8x khởi nghiệp từ xơ mướp
Mướp khô khi được hái về, chuẩn bị giũ hạt, lột vỏ.
Năm 2013, sau khi trải qua nhiều công việc như trang trí nội thất, môi giới kinh doanh, Mạc Như Nhân (SN 1980, quê Gia Lai) bắt tay vào tìm tòi cách tận dụng xơ mướp để làm thành nhiều sản phẩm hữu ích.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề, anh bày tỏ: “Chỉ vì muốn tặng vợ một món quà nhưng tìm mãi không ưng được món nào nên mình về nhà tự tìm tòi rồi làm chiếc ví bằng xơ mướp. Không ngờ vợ mình rất thích thú với nó. Cô ấy hỏi mình tại sao không thử khởi nghiệp bằng ví xơ mướp này…”.
Thật ra, từ khi còn nhỏ, Nhân đã làm quen với xơ mướp vì anh thường phụ mẹ cắt xơ mướp làm đồ cọ nồi. Thấy những sợi xơ mướp đan vào nhau rất đẹp, anh liền nảy ra ý tưởng làm kẹp tóc bằng xơ mướp. Ban đầu, anh chỉ đem tặng những người thân quen. Về sau, nhiều người tỏ ra thích thú với chiếc kẹp lạ lùng này nên đặt anh làm...
Xơ mướp từ các nơi khác chuyển về, làm sạch và sấy khô.
Nhưng đó là chuyện trò chơi ngày nhỏ. Bước vào hành trình khởi nghiệp lại là chuyện khác. Kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham khảo không có, mọi người xung quanh không ủng hộ, Nhân gặp phải nhiều khó khăn: “Thật ra, đây là nghề mình nghĩ ra, các mặt hàng mẫu mã đều do mình chọn nên không có công cụ máy móc hỗ trợ, động vào cái gì cũng khó. Mình mới bắt đầu sản xuất nên sản phẩm chưa nhiều, mà làm ít thì đến cái tem nhãn họ cũng không chịu sản xuất cho mình. Phải năn nỉ, thuyết phục bằng mọi cách…”
Các sản phẩm hoàn thiện và được đưa ra thị trường bán.
Để có được nguồn nguyên liệu, Nhân thu mua xơ mướp từ tất cả mọi nơi ở miền Tây, Đà Lạt, Tây Nguyên… nhưng địa điểm chính vẫn là trên quê hương của mình, mảnh đất Gia Lai. “Tìm kiếm nguyên liệu là công đoạn khó nhất bởi một năm chỉ có một lần, lại là nguyên liệu tự nhiên nên rất khó kiểm soát”, Nhân chia sẻ.
Xơ mướp sau khi thu mua về sẽ được lột vỏ, giũ hạt và phân loại phù hợp với từng loại sản phẩm, sau đó ép ra, làm sạch, định hình và bắt đầu xử lí. Các công đoạn sản xuất đều được Nhân kiểm tra cẩn thận. Tùy vào mỗi sản phẩm mà thời gian làm cũng sẽ khác nhau.“Thường thì các mẫu ví như ví dài, ví cầm tay sẽ mất nhiều thời gian nhất, sau đó là các loại nhỏ như miếng rửa bát… Nhiều sản phẩm nhìn đơn giản nhưng thực ra lại đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật hơn mà chỉ có bắt tay vào làm rồi mới biết”, Nhân nói.
Vợ chồng anh Nhân - chủ cơ sở xơ mướp Vi Lâm.
Trước đây, cơ sở của Nhân sản xuất 100% sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhưng hiện tại, do sản phẩm thủ công khá kén khách trong khi muốn làm ra, thợ phải có tay nghề cao, nguyên liệu phải tuyển kỹ nên Nhân chuyển sang sản xuất các đồ dùng phổ thông đa dụng bằng máy móc để giải quyết bài toán kinh tế trước mắt.
Thời gian qua, để có chi phí duy trì cơ sở sản xuất xơ mướp, Nhân phải làm thêm đủ nghề, từ thợ sơn, thợ mộc, thợ hàn, có khi là cả bán phở… Vất vả làm việc cả ngày, đêm về, nhiều hôm Nhân thức đến 2 - 3 giờ sáng để tìm hiểu thêm về xơ muớp nhằm phát triển sản xuất.
Xuyên suốt hành trình tìm kiếm đầu ra, Nhân luôn tích cực tham gia các phiên hội chợ và đi nhiều nơi để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. “Mình tham gia nhiều hội chợ, không phải lúc nào cũng bán được hàng nhưng mình không nản, cứ cố gắng mang sản phẩm giới thiệu cho khách hàng biết đến mình”, Nhân cho biết.
Trải qua nhiều khó khăn, sau gần 10 năm hoạt động, hiện tại, mỗi tháng Nhân bán ra khoảng 50.000 sản phẩm các loại với doanh thu ngót nghét 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 15 lao động với mức lương từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng. Dù đã có những thành công nhất định nhưng chặng đường tìm tòi, sáng tạo để tiếp tục chinh phục thị trường, với Nhân, vẫn còn rất dài và rất nhiều khó khăn phía trước…
Bài, ảnh: Kiều Trinh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân