Nghệ nhân đam mê với nghề thêu tay truyền thống
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục say sưa bên bàn thêu tranh
Nơi có nghề thêu tay truyền thống hơn 100 năm tuổi
Thôn Bình Lăng, xã Thắng Lợi vốn được biết đến là làng nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm, được mệnh danh như “thủ phủ” của nghề thêu tay miền Bắc. Trải qua hàng trăm, dù nghề thêu có lúc thăng trầm biến động nhưng chưa bao giờ hết những nghệ nhân, thợ giỏi tâm huyết với nghề. Mỗi thế hệ đều tích cực tìm cách gìn giữ giá trị của cha ông để lại và luôn luôn giữ vững tình yêu với nghề thêu. Nhờ vậy, những tác phẩm tranh thêu nơi đây đã vươn xa ra nhiều vùng miền trên cả nước và thế giới, là món quà thủ công mỹ nghệ “cực phẩm” được du khách nước ngoài yêu thích khi tới Thủ đô.
Trong những người thêu tay nổi danh nhất ở Bình Lăng không thể không nhắc đến Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục. Ông có 67 năm tuổi đời nhưng tuổi nghề đã chiếm tới hơn 50 năm. Gia đình ông có truyền thống 5 đời làm nghề thêu tay thủ công, ngay từ khi mới 7 tuổi con cháu trong nhà đã được học thêu và được nâng cao tay nghề theo từng năm tháng và kế thừa nghề nghiệp của tổ tiên. Với những nỗ lực cống hiến của mình, ông Nguyễn Xuân Dục được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Năm 2021, gia đình ông vinh dự nhận Danh hiệu Bảng vàng gia tộc và là một trong 130 trữ liệu của Nhà nước được lưu trữ lại Cục Lưu trữ quốc gia.
Nhắc đến nghề thêu tay, ông Nguyễn Xuân Dục tự hào chia sẻ: “Làm cái nghề này lâu, ngồi mãi một tư thế tập trung làm việc giờ mắt mờ đi một phần, xương khớp cũng đau mỏi thường xuyên nhưng tôi luôn vui vẻ với cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, tuy có nhiều sản phẩm công nghiệp mới nhưng chúng tôi luôn tự hào về giá trị khác biệt mà tranh thêu tay truyền thống mang lại. Quá trình hoàn thiện một bức tranh thêu giống như sự hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc thông qua bàn tay khéo léo của người thợ. Mỗi công đoạn đều được tỉ mỉ, trau chuốt và cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ để bức tranh có hồn trong đó.”
Tác phẩm thêu bén thuyền của nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục đạt giải nhì trong Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2022.
Ý tưởng làm tranh có thể được khơi nguồn bằng nhiều cách như từ ảnh chụp phong cảnh, ảnh chụp chân dung hay tự phác họa theo yêu cầu. Trong các bức tranh nghệ nhân Nguyễn Xuân Dực đã thêu không thể không nói đến các bức tranh về bác Hồ. Ông không thể đếm được mình đã thêu bao nhiêu tranh về Bác nhưng bức tranh ấn tượng nhất là bức tranh thêu lớn cho Bộ tư lệnh quân khu 3 có chiều dài 150cm và chiều rộng 90cm. Bức tranh lớn nhất mà ông từng thêu là tranh thiên nhiên phong thủy có chiều dài 240cm và chiều rộng 140cm, giá bán thời điểm đó lên tới 260 triệu đồng.
Một góc không gian trưng bày tranh thêu của gia đình nghệ nhân.
Vẫn còn đó nỗi lo giữ gìn và phát huy nghề truyền thống
Theo nghệ nhân Nguyễn Xuân Dực, đến thời điểm này, việc ông theo đuổi nghề thêu là do đam mê và sự yêu thích đặc biệt với nghề. Điều tuyệt vời nhất khi làm nghề này với ông là giúp các thế hệ sau thừa kế, bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của các nghệ nhân như ông Dục thì không thể phủ nhận hiện tại làng nghề thêu tay đang đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế và nguy cơ mai một. Chia sẻ về thực trạng kinh doanh tranh thêu tay hiện nay tại gia đình, ông Nguyễn Xuân Dực cho biết: “Tranh thêu là tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ nhưng không phải ai cũng hiểu được giá trị của nó. Khách hàng chủ yếu của sản phẩm này là người có am hiểu về làng nghề truyền thống và du khách nước ngoài. Những năm qua, do đại dịch Covid-19 nên ngành du lịch chưa hoàn toàn khôi phục, kinh tế có nhiều bất ổn nên sản phẩm gặp nhiều khó khăn về đầu ra.”
Ngoài những nguyên nhân đó thì hiện việc đào tạo thợ giỏi cũng là điều khó bởi để rèn luyện được thành thạo thì cần mất nhiều thời gian học hỏi, thực hành thì tác phẩm mới đạt tiêu chuẩn tốt để bán ra thị trường. Điểm khác biệt nhất của tranh thêu tay là kỹ thuật điêu luyện, làm tranh bằng chỉ nhưng phải có độ tinh xảo hơn cả tranh dệt máy hiện đại.
Hiện nay, nghề thêu nói riêng và nghề truyền thống nói chung ở huyện Thường Tín đang gặp không ít khó khăn, gặp phải sự cạnh tranh lớn từ sản phẩm hiện đại. Trước những vấn đề đó, trong nhiều năm qua, chính quyền xã Thắng Lợi, huyện Thanh Trì và Thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm khôi phục, gìn giữ và phát huy nghề thêu tay. Địa phương hướng tới sự kết hợp giữa làng nghề truyền thống với du lịch để quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Mong rằng, với sự nỗ lực của chính quyền địa phương cùng sự tận tâm của những người nghệ nhân, thợ giỏi đang tâm huyết giữ lửa làng nghề, nghề thêu tay truyền thống sẽ ngày càng phát triển bền vững, tạo ra giá trị kinh tế cho người dân và góp phần gìn giữ nét truyền thống của quê hương.
Bài và ảnh Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông