công; các cơ quan truyền thông Trung ương và địa phương.


Lễ cắt băng khánh thành công trình.


Công trình Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có ý nghĩa thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 – 1868) tên thật là Nguyễn Văn Lịch, khi tham gia nghĩa quân thường được gọi là Quản Chơn, Quản Lịch. Ông sinh năm Mậu Tuất (1838), tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An); nguyên quán ở xóm Lưới, làng Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Nguyễn Trung Trực nổi tiếng giỏi võ từ nhỏ, cương trực, nghĩa hiệp, giàu lòng yêu nước, thương dân. Ông là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Nam bộ, đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh oanh liệt, trong đó có hai chiến công vang dội: Đốt cháy và làm chìm tàu L'Espérance (tàu “Hy vọng”) trên vàm Nhựt Tảo năm 1861 và tiêu diệt đồn lũy đầu não của giặc Pháp ngay tại tỉnh lỵ Rạch Giá năm 1868. Khi ông bị giặc Pháp bắt, giặc Pháp tìm mọi cách thuyết phục, dụ dỗ, chiêu hàng nhưng không thành công. Cuối cùng chúng đã tra trấn dã man và xử chém ông vào ngày 27 tháng 10 năm 1868 (nhằm ngày 12 tháng 9 năm Mậu Thìn).

Ý chí đấu tranh anh dũng và sự hy sinh bất khuất của ông là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc với câu nói bất hủ: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.


Ông Hồ Quốc Dũng chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi lễ.


Có được công trình Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hoàn chỉnh như hôm nay, thay mặt lãnh đạo tỉnh tôi đánh giá cao những đóng góp trong thời gian qua của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã tích cực tham gia tài trợ xây dựng một số công trình trên địa bàn tỉnh như: Nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Ngô Mây, Trường tiểu học số 2 Cát Thắng và lần này là nhà tài tợ chính cùng các nhà tài trợ liên quan đồng hành xây dựng. Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Mong rằng, trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm hợp tác, hỗ trợ và đồng hành của quý Công ty trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương”. Ông Hồ Quốc Dũng chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ khánh thành, ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phát biểu: “Công lao của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có ý nghĩa to lớn với quê hương tỉnh Bình Định, vì lẽ đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh có chủ trương và giao nhiệm vụ Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các Sở ban ngành liên quan cùng với đơn vị tư vấn thiết kế, nhà tài trợ (Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả) khẩn trương lập, hoàn thiện thiết kế, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thi công xây dựng. Công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước của quê hương”.

Công trình chính thức khởi công xây dựng từ ngày 09/5/2020 với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng từ nguồn kinh phí tài trợ của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo cả và các đơn vị liên quan. Theo kế hoạch phê duyệt đảm bảo hoàn thành trước ngày 15/10/2020.

Mặc dù điều kiện vô cùng khẩn trương và cấp bách về thời gian, công trình có nhiều khó khăn do đặc thù về kiến trúc mỹ thuật, bên cạnh đó khó khăn về mặt bằng thi công do vướng trong công tác giải phóng mặt bằng. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Sở Văn hóa và Thể thao cùng với đơn vị tư vấn thiết kế, nhà tài trợ phối hợp với các Ban ngành liên quan (đặc biệt là sự quan tâm phối hợp của Ban QLKKT tỉnh, UBND huyện Phù Cát và xã Cát Hải) đã khắc phục khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, cùng với nhà tài trợ, nỗ lực thi công trong điều kiện dịch covid-19 bùng phát, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường. Đến nay, công trình cơ bản hoàn thành các hạng mục theo thiết kế được duyệt.

Trong thời gian 05 tháng triển khai xây dựng với tinh thần khẩn trương, đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành theo kế hoạch và tiến độ đề ra.

Công trình Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực xây dựng trên khu đất rộng 1,2 hecta, tại địa điểm: Dốc Sáo, thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định theo lối kiến trúc cổ. Gồm các hạng mục: Sân đậu xe, tường rào, cổng tam quan, nhà quản lý, nhà soạn lễ, bức bình phong, nhà vọng cảnh, nhà bia, sân hành lễ, sân và đường nội bộ; Đền thờ…kết nối hài hòa tạo nên 01 quy mô trang trọng cho khu Đền thờ. Công trình càng được nâng cao giá trị khi có thế “tọa sơn ngọa thủy”, phía sau và bên hông được bao bọc bởi dãy núi với những khối đá lớn, trước mặt là bãi biển đẹp.

Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sẽ là nơi tưởng nhớ, tri ân công đức của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Để công trình phát huy hiệu quả, đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Bình Định sẽ phối hợp với các ngành, địa phương liên quan có kế hoạch đề án quản lý, khai thác và phát huy công trình một cách hiệu quả, thiết thực, gắn kết với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phù Cát nói riêng, qua đó hình thành điểm đến có ý nghĩa với du khách gần xa đồng thời cũng góp phần giáo dục phát huy truyền thống kiên cường yêu nước, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Tin và ảnh: Ngọc Châu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

LNV - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành du lịch Thủ đô đã đón được hơn 875.000 lượt khách, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Trên hành trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Định, ẩm thực là một phần không thể thiếu, bởi món ăn không chỉ làm say lòng người, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người Bình Định.
Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Tuy Phước có thể xem là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn kế hoạch 1 tháng, đúng dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

LNV - Tối 24/4, đêm Đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025 với chủ đề “Viễn Nguyên” chính thức diễn ra tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đêm đại nhạc hội thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.

Tin khác

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

LNV - Cựu chiến binh Đinh Vượng - thiếu tá, nguyên Trợ lý tuyên huấn của Lữ đoàn pháo Bông Lau anh hùng kể lại cho chúng tôi nghe về trận pháo kích cuối cùng vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày toàn thắng 30/4/1975.
Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ "Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân" của tác giả Tiên Sa
Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

LNV - Đại tá Đào Quang Đới, chạm ngưỡng 75, nhưng tác phong nhanh nhẹn, gương mặt tươi tắn, toát lên nét thanh tú của thời trai trẻ. Qua trò chuyện mới biết, gần 40 năm phục vụ quân đội, trong đó có 24 năm ông là lính Sư đoàn 324, từng tham gia chiến đấu trên đồi A Bia - trận đánh thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển Lầu Năm Góc. Đào Quang Đới 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Chiến sỹ Quyết thắng, cùng nhiều Huân, Huy chương các loại...
Người giữ hồn Tây Nguyên

Người giữ hồn Tây Nguyên

LNV - “Người giữ hồn Tây Nguyên” là biệt danh nhiều người đặt cho ông Nguyễn Văn Hải, một nhà sưu tập cổ vật văn hoá vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Cuộc đời người đàn ông này gắn liền với những hành trình khám phá, đam mê tìm kiếm và lưu giữ nhiều bộ sưu tập mang đậm giá trị lịch sử vùng đất Tây Nguyên huyền bí.
Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

LNV - Cây cọ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phú Thọ. Món cơm nắm lá cọ cũng là một đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.
Thơ người Làng nghề

Thơ người Làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ nhân dịp ky niệm 50 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn huyện Vân Canh có 419 hộ gia đình xây dựng sửa chữa nhà ở. Đến nay, 100% hộ gia đình khởi công xây dựng, 230 nhà đã xây dựng hoàn thành. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

LNV - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) ra đời như một lát cắt lịch sử nhắc về năm tháng chiến đấu hào hùng của quân dân vùng đất Củ Chi. Xây đắp từ những khung cảnh ngột ngạt dưới lòng đất, bộ phim đã cho thấy nhiều nỗi đau chưa được lắng nghe, có cả những cái tôi đau đớn chưa được vỗ về trên nền chiến tranh đầy khốc liệt.
Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

LNV - Trong không khí lắng đọng giữa những ngày tháng Tư lịch sử, một buổi ra mắt thơ đặc biệt của Đại tá, thương binh Lê Sỹ Thái - người được Nhà nước phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” năm 19 tuổi làm tôi nể, phục. Tập thơ “Lục bát tôi say” được tổ chức ra mắt và giới thiệu, tọa đàm tại Hội trường UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong buổi sáng ngày 19/4/2025 trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, đồng đội, người thân và người yêu thơ.
Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

LNV - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ

LNV - Chương trình quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân sự kiện “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025”, sẽ diễn ra tại thành phố Milan (Italia) ngày 6/5, Geneve (Thụy Sỹ) ngày 8/5 và Paris (Pháp) ngày 12/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

LNV - Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến ngày 12/5/2025.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

LNV - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn (NNNT) thành một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Giao diện di động