Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Đóa sen trên núi Hừa Ngài

LNV - 'Tôi sinh ra tại Nghệ An nên bố mẹ đặt tên là Sen. Ông bà mong muốn con gái sẽ giống như loài hoa này. Hoa sen sống được thì cần phải có nước. Còn Hừa Ngài lại là vùng đất cạn. Song có lẽ, chính nghịch cảnh đã khiến tôi càng trở nên kiên cường hơn…', cô Sen tâm sự.

Chiều tháng 6 trên xã vùng cao Hừa Ngài, huyện Mường Chà (Điện Biên) mưa tầm tã. Cánh cổng Trường PTDTBT Tiểu học Hừa Ngài đóng im lìm, vắng ngắt. Phía bên trong, khu tập thể giáo viên vẫn còn rộn ràng tiếng cười nói của một vài thầy cô.


Vừa tranh thủ sắp xếp đồ đạc, tư trang để lên đường về với gia đình, cô giáo Vũ Thị Sen (sinh năm 1987) tâm sự: “Đáng lẽ có thể về sớm hơn, nhưng chúng tôi nán lại, tranh thủ đi hết nhà học sinh để gặp gỡ phụ huynh. Vừa là để dặn dò họ chăm sóc, quản lý tốt con em trong dịp hè, hạn chế tối đa những thương tích không đáng có. Nhưng quan trọng hơn là thể hiện sự quan tâm, tạo tình cảm gắn kết thì sau vận động gì cũng dễ hơn”.


Cô Sen có tiếng ở trường do luôn “sở hữu” những lớp học chuyên cần. Lớp cô chủ nhiệm hiếm khi vắng học sinh, ngoại trừ các trường hợp ốm, đau, gia đình có việc chính đáng… Cô Sen cho rằng, mình “mát tay”, nhưng theo đồng nghiệp chia sẻ thì cô có cả bộ “bí kíp” được xây dựng, tích lũy sau nhiều năm gắn bó với địa bàn.

“Cứ mỗi địa bàn mới nhận phụ trách, tôi thường dành trọn những ngày đầu để đi hết các nhà trong bản, làm quen với từng phụ huynh, học sinh. Thời gian đầu, gần như ngày nào tôi cũng dậy từ khi gà cất tiếng gáy đầu tiên và kết thúc lúc bản làng đã chìm hẳn trong bóng tối”, cô Sen bộc bạch.

Để đảm bảo tính công bằng, mỗi năm nhà trường luân chuyển giáo viên giữa các địa bàn. Song ở bản nào cô Sen cũng thuộc từng nếp nhà. Ở đây, bà con sống rải rác, mỗi bản thường có vài chục hộ, song nhà cách nhà thậm chí lên tới cả cây số nên riêng việc đi lại đã mất nhiều thời gian và công sức. Dẫu vậy, theo cô Sen mỗi ngày nếu không thúc giục, nhiều học sinh cũng chẳng đến lớp.

Rồi mỗi lần có học sinh nghỉ học không rõ lý do, cô lại tìm đến tận nhà, tận nương nắm bắt lý do, hoàn cảnh để cùng chia sẻ, tháo gỡ. Theo cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dương, nhiều lần cô được nghe phụ huynh tâm sự rằng rất tin tưởng và yên tâm khi con, cháu học lớp cô Sen. Với người Mông không dễ gì có được lòng tin như thế.


“Trên thực tế thì năm học nào lớp cô Sen chủ nhiệm cũng luôn duy trì sĩ số tốt, có kết quả học tập, rèn luyện thuộc tốp đầu và được chọn làm điểm để xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy, vừa là Tổ trưởng chuyên môn khối 1, cô luôn sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm nên đồng nghiệp đều quý mến”, cô Dương cho hay.

8 năm tuổi xuân cô Sen không lập gia đình, dành trọn thời gian và tâm huyết cho học trò vùng cao. Dành cả tuổi xuân ở Hừa Ngài

Cô Sen tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định năm 2009. Mặc dù cầm trong tay tấm bằng giỏi, song để tìm được công việc đúng với chuyên môn, nguyện vọng ở quê ngày ấy không mấy dễ dàng. Hoàn cảnh gia đình lại khó khăn. Bởi vậy, ngay khi nghe bạn bè nói lên Điện Biên sẽ có nhiều cơ hội, cô đã không ngần ngại nộp hồ sơ.

Khi biết mình trúng tuyển và được phân công về giảng dạy tại Hừa Ngài, cô Sen khóc vì vui mừng. Mặc dù, những thông tin “bập bõm” đầu tiên nghe được về vùng đất này đều là khó khăn, thiếu thốn. “Cùng quê với tôi cũng có nhiều anh chị lên Điện Biên làm giáo viên rồi. Đa phần đều kể khổ, nhưng dẫu sao cũng còn hơn là học xong mà không có việc làm”, cô Sen nói.

Ngày đầu nhận công tác, cô Sen cùng bố bắt xe khách từ Nghệ An lên Điện Biên. Rồi thêm một lần xe khách từ thành phố đến huyện Mường Chà. Từ đây, 2 bố con bắt 2 chiếc xe ôm để đi xã. “Ngày ấy chưa có đường thuận lợi như bây giờ, cả chặng đi chỉ toàn thấy đá hộc. Ngồi phía sau, tôi đã cố bám chắc mà nhiều lúc tưởng bắn ra khỏi xe đến nơi. Hôm ấy cả 2 bố con ê ẩm hết người”, cô Sen nhớ lại.

Tối đầu tiên ở xã, trong ánh đèn pin lập lòe, cô thoáng thấy bố khóc. Nhưng ông vẫn động viên con gái cố gắng vượt hoàn cảnh, để có được công việc ổn định. Cô Sen bộc bạch: “Biết bố rất thương tôi, nhưng ông không muốn con gái bỏ cuộc. Với lại, lúc ấy cả bố và tôi đều nghĩ cứ ổn định công việc, có biên chế rồi sau này sẽ tính tiếp”.

Hai ngày đầu nhận công tác, cô Sen được dạy ở điểm trung tâm để làm quen. Sau đó, Ban giám hiệu phân công cô về phụ trách điểm bản San Suối (nay là San Súi). Đây gần như là điểm khó khăn nhất, cách trung tâm xã hơn 10km. Cả tuyến là đường dân sinh đất đỏ xen lẫn đá hộc. Bền bỉ mỗi ngày đầu tuần, cô dậy từ 5 giờ sáng, ăn vội bát cơm nguội cho chắc dạ rồi “cuốc bộ” lên đường. Hành trang mang theo là chiếc ba lô, chứa đủ thứ. Từ quần áo, sách vở, đến cá khô, gạo… đủ phục vụ “cắm bản” trong 1 tuần.

“Ban đầu, tôi không có xe máy, nên chủ yếu toàn đi bộ. Có ngày mưa, đường trơn trượt đi rất mệt, lại ngã lên ngã xuống. Chân tay trầy xước, quần áo, ba lô bám đầy bùn đất. Ai đó từng viết “có một nghề bụi phấn bám đầy tay” khi nhắc về giáo viên. Nhưng tôi nghĩ, đầy đủ hơn phải là “bùn đất bám đầy chân” nữa mới đúng”, cô Sen trải lòng.

Sau 3 năm công tác, cô Sen dành dụm tiền lương để mua chiếc xe máy phục vụ đi lại giữa các điểm bản và trường trung tâm. Vì tay yếu, đường khó lại không quen nên số lần ngã xe nhiều hơn đi bộ. Cô Sen sợ nhất là những cung đường dân sinh bám sườn núi, men theo vách đá.

Mỗi lần qua đoạn như thế, cô xuống xe, dắt bộ. Thế nên hành trình đi bản lại thêm mệt. Song cô bảo: “Mệt quá thì vứt xe lại đó, chứ chưa lần nào tôi nghĩ mình sẽ dừng. Vì phía trước còn có học trò đang đợi, mỗi em là một cuộc đời mà tôi có thể thay đổi…”.

Sau những hành trình như vậy, cô Sen dần dạn dĩ, tự tin chạy xe trên những con đường quen thuộc. 8 năm sau ngày nhận công tác, cô đi hết các điểm bản, thuộc từng con đường. Suốt quãng thanh xuân ấy, cô Sen không lập gia đình.

Đều đặn mỗi ngày, sáng lên lớp, tối về phòng nghỉ công vụ của giáo viên. Thời gian rảnh, cô dành để xuống bản hỏi thăm cuộc sống bà con và học cách trở thành “người bản địa”. Từ việc học tiếng Mông, lên rừng lấy củi, lên nương thu hoạch lúa…

Đa phần các điểm bản ngày ấy đều chưa có điện, sóng điện thoại nên những tâm sự cứ chất chứa trong lòng ngày này sang tháng khác. Lâu lâu có dịp về trung tâm xã, cô tranh thủ gọi điện cho bố mẹ. Phần vì cảm xúc đã nguôi ngoai, lại không muốn bố mẹ thêm lo nên nội dung chính các cuộc gọi chỉ đơn giản là hỏi thăm sức khỏe và nghe động viên.

Trước thắc mắc về lý do tại sao không tìm cho mình hạnh phúc riêng, để có người bầu bạn, sẻ chia, cô Sen giãi bày: “Thật lòng mà nói thì ai mà không muốn tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mình. Từ ngày tôi vào, giáo viên trong trường hầu hết đều có gia đình. Nhiều lúc tủi thân ngồi khóc một mình. Nhưng rồi nghĩ tích cực lên thì lại thấy cũng tốt. Nhờ vậy mà suốt chặng đường ấy, tôi yên tâm dành trọn tâm huyết, thời gian, công sức cho học trò”.

Vì chữ “thương”

Cô Sen tâm sự, suốt hơn chục năm qua, cũng đã vài lần thoáng xuất hiện suy nghĩ “bỏ cuộc” trong đầu. Đó là những lúc vượt vài km đường rừng đến tận nhà mà học sinh lại bỏ trốn; phụ huynh cắm lá xanh trước cửa ra điều không tiếp khách. Rồi khi ngã trầy trật trên đoạn đường tưởng đã quen. Những áp lực, buồn tủi mà không thể kết nối điện thoại với bất cứ ai, phải tự mình khóc bên ánh đèn dầu… Nhưng rồi, khát khao thay đổi cuộc đời của những đứa trẻ lấm lem, lầm lũi, sống trong nghèo khó lại “kéo” cô về thực tại.

“Học sinh ở đây lực học có phần hạn chế. Nhiều em thậm chí còn chưa thạo tiếng phổ thông thành ra giáo viên, nhất là lớp 1 hết sức vất vả. Nhưng có điều bọn trẻ rất ngoan, nghe lời cô giáo, nên mỗi lần gặp phải trường hợp dạy trước quên sau, tôi thấy thương nhiều hơn là bực”, cô Sen bộc bạch.

Theo cô Sen, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên tiểu học phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì… Bởi tiểu học là lứa tuổi rất hiếu động, tinh nghịch và dễ bắt chước người lớn. Đặc biệt, học sinh người Mông lại nhút nhát, e dè, hạn chế giao tiếp.

Từ việc hiểu tâm lý chung của học sinh, cô Sen gần gũi, trò chuyện để phá bỏ “rào cản”. Rồi dựa trên điểm mạnh, yếu của từng em để có phương pháp uốn nắn, giáo dục phù hợp. “Tôi thường sắp xếp cho các em mạnh dạn ngồi cạnh những em nhút nhát. Trước tiên là để các em tự giúp đỡ, dung hòa lẫn nhau. Rồi sau mỗi giờ học, tôi lán lại trò chuyện, cô học tiếng trò, trò giao tiếp với cô. Nhiều em thấy thích thú với việc đó nên tự mở lòng với cô giáo”, cô Sen nói.

Khi không còn e ngại, bọn trẻ sẵn sàng chia sẻ với cô giáo mọi thứ. Gặp chuyện gì trong cuộc sống, các em đều tìm đến cô để kể và nhờ giúp đỡ. Khó khăn thường thấy nhất là bọn trẻ không có sách, bút, quần áo, dép… đến trường. Mỗi lần nghe vậy, cô lại tranh thủ các mối quan hệ để xin ủng hộ. Đôi lúc, cô dùng chính tiền lương của mình để mua.

Thầy giáo Nguyễn Thế Điệp, Hiệu trưởng nhà trường, nhận xét: Cô giáo Vũ Thị Sen là tấm gương tiêu biểu trong trường. Nhiều năm liền cô đạt giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, với những sáng kiến đổi mới thiết thực trong hoạt động dạy học của nhà trường. Điều đáng ghi nhận ở cô Sen là ý chí khắc phục mọi hoàn cảnh. Dù ở vai trò, nhiệm vụ nào, cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Chính bởi vậy, từ ngày vào công tác, cô Sen luôn được giao chủ nhiệm lớp 1, bởi đây là nền tảng cho các năm học tiếp sau.

Mỗi lần nhìn thấy học sinh đi chân trần hoặc mùa đông mặc mỗi manh áo mỏng đến lớp, trong khi mình thì đủ đầy tôi thương lắm. Ở trên này điều kiện sống đã thiếu thốn, thiệt thòi đủ thứ rồi. Nên tôi nghĩ, nếu không được đi học nữa thì chẳng biết đến bao giờ cuộc sống các em mới khác. Một phần vì nghĩ thế nên tôi ở lại. Còn giờ tôi đã có hạnh phúc, mái ấm riêng ở đây rồi, nên xác định gắn bó với vùng đất này thôi. - Cô Vũ Thị Sen


Bài và ảnh Hà Linh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.

Tin khác

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

Tổng kết trao giải các cuộc thi trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm

LNV - Chiều ngày 01/04/2024, UBND quận Bắc Từ Liêm long trọng tổ chức tổng kết các cuộc thi: Sáng tác ca khúc; sáng tác thơ ca; sáng tác tranh cổ động, mẫu trang trí trực quan chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm.
Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

Ba Chẽ: Giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc

LNV - Vùng đất Ba Chẽ có 14 thành phần DTTS cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng biên viễn. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS ở Ba Chẽ đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc

LNV - Mỗi độ xuân sang, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng, Tây Bắc lại khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa ban. Loài hoa đặc trưng của núi rừng này từ lâu đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đầy sức sống của mảnh đất Điện Biên anh hùng. Hoa Ban là món quà vô giá của mùa xuân
Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

LNV - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

Công viên bờ sông Sài Gòn ra mắt sân khấu ngoài trời

LNV - Tối ngày 23/03/2024, tại Công viên bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức, TP. HCM) Trung tâm Văn hoá TP. Thủ Đức đã tổ chức lễ mắt sân khấu ngoài trời và đêm nhạc “Night of Dances” hoành tráng, thu hút nhiều người dân và du khách tham quan.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Tản Lĩnh ra mắt Chi Hội Luật gia

LNV - Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND xã Tản Lĩnh, sáng 14/3/2024 UBND xã Tản Lĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định và ra mắt Chi Hội Luật gia xã Tản Lĩnh trực thuộc Hội Luật gia huyện Ba Vì.
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

LNV- Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân - Hải Phòng, (Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia) được tổ chức thường niên hàng năm, năm 2024 thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức lễ hội vào các ngày từ 16 đến 18/3 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Giáp Thìn) tại đền Nghè (di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia) - Đình An Biên (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) và quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân). Hàng chục nghìn người dân và du khách thập phương đã về tham dự lễ hội.
Du lịch Hà Nội chào 2024 -  Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

Du lịch Hà Nội chào 2024 - Kỳ vọng điểm đến an toàn, văn minh

LNV - Tối 9/3, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024”, công bố Quyết định công nhận khu du lịch Nhật Tân với chủ đề “Sắc hương Tây Hồ” tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn). Chương trình có nhiều hoạt động đặc sắc, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật mang tính sử thi và màn trình diễn ánh sáng công nghệ laser mapping.
Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

Hội luật gia Hà Nội - Triển khai công tác thi đua năm 2024

LNV - Thực hiện kế hoạch số 01/KH-HLGHN ngày/02/01/2024 của Hội Luật gia TP Hà Nội. Sáng 08/3/ 2024, Cụm thi đua số 02 HLG TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng và ký kết giao ước thi đua công tác Hội Luật gia năm 2024 tại UBND huyện Ba Vì, Hà Nội.
Phát triển du lịch Trà Ôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề

Phát triển du lịch Trà Ôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, làng nghề

LNV - Trà Ôn là một huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40 km, nằm cặp sông Hậu, có Quốc lộ 54 đi qua Trà Vinh, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo sông Măng Thít, đồng thời huyện cũng nằm trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Huyện có hệ thống sông rạch ngang dọc chằng chịt phủ khắp địa bàn, là nguồn cung cấp nước ngọt thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Trong xanh những mảnh "gương làng"

Trong xanh những mảnh "gương làng"

LNV - Bước ra ngoại thành, nơi những vùng quê yên ả, ao hồ luôn được ví như những mảnh “gương làng”. Gương phản chiếu cuộc sống của cộng đồng. Là nơi xưa kia các mẹ các chị lấy nước. Là nơi lấp lánh ánh vàng, ánh bạc những đêm trăng...
Ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng

Ấn Rồng dát vàng độc đáo của làng nghề Bát Tràng

LNV - Lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam, các nghệ nhân tại làng Bát Tràng đã phóng tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo
Triển lãm ảnh "Mẹ yêu con"

Triển lãm ảnh "Mẹ yêu con"

LNV - Hướng tới Kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024) và Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3; Chiều ngày 1/3/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Nhiếp ảnh gia Lê Bích tổ chức Lễ khai mạc và trao tặng bộ ảnh triển lãm “Mẹ yêu con” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động