Về nơi thờ tự tổ tiên của vương triều hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc
Di tích quốc gia đặc biệt Thái miếu nhà Trần
Tương truyền đây là đền thờ các vị vua đầu triều nhà Trần, nhưng đến thời Nguyễn đền đã bị huỷ hoại chỉ còn lại nền móng, lúc này nhân dân làng Đốc Trại (nay là làng Trại Lốc, xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh) đã cho xây dựng lại thành đình làng và tôn các vị vua Trần được thờ ở đây làm Thành hoàng làng.
Ngôi miếu được xây dựng lại từ những năm 1993 trên nền Thái miếu cũ
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật khảo cổ học, nghiên cứu tổng thể khu di tích Đền Thái.
Đền Thái là một công trình kiến trúc có quy mô rất lớn, các di vật tìm được ở đây cũng rất đặc biệt, các chân tảng kê chân cột có chạm cánh sen, các viên ngói sen và ngói lá đều có kích cỡ lớn và mang phong cách mỹ thuật thời Lý. Ngay tên gọi của đền cũng rất đặc biệt, tên dân gian là đền Thái. Chữ Thái này cộng với kiến trúc và di vật ở đây được các nhà khoa học nhận định chính là Thái Miếu cùa vương triều Trần.
Bên trong Thái miếu nhà Trần
Theo các nguồn tư liệu lịch sử và tộc phả họ Trần thì tổ tiên nhà Trần nhiều đời cư trú ở An Sinh, đàn bà làm nghề canh tác ruộng vườn và dệt cửi. Đàn ông làm nghề chài lưới, người nào cũng có sức vóc khoẻ mạnh và tinh giỏi võ nghệ đế chống chọi với cướp biền.
Thái miếu mới được trùng tu tôn tạo
Các cụ tổ họ Trần khi còn ở An Sinh đã cho xây dựng một ngôi chùa thờ Phật để bà con trong họ có chỗ quây quần đoàn tụ vào những dịp lễ tết và các ngày sóc, vọng trong năm gọi là khu "An lạc viên". Trong tài liệu Trần Thị gia huấn (1905) hiện lưu tại đền cố Trạch ở Nam Định có đoạn: "Nhà Trần ban đầu tới núi Yên Tử chiếm địa thế núi dựng ngôi chừa nhỏ thờ phật, một vùng sau núi sau này cỏ thể làm nơi họ hàng ăn ở yên vui, nay là xã An Sinh, huyện Đông Triều, tinh Hải Dương, cổ miếu nhà Trần ở đó...".
Tuy nơi phát tích đế vương là ở Long Hưng, nhưng vua đầu triều là Trần Cảnh vẫn không quên quê gốc của mình, ông đã lấy vùng đất An Sinh để ban cho anh trai là Trần Liễu làm ấp thang mộc. Có lẽ, Trần Thái Tông muốn đưa anh trai mình về quê gốc để Trần Liễu thực hiện nghĩa vụ của người con trưởng với tổ tiên dòng họ và cũng là để các vương tôn quý tộc phải thường xuyên qua lại đây để nhớ tới quê gốc của vương triều.
Theo sử sách ghi lại, ngôi đền Thái cũng chính là nhà thờ tổ, là Thái miếu của vương triều, đồng thời cũng chính là chùa Tư Phúc của dòng họ Trần.
Những nét kiến trúc của Thái miếu nhà Trần được trùng tu, tôn tạo lại
Thời Trần, triều đình rất chú trọng đến phong thuỷ, sách Đại Việt sử ký toàn thư từng ghi: Năm 1248 "Sai các nhà phong thuỷ đi xem khắp núi sông cả nước, chỗ nào có vượng khí đế vương thì dùng pháp thuật đế trấn yểm, như các việc đào sông Ba Le, đục núi Chiêu Bạc ở Thanh Hoá; còn lấp các khe kênh mở đường ngang dọc thì nhiều không kể xiết) (Đại Việt sử ký toàn thư 1998). Có lẽ sau khi bị giặc Nguyên-Mông tàn phá một cách tàn nhẫn khu lăng mộ của các vua Trần ở Long Hưng, thì triều đình cho rằng huyệt đạo ở đây đã bị phá, đồng thời cũng cần phải bảo toàn phần mộ đề phòng chiến tranh trở lại nên từ đời vua Trần Anh Tông, triều đình đã không xây dựng lăng mộ cho các vua ở đây nữa.
Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, người đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên-Mông (1285, 1288) đã bỏ ngai vàng điện ngọc để lên núi rừng Yên Tử tu hành và đắc đạo, xây dựng một hệ thống giáo lý mới mẻ của đạo Phật dân tộc, lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái đạo Phật riêng của nước ta. Từ đó, Yên Tử được coi là chốn tổ linh thiêng của Phật giáo Việt Nam.
Ông Phạm Văn Ánh, người trông coi Thái miếu nhà Trần
Đời vua Anh Tông, các Vương tôn Công tử được Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông truyền giới bồ tát tại gia và phát nguyện thụ tam quy ngũ giới, cả triều đình đã theo Phật giáo. Bởi vậy, đối với triều đình, lúc này Đông Triều không những là quê gốc mà còn là chốn tổ Phật giáo linh thiêng. Do vậy, khi quân Chiêm Thành thường xuyên vào quấy phá, triều đình đã chọn vùng đất Đông Triều để chuyển lăng tẩm, đền miếu về thờ cúng, cầu mong sự bình yên cho tiên miếu cũng như xã tắc.
Bên trong Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thái miếu nhà Trần
Đến nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn thể nhân dân, du khách thập phương, Thái Miếu đã được đầu tư, tôn tạo để thờ phụng và tri ân công đức các vua Trần, những vị vua của một vương triều hùng mạnh nhất trong lịch sử dân tộc…
Bài, ảnh: Đức Hạnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân