Ăn ốc có tốt không?
Magie
Ăn ốc có tác dụng gì? Trong 85g ốc chứa khoảng 212mg magie, cung cấp đến 68% lượng magie khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ và 53% lượng khuyến cáo cho đàn ông trưởng thành.
Magie hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, làm xương và răng chắc khỏe, tham gia điều hòa các dưỡng chất như canxi, kali, kẽm và vitamin D. Nếu chế độ ăn uống thiếu những thực phẩm giàu magie, bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh đái tháo đường, loãng xương, tăng huyết áp và suy tim.
(Ảnh: ST)
Selen
Đàn ông và phụ nữ trưởng thành cần khoảng 55mcg selen mỗi ngày. Một khẩu phần ăn 85g ốc có chứa 23,3mcg selen, tương đương 42% nhu cầu cần thiết hàng ngày. Vai trò chính của selen trong cơ thể là một phần của enzyme selenoprotein, giúp hỗ trợ chức năng hệ thống nội tiết và miễn dịch. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, ức chế khả năng gây tổn hại ADN của các gốc tự do.
Bổ sung đủ selen sẽ có thể làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng tái phát. Nam giới nếu thiếu selen có nguy cơ bị giảm khả năng sinh sản. Đây là một trong những tác dụng của ốc mà bạn không thể bỏ qua.
Ốc có chất gì? Vitamin E
Mỗi 85g ốc cung cấp khoảng 4,25mcg vitamin E, chiếm 28% nhu cầu hàng ngày ở cả nam và nữ. Vitamin E đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa vitamin K, tổng hợp hồng cầu và bảo vệ tế bào trước tác hại của gốc tự do.
Những người thiếu vitamin E có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ bắp và gặp phải tình trạng giật hay cử động mắt bất thường. Họ cũng dễ phát triển nhiều vấn đề về gan hoặc thận. Do đó, việc ăn nhiều thực phẩm bổ sung vitamin E có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, ung thư, bệnh tim và rối loạn thần kinh như Alzheimer.
Phốt pho
Một khẩu phần 85g ốc thường chứa 231mg phốt pho, tương đương với 33% lượng phốt pho khuyến nghị hàng ngày cho người lớn. Phốt pho hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, duy trì mật độ xương và điều hòa các chất dinh dưỡng như i-ốt, kẽm. Ngoài ra, nó cũng cần thiết cho việc sản xuất ra ADN và ARN.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều phốt pho và quá ít canxi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương vì nồng độ phốt pho làm cản trở sự hấp thu canxi. Do đó, để cân bằng hai dưỡng chất này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và cung cấp phốt pho từ các thực phẩm sữa, thịt, cá tươi hay ngũ cốc. Tránh dùng đồ uống có ga và thực phẩm được chế biến sẵn chứa nhiều phụ gia có phosphat.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thịt ốc nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, còn ốc vặn chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein.
Trong khi đó, theo quan niệm đông y, ốc được dùng để chữa vàng da, phù thũng, bệnh gan, thủy đậu, nhiễm trùng.
Dù ốc ngon nhưng chúng ta cần phải tránh những điều sau. Bởi chỉ cần sai một khâu trong khi chế biến cũng có thể khiến ốc thành “chất độc” lúc nào không hay biết.
Ngâm ốc quá lâu hoặc không sử dụng ngay
Ốc có thể sống khá lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Chính vì điều này, nhiều khi các bà nội trợ chủ quan không sử dụng ngay.
Thậm chí, nhiều người ngâm ốc quá lâu khiến chúng bị biến chất, một số con bị chết làm ảnh hưởng đến số lượng ốc còn lại. Điều này có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc khi sử dụng ốc chết, không đảm bảo vệ sinh.
Không làm sạch ốc trước khi chế biến
Các bà nội trợ cần chú ý, khi mua ốc về nhiều người thường có thói quen rửa luôn mà bỏ qua khâu ngâm ốc và làm sạch ốc trước khi chế biến. Ốc cũng như tất cả các loại động vật thân mềm khác đều sống gần bùn và có một lượng khá lớn các tạp chất trong cơ thể.
Để có thể làm sạch ốc nhanh chóng mà đảm bảo vệ sinh, bạn có thể ngâm ốc bằng nước vo gạo, nước dấm, nước muối pha chanh hoặc ớt để ốc nhả hết sạn bẩn. Cách làm này có thể loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong ốc mà không mất nhiều thời gian, ngoài ra, nó còn giúp làm sạch vỏ ốc cực nhanh.
Luộc ốc chưa chín kỹ
Thông thường, mỗi con ốc có thể chứa từ 3000 đến 6000 ký sinh trùng giun ống. Sau khi bị nhiễm vào cơ thể, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào não và gây ra căn bệnh viêm màng não nguy hiểm.
Do đó, nếu có thể mọi người không nên ăn ốc quá nhiều, nếu không hãy loại bỏ ngay những sai lầm chết người dưới đây khi ăn ốc.
Khi chế biến ốc, nhiều người chủ quan không chế biến kỹ khiến ốc còn sống hoặc chỉ chín tái, nhất là đối với các món hấp, xào.
Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi trong ốc có chứa rất nhiều các vi sinh vật và ký sinh trùng gây hại như giun, sán, thậm chí là đỉa nhỏ.
Các loại ký sinh trùng này rất khó tiêu diệt ở nhiệt độ thường mà chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian kéo dài khá lâu.
Nếu sử dụng ốc bị nhiễm ký sinh trùng, bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký dinh trùng gây nên.
Vì thế, bạn nên mua ốc còn sống về ngâm nước, vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến và luộc chín kỹ để tránh gặp phải những nguy hại khôn lường.
Sử dụng ốc chung với các loại thực phẩm chứa vitamin C
Một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải là sử dụng các loại hoa quả, thực phẩm chứa vitamin C chung với hải sản như ốc, tôm...
Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi chất dinh dưỡng có trong các loại hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành hợp chất có độc tương đương như amip asen (thạch tín).
Khi sử dụng chung hai loại thực phẩm này, bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Tuệ Minh (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 | 30/10/2024 Sức khỏe - Đời sống

Kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường
09:56 | 30/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 | 19/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
10:54 | 05/09/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm bổ sung canxi tốt cho sức khoẻ
09:51 | 22/08/2024 Sức khỏe - Đời sống

Nga tìm ra cách ngăn chặn sự phát triển của khối u não
14:02 | 07/08/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp cực kỳ hiệu quả
09:39 | 24/07/2024 Sức khỏe - Đời sống

Một số thực phẩm giúp kiểm soát huyết áp
12:04 | 25/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Bệnh viện đa khoa Vân Đình Khám bệnh và tặng quà cho gia đình chính sách, người có công
09:57 | 24/06/2024 Sức khỏe - Đời sống

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 Nghiên cứu trao đổi

Làng cói Kim Sơn
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu
14:24 Nông thôn mới