Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Xuân về mang niềm hy vọng mới!

LNV - Một mùa xuân mới đã về trên dải đất hình chữ S. Khí xuân tràn khắp Thăng Long - Hà Nội, đất văn hiến ngàn đời, nơi hội tụ, kết tinh những giá trị văn hóa của đất nước và nhân loại. Tết đến, xuân về mang theo niềm vui và nhân lên hy vọng tốt lành trong mỗi người dân nước Việt.


Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 với chủ đề “Sư đạo tôn nghiêm” thu hút nhiều người tới xin chữ đầu năm mới. Ảnh: Nhật Nam

Xuân mới đã về!

“Xuân xuân ơi xuân đã về. Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến. Xuân xuân ơi xuân đã về. Tiếng chúc Giao thừa mừng đón mùa xuân…”. Thành phố văn hiến từng khắc vào xuân trong không khí ấm áp với những dự cảm tốt lành. Khu vực hồ Hoàn Kiếm không có nhiều sân khấu vui nhộn, rực rỡ sắc màu như thời khắc đón năm mới dương lịch 2023, không gian tâm linh chất chứa huyền tích chầm chậm vào xuân.

Thời khắc Giao thừa, thành phố bừng lên trong muôn sắc pháo hoa, trong rộn rã tiếng cười và lời chúc an lành. Pháo hoa tỏa sáng không gian, lung linh mặt nước, đem niềm hứng khởi đến với mỗi con người. Ông Hoàng Minh Quang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi đưa con đến đền Ngọc Sơn để cháu hiểu thêm về văn hóa, lịch sử Hà Nội, để đón Giao thừa ở nơi chúng tôi đã gắn bó một thời niên thiếu… Đón năm mới bên Tháp Bút, bên cầu Thê Húc là niềm hạnh phúc và sẽ luôn là những ký ức đẹp mỗi khi Tết đến, xuân về…”.

Đi chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, không chỉ để ước nguyện mà mỗi người còn tìm ở cửa Thiền, đất Phật giây phút bình yên, bỏ lại sau lưng những bộn bề cuộc sống. Năm nay, ngay sau thời khắc Giao thừa, nhiều ngôi chùa ở Hà Nội đã tấp nập dòng người hành lễ trong rực rỡ đèn hoa. Đất tâm linh, người cầu hai chữ bình an, người cầu cho con cái học hành tấn tới, tiếng chuông chùa ngân vang trong không khí bình yên.

Sáng mồng Một, nhiều ngôi chùa ở Hà Nội như Quán Sứ, Trấn Quốc, Linh Ứng… chật người, cùng nguyện cầu những điều tốt lành. Khi ra về, nhiều người không quên mua túi muối với mong muốn một năm có thêm nhiều may mắn.

Thăng Long - Hà Nội là đất văn hiến, tôn thờ đạo học, nên Văn Miếu - Quốc Tử Giám tấp nập ngay từ sáng sớm đầu năm. Cửa Khổng, sân Trình, người người bái lễ, bày tỏ sự cung kính và lòng thành với các bậc Thánh Nho, nhà khoa bảng… Bên Hồ Văn những “ông đồ” lại “mực tàu, giấy đỏ”. Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 với chủ đề “Sư đạo tôn nghiêm” trong không gian gợi nhớ một thuở trường thi, lều chõng… thu hút tới 50 thư pháp gia.

Người dân du xuân tại hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Nhật Nam


Rộn ràng ngày Tết

Tết Quý Mão năm nay, Hoàng thành - Thăng Long rực rỡ sắc màu của hoa đào, hoa cúc, hoa lan, hướng dương, thược dược, đỗ quyên... và một không gian ấn tượng với những dòng tranh Tết nổi tiếng, như: Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ… Và, trong không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống, nhiều người có thể tìm hiểu về phong tục thờ cúng ngày Tết cũng như đạo lý hướng về nguồn cội của người Việt Nam.

Đặc biệt, với những người đam mê lịch sử, không gian trưng bày “Cung đình ngày xuân” đem đến không ít thông tin thú vị như việc ban yến, ban thưởng của triều đình phong kiến. Về lễ Chính đán - một nghi lễ triều hội của các bậc quân vương, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, là một trong những nghi lễ đầu tiên, quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán, được tổ chức vào ngày mồng Một với nghi thức thiết đại triều ở Điện Kính Thiên, thể hiện mong muốn phồn thịnh của quốc gia, trường tồn của dân tộc, tạo ra một sự khởi đầu mang theo niềm hy vọng và những dự báo tốt lành cho năm mới. Với nhiều người, Hoàng thành - Thăng Long thật sự là một không gian văn hóa - không gian sáng tạo, kết nối lịch sử và đời sống hiện tại.

Năm nay, hàng quán sớm tấp nập. Sáng mồng Một, nhiều hàng quà… đã mở cửa, những người “mê” phở Thìn, phở Biên… không phải đợi đến “ra giêng” như những năm trước để thưởng thức thứ quà danh tiếng của Hà Nội này. Đến tối mồng Hai thì phố Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện… đã tấp nập như những gì vốn có và “khách tây” nhiều hơn “khách ta”…

Tết ở các vùng ngoại thành, dù đang sầm sập đô thị hóa, vẫn giữ cho mình tròn vẹn sắc thái riêng. Người Xứ Đoài, Sơn Nam Thượng vẫn “nằm lòng” những nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán nối tiếp bao đời như một cách gìn giữ nẻo về nguồn cội. Ngoài lo việc thờ cúng tổ tiên trong nhà, nhiều làng, xã vẫn duy trì nếp cắt cử những người uy tín, được nhân dân trọng vọng, coi sóc việc hương khói đình, đền ngày Tết. Và phút Giao thừa thiêng liêng, nhiều người vẫn giữ nếp dâng hương, xin lộc tại đình làng, với niềm tin về một năm tươi tắn, hanh thông.

“Sang xuân đình đám vui như Tết. Hết đám làng bên lại đám làng”. Mùa xuân - mùa lễ hội đang mở ra với đất văn hiến, đất di sản. Sau những năm “đứt đoạn” vì dịch Covid-19, các sự kiện lễ hội truyền thống sẽ được nối lại, với những náo nức, mong chờ, mang theo biết bao khát vọng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội.

Tại làng cổ Đường Lâm, chương trình “Tết làng Việt” vừa khép lại cũng là lúc người người nôn nao chuẩn bị cho các sự kiện văn hóa tiếp theo, nối dài phong vị Tết trên vùng đất cổ. Tại các xã có đông đồng bào Mường, Dao sinh sống ở các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai…, tiếng cồng chiêng trầm bổng, lay động không gian như báo hiệu một năm mới tốt lành, một cuộc sống ngày càng ấm no, sung túc hơn đang đến thật gần...

Xuân Thanh/HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng

LNV - Nằm trong hoạt động tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu (Vua Hùng thứ 7) - vị hoàng tử gắn liền với truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy , ngày 7-5 tại đình Dữu Lâu (phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra hoạt động dâng mâm lễ vật lên Vua Hùng. Năm nay, sự kiện này ghi dấu ấn với 180 mâm lễ lớn nhất Việt Nam, nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam.
Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

LNV - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), từ ngày 17 đến 18-5, các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình biểu diễn đặc sắc tại trung tâm một số quận, huyện trên địa bàn thành
Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội

LNV - Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 đến 31-5, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam".
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập

LNV - Trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển (1995–2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định luôn kiên định với mục tiêu xây dựng tổ chức vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động Hội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

LNV - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành du lịch Thủ đô đã đón được hơn 875.000 lượt khách, tăng 18,64% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Trên hành trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Định, ẩm thực là một phần không thể thiếu, bởi món ăn không chỉ làm say lòng người, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người Bình Định.

Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Tuy Phước có thể xem là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn kế hoạch 1 tháng, đúng dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

LNV - Tối 24/4, đêm Đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025 với chủ đề “Viễn Nguyên” chính thức diễn ra tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đêm đại nhạc hội thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

LNV - Cựu chiến binh Đinh Vượng - thiếu tá, nguyên Trợ lý tuyên huấn của Lữ đoàn pháo Bông Lau anh hùng kể lại cho chúng tôi nghe về trận pháo kích cuối cùng vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày toàn thắng 30/4/1975.
Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ "Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân" của tác giả Tiên Sa
Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

LNV - Đại tá Đào Quang Đới, chạm ngưỡng 75, nhưng tác phong nhanh nhẹn, gương mặt tươi tắn, toát lên nét thanh tú của thời trai trẻ. Qua trò chuyện mới biết, gần 40 năm phục vụ quân đội, trong đó có 24 năm ông là lính Sư đoàn 324, từng tham gia chiến đấu trên đồi A Bia - trận đánh thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển Lầu Năm Góc. Đào Quang Đới 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Chiến sỹ Quyết thắng, cùng nhiều Huân, Huy chương các loại...
Người giữ hồn Tây Nguyên

Người giữ hồn Tây Nguyên

LNV - “Người giữ hồn Tây Nguyên” là biệt danh nhiều người đặt cho ông Nguyễn Văn Hải, một nhà sưu tập cổ vật văn hoá vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Cuộc đời người đàn ông này gắn liền với những hành trình khám phá, đam mê tìm kiếm và lưu giữ nhiều bộ sưu tập mang đậm giá trị lịch sử vùng đất Tây Nguyên huyền bí.
Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

LNV - Cây cọ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phú Thọ. Món cơm nắm lá cọ cũng là một đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.
Thơ người Làng nghề

Thơ người Làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ nhân dịp ky niệm 50 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn huyện Vân Canh có 419 hộ gia đình xây dựng sửa chữa nhà ở. Đến nay, 100% hộ gia đình khởi công xây dựng, 230 nhà đã xây dựng hoàn thành. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động