65 năm giải phóng Ứng Hòa và chiến thắng Khu Cháy (25/7/1954 - 25/7/2019)
Văn nghệ chào mừng
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7); 65 năm giải phóng Ứng Hòa và chiến thắng Khu Cháy (25/7/1954 - 25/7/2019), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ huyện Ứng Hòa tổ chức nhiều hoạt động chào mừng, thành kính tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thành kính tri ân đến lớp lớp các thế hệ cha ông đi trước, các bậc tiền bối cách mạng, các anh hùng, liệt sĩ, các bậc lão thành cách mạng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước và bao thế hệ đồng bào, đồng chí đã tham gia công tác, chiến đấu, nuôi giấu cán bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân; đóng góp sức người, sức của để đấu tranh, xây dựng và phát triển huyện Ứng Hòa như ngày hôm nay.
Kỷ niệm 65 năm giải phóng Ứng Hòa và chiến thắng Khu Cháy là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ứng Hòa cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân Khu Cháy trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và truyền thống cách mạng của quân và dân Ứng Hòa qua các thời kỳ lịch sử.
Từ khi có Đảng lãnh đạo, ở Ứng Hòa đã sớm có các phong trào cách mạng. Năm 1934, 1935 Ứng Hòa đã có đảng viên đầu tiên. Đến Tháng 2/1938, chi bộ Đảng đầu tiên của huyện ra đời, là một trong 3 chi đầu tiên của Tỉnh Hà Đông, trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng của huyện và cả vùng phía nam tỉnh. Năm 1942, vào thời điểm khó khăn nhất, Khu Cháy được chọn làm An toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ, Trầm Lộng - Tảo Khê là trung tâm của ATK. Mảnh đất Khu Cháy từng ghi dấu nhiều hoạt động của các đồng chí cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng như Hoàng Quốc Việt, Trần Thị Minh Châu, Đỗ Mười, Bạch Thành Phong, …
Với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, lại được Đảng sớm giác ngộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân Ứng Hòa, nhất là các xã Khu Cháy đã đùm bọc, che dấu và bảo vệ an toàn cho Xứ ủy hoạt động. Nhiều gia đình bất chấp sự nguy hiểm, sẵn sàng đón nhận cán bộ, bảo vệ, chăm sóc tận tình và thực hiện nhiều công tác do Xứ ủy giao như: làm giao thông liên lạc chuyển thư từ, tài liệu cho Xứ ủy, vận chuyển tài liệu từ cơ quan in ấn đến nhiều địa phương khác. Khi bị bọn mật thám phát hiện, chính những cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương đã kịp thời báo tin và bảo vệ cán bộ rút lui an toàn.
Gặp gỡ các nhân chứng lịch sử
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là của Tỉnh ủy Hà Đông và các tổ chức Đảng ở Ứng Hòa, nhân dân Ứng Hòa đã dấy lên phong trào đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng của Nhật, cơ sở cách mạng được mở rộng, phong trào đấu tranh lên mạnh. Tiêu biểu là chiến thắng Trạch Xá ngày 10/8/1945, lực lượng tự vệ chiến đấu và nhân dân một số xã đã phục kích đánh 1 tiểu đội Bảo an đi thu rơm cho Nhật ở thôn Trạch Xá (xã Hòa Lâm). Tiêu diệt tên chỉ huy, toàn bộ số Bảo an binh đầu hàng, chiến thắng Trạch Xá vang dội trọng toàn tỉnh, làm cho bọn thống trị từ tỉnh đến huyện đều khiếp nhược.
Hòa cùng khí thế cách mạng sục sôi của cả nước, tiến lên đạp đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc, ngày 17/8/1945, nhân dân Ứng Hòa đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945 mãi mãi là 1 trong những ngày tháng vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam. Trong niềm vui chung của Tổ quốc, nhân dân Ứng Hòa, Khu Cháy phấn khởi bước vào xây dựng cuộc sống mới.
Chính quyền về tay nhân dân chưa được bao lâu, thực dân pháp thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch, quân và dân Ứng Hòa lại anh dũng đứng lên cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân pháp xâm lược.
Nhân dân Ứng Hòa cũng như cả nước vừa tập trung củng cố chính quyền mới giành được, vừa chuẩn bị kháng chiến. Tích cực tham gia các phong trào tuần lễ vàng, sản xuất chống đói, bài trừ hủ tục, bình dân học vụ; xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng củng cố hậu phương, thực hiện các chủ trương tiêu thổ kháng chiến, phá hủy các công trình giao thông để phòng thủ tiến công của địch và đẩy mạnh sản xuất theo phương châm vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, Ứng Hòa được Tỉnh ủy chọn làm căn cứ kháng chiến của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân và LLVT huyện Ứng Hòa đã “nhường cơm sẻ áo” giúp đỡ hàng nghìn đồng bào Hà Nội và nhiều cơ quan của Trung ương, của tỉnh về tản cư, sơ tán về địa phương. Thôn Hòa Chanh - xã Hòa Lâm vinh dự là nơi tổ chức Đại Hội Đảng bộ Tỉnh Hà Đông lần thứ nhất (7/1947). Ngày 23/11/1946, Đình Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình là nơi thành lập Hội Chữ Thập tự Việt Nam (nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) ...
Thắp nến chi ân các anh hùng liệt sĩ
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Khu Cháy là địa danh đã đi vào lịch sử của dân tộc như một điểm sáng, một một mốc son chói lọi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta.
Thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy ngày 5/2/1953 về tích cực đấu tranh phá âm mưu đuổi dân, dồn làng, lập “Đại xã Đồng Quan của địch”, Khu Cháy lại đóng vai trò bàn đạp chủ yếu để độ đội, du kích Khu Cháy liên tiếp đột nhập trại tuyên truyền giải tán phu, thợ, cảnh giáp tề ngụy, phá sập công trình địch xây dựng. Nhân dân các xã Khu Cháy chủ động đấu tranh chống các cuộc càn quét, phá hoại của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và các vị trí đồn bốt của địch ven Khu Cháy, kể cả luồn sâu vào vùng tạm chiếm để đánh địch, diệt chỉ điểm. Giữa năm 1953, Trung đoàn 48 nổ súng tấn công các vị trí bảo vệ trại tiêu diệt hoàn toàn các vị trí Cống Gạo Hồ, Ngè, Tri Chỉ, diệt tại chỗ 75 tên, bắt sống 118 tên.
Phối hợp với chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, quân dân Khu Cháy đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị. Ngày 7-5-1954, thực dân Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ, Kế hoạch Na - va hoàn toàn phá sản, hơn một vạn địch ở Điện Biên Phủ đầu hàng. Tin thắng trận làm nức lòng nhân dân, các vị trí chiếm đóng của địch ở Khu Cháy bị quân ta vây chặn, bức rút. Đêm 20 rạng sáng ngày 21/7/1954 Hiệp định Giơ - ne - vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta toàn thắng. Cùng với các huyện phía nam của tỉnh, huyện Ứng Hòa được giải phóng vào tháng 7/1954. Đến ngày 25/7/1954 trên đất Ứng Hòa đã sạch bóng quân xâm lược.
Bài và ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 Văn hóa - Xã hội
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ
15:00 OCOP
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 Làng nghề, nghệ nhân