Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi ra bến Hàm Tử chỉ mất 10 phút đi đò ngang là qua được khu vực 9 hay còn gọi là Hải Minh thuộc phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để tham quan tìm hiểu về di tích lịch sử Lũy cổ Phương Mai và di tích lịch sử Tượng đài Trần Hưng Đạo.
Từ Tượng đài Trần Hưng Đạo nằm trên núi Tam Tòa, xuôi theo con dốc nhỏ chừng vài trăm mét, chúng tôi phát hiện một cổng thành cổ kiên cố cao và sâu khoảng 3m, rộng tầm 5m nằm lọt thỏm trong khuôn viên Trạm quản lý đèn biển Phước Mai. Đi qua con dốc, chúng tôi vào Trạm là nhìn thấy cổng thành với bờ tường thành dài tầm 5-6m được xây ghép bằng đá và in dấu ấn thời gian xây dựng hàng trăm năm trước.
![]() |
Lũy cổ Phương Mai nằm trong khuôn viên Trạm quản lý đèn biển Phước Mai |
Theo hồ sơ di tích, Lũy cổ Phương Mai nằm trên hai điểm của bán đảo Phương Mai, tục danh gọi Gò Vũng Tàu (hay Hải Minh trong) và Gò Kinh Để (hay Hải Minh ngoài) cũng có tên là Hải Khẩu (cửa biển).
Lũy cổ Phương Mai là một hệ thống công trình quân sự phòng thủ cửa biển gồm pháo đài kiên cố, kỳ đài, đồn trú, kho dự trữ được xây dựng, sử dụng dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn. Đây là loại hình kiến trúc thành lũy với cách xây ghép đá tự nhiên, bố trí các phòng tuyến chặt chẽ thể hiện kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật quân sự của cha ông ta trong lịch sử.
Trao đổi với chúng tôi, nhân viên Trạm quản lý đèn biển Phước Mai, cho biết: Di tích Lũy cổ Phương Mai được cơ quan chức năng cấm mốc để khoanh vùng bảo vệ. Ngoài việc quản lý đèn biển Phước Mai, anh em đơn vị đều phải mở cửa thường xuyên để người dân và du khách đến tham quan di tích Lũy cổ.
![]() |
Bia di lịch lịch sử Lũy cổ Phương Mai |
Cùng đi tham quan Lũy cổ Phương Mai với chúng tôi, ông Nguyễn Thái Học, hiện sinh sống ở khu vực 9, phường Hải Cảng, cho hay: Ngư dân ở đây quen gọi lũy đá Phương Mai là bờ thành cổ. Năm 2010, Lũy cổ Phương Mai được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích. Cùng với Tượng đài Trần Hưng Đạo và di tích núi Tam Tòa, Lũy cổ Phương Mai trở thành điểm đến của những người thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa khi có dịp đặt chân lên bán đảo Phương Mai.
Ở góc độ nghiên cứu, TS. Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng tổng hợp Bình Định (nay Bảo tàng Bình Định), chia sẻ: Ở phía Đông đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai được ví như bức bình phong khổng lồ án ngữ phía biển cho Quy Nhơn. Cửa biển Thị Nại có vị trí chiến lược quan trọng nên người xưa đã xây dựng một pháo đài tên là Hổ Ki rất kiên cố trên núi Tam Tòa (còn gọi là núi Đá Đen). Phía sau pháo đài, tại Gò Vũng Tàu và Gò Kinh Để là lũy đá.
![]() |
Cổng thành Lũy cổ Phương Mai |
Cũng theo TS. Đinh Bá Hòa, tuyến phòng thủ trên núi Tam Tòa được xây dựng dưới triều Tây Sơn và hoàn thiện vào thời nhà Nguyễn. Lũy đá trên Gò Kinh Để dài khoảng 100m, điểm đầu nối với pháo đài Hổ Ki nhằm bảo vệ pháo đài Hổ Ki nếu bị tấn công từ phía sau, đồng thời ngăn không cho quân địch tiến từ sườn núi phía Đông vào bên trong cửa Thị Nại đánh chiếm pháo đài. Lũy trên Gò Vũng Tàu dài chừng 600m, có nhiệm vụ ngăn quân địch đi bằng đường thủy đến Hải Giang, sau đó theo sườn núi phía Đông lên chiếm mặt phía Tây của pháo đài và chiếm cửa biển Thị Nại.
TS. Đinh Bá Hòa chia sẻ: Để khai thác và bảo tồn Lũy cổ Phương Mai, chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng cần khai thác du lịch mạo hiểm, ở đây có thể kết hợp với tham quan các hang yến, ngắm Quy Nhơn. Rất hiếm thành phố nào có nhiều di tích cổ nằm trong nội thành như TP Quy Nhơn (Tháp Đôi, Lũy cổ Phương Mai và Tượng đài Trần Hưng Đạo). Sự giao thoa văn hóa này có thể bắt nguồn từ Chămpa, sau đến Tây Sơn và cuối cùng là thời Nguyễn. Nếu chúng ta xây dựng hạ tầng đường giao thông thuận lợi thì khai thác du lịch rất tốt.
![]() |
Bờ tường thành Lũy cổ Phương Mai tồn tại hàng trăm năm nay |
Nhằm khai thác tiềm năng vẻ đẹp của dãy núi bán đảo Phương Mai, đầm Thị Nại, trong đó có Lũy cổ Phương Mai, ông Phan Tuấn Hoàng, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin TP Quy Nhơn, cho biết: Hiện nay, UBND TP Quy Nhơn xây dựng, giới thiệu sản phẩm tour du lịch tại làng chài Hải Minh, để người dân và du khách có thể thuận lợi di chuyển tham quan tại di tích Lũy cổ Phương Mai và núi Tam Tòa. Theo phân cấp quản lý di tích, trong thời gian tới di tích Lũy cổ Phương Mai sẽ được giao lại cho phường Hải Cảng quản lý bảo vệ và thực hiện việc khai thác để thu hút khách du lịch và bảo tồn di sản di tích lịch sử Lũy cổ Phương Mai.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Ẩm thực Huế - Say lòng thực khách
08:27 | 31/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng
11:29 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa
11:26 | 27/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. Hồ Chí Minh 2025 – Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
08:29 | 24/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì
09:37 | 21/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức gặp mặt hội đồng hương Gia Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
11:10 Tin tức

Hà Nam: Các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
08:30 Tin tức

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 Văn hóa - Xã hội

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 Tin tức

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 Văn hóa - Xã hội









