Thứ năm, 09-03-2023 | 10:27GMT+7
Lâm Hữu Tặng - Say mê với tình yêu vọng cổ
LNV - Sáng tác vọng cổ gần 15 năm, đồng thời gắn bó với nghề biên tập hơn 11 năm, thạc sĩ – tác giả Lâm Hữu Tặng (SN 1989) nay đã chuyển sang thử sức bản thân ở lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, chưa lúc nào ngọn lửa đam mê cải lương trong anh có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Sinh ra và lớn lên tại vùng ven thành phố Cà Mau, từ thuở nhỏ, Lâm Hữu Tặng thường được nghe ca cổ, tuồng cải lương qua lời ru của ba, máy phát radio trong nhà và cả tivi hàng xóm. Nhờ sớm tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này, anh dần hình thành tình yêu và niềm say mê mãnh liệt với dòng nhạc cải lương.

Tác giả Lâm Hữu Tặng và NSƯT Thu Vân
Năm 2006, Tặng nhập học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành văn học. Vốn say mê cải lương từ nhỏ, anh vẫn duy trì thói quen sáng tác vọng cổ tuy nhiên chủ yếu tự mày mò, chưa thật sự bài bản và nắm chắc nhịp điệu, cấu trúc. Thậm chí khi học Thạc sĩ (2014 - 2017), anh cũng làm luận văn liên quan đến cải lương với đề tài “Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác vọng cổ của soạn giả Viễn Châu”.
Trong một dịp đến Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) xem các thí sinh dự thi, tặng được giới thiệu đến học hát tại lò cổ nhạc gần chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh). Năm 2010, nhờ soạn giả Võ Tử Uyên kết nối, anh có dịp tham gia chuyến đi thực tế tại thị xã Phước Long (Bình Phước).
Chương trình do Đài Phát thanh– Truyền hình Bình Phước (nay là Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước) tổ chức. Cũng sau chuyến đi thực tế ở thị xã Phước Long, anh cho ra mắt tác phẩm “Ngoại ơi!”. Đây cũng là bài ca cổ đầu tiên của tặng được chọn biểu diễn tại chương trình “Những dòng sông hò hẹn” vào tháng 3/2010. Đến tháng 2/2011, Lâm Hữu Tặng chính thức trở thành biên tập viên của phòng văn nghệ Đài Phát thanh – Truyền hình
Bình Phước.
Chia sẻ những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, anh cho biết, “Ngoại ơi! là sáng tác đầu tiên của Tặng được xuất hiện trên sóng truyền hình trực tiếp. Bài hát do nghệ sĩ Võ Minh Lâm trình bày với nội dung nói về quê hương Phước Long (Bình Phước). Đến năm 2013, mình lại được dịp tham gia chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” và càng có nhiều người biết đến. Năm 2016, vở cải lương ngắn “Tìm lại cội nguồn” do Tặng sáng tác và biên tập cũng đạt bằng khen trong Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 36. Tác phẩm do Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước (BPTV) đăng ký tham gia dự thi,… ”
Lâm Hữu Tặng chụp ảnh cùng Nghệ sĩ Trinh Trinh và Linh Tâm
Đầu tháng 3/2022, anh chia tay BPTV để chuyển sang kinh doanh. Ở lĩnh vực mới, môi trường mới, tưởng chừng sẽ có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến niềm đam mê sáng tác của anh. Tuy nhiên, Tặng tâm niệm, đây là bước thay đổi tích cực để bản thân trải nghiệm cuộc sống, từ đó có thêm nhiều chất liệu quý phục vụ quá trình sáng tác.
Công việc sáng tác và kinh doanh là hai phạm trù khác nhau nhưng lại giúp anh “đời” hơn, giàu chiều sâu hơn trước. “Âm nhạc gắn liền với hơi thở thời đại, tuy nhiên đừng quá khô khan, cứng nhắc. Theo tôi, việc đưa hơi thở thời đại vào âm nhạc là điều tốt nhưng người sáng tác cần “mềm hóa” bằng những câu chuyện cảm động” - Tặng chia sẻ.
Năm 2022, anh vinh dự được chuyển thể cải lương cho vở kịch “Dạ cổ hoài lang” (kịch bản cố NSƯT Thanh Hoàng) tại chương trình “Liên hoan cải lương toàn quốc 2022”. Mặc dù lần đầu tiên tham dự sự kiện quy mô toàn quốc, anh vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ và giúp các nghệ sĩ biểu diễn đạt 4 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Kết quả này giúp Tặng có thêm động lực cố gắng và gắn bó hơn nữa với niềm đam mê sáng tác.
Tính đến nay, số lượng tác phẩm Lâm Hữu Tặng sáng tác và được trình diễn lên đến gần 300 bài. Từng là một cán bộ Đoàn, đảng viên trẻ hoạt động trong đơn vị tuyên truyền, những đề tài anh sáng tác thường ca ngợi đất nước, con người, nêu cao lý tưởng và hoài bão của thanh niên trong thời đại mới. Bao gồm gia đình, tình yêu, lý tưởng xây dựng và phát triển kinh tế quê hương,…
“Hạnh phúc với đam mê” là câu nói Lâm Hữu Tặng muốn gửi gắm đến các bạn trẻ đang có suy nghĩ lựa chọn và theo đuổi nghề. Anh thầm cảm ơn cải lương đã mang đến những điều tuyệt vời cho bản thân. Đồng thời, anh khẳng định sẽ lấy đó làm động lực cố gắng phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới.

Tác giả Lâm Hữu Tặng và NSƯT Thu Vân
Năm 2006, Tặng nhập học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành văn học. Vốn say mê cải lương từ nhỏ, anh vẫn duy trì thói quen sáng tác vọng cổ tuy nhiên chủ yếu tự mày mò, chưa thật sự bài bản và nắm chắc nhịp điệu, cấu trúc. Thậm chí khi học Thạc sĩ (2014 - 2017), anh cũng làm luận văn liên quan đến cải lương với đề tài “Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong sáng tác vọng cổ của soạn giả Viễn Châu”.
Trong một dịp đến Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) xem các thí sinh dự thi, tặng được giới thiệu đến học hát tại lò cổ nhạc gần chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh). Năm 2010, nhờ soạn giả Võ Tử Uyên kết nối, anh có dịp tham gia chuyến đi thực tế tại thị xã Phước Long (Bình Phước).
Chương trình do Đài Phát thanh– Truyền hình Bình Phước (nay là Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước) tổ chức. Cũng sau chuyến đi thực tế ở thị xã Phước Long, anh cho ra mắt tác phẩm “Ngoại ơi!”. Đây cũng là bài ca cổ đầu tiên của tặng được chọn biểu diễn tại chương trình “Những dòng sông hò hẹn” vào tháng 3/2010. Đến tháng 2/2011, Lâm Hữu Tặng chính thức trở thành biên tập viên của phòng văn nghệ Đài Phát thanh – Truyền hình
Bình Phước.
Chia sẻ những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, anh cho biết, “Ngoại ơi! là sáng tác đầu tiên của Tặng được xuất hiện trên sóng truyền hình trực tiếp. Bài hát do nghệ sĩ Võ Minh Lâm trình bày với nội dung nói về quê hương Phước Long (Bình Phước). Đến năm 2013, mình lại được dịp tham gia chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” và càng có nhiều người biết đến. Năm 2016, vở cải lương ngắn “Tìm lại cội nguồn” do Tặng sáng tác và biên tập cũng đạt bằng khen trong Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 36. Tác phẩm do Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước (BPTV) đăng ký tham gia dự thi,… ”

Lâm Hữu Tặng chụp ảnh cùng Nghệ sĩ Trinh Trinh và Linh Tâm
Đầu tháng 3/2022, anh chia tay BPTV để chuyển sang kinh doanh. Ở lĩnh vực mới, môi trường mới, tưởng chừng sẽ có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến niềm đam mê sáng tác của anh. Tuy nhiên, Tặng tâm niệm, đây là bước thay đổi tích cực để bản thân trải nghiệm cuộc sống, từ đó có thêm nhiều chất liệu quý phục vụ quá trình sáng tác.
Công việc sáng tác và kinh doanh là hai phạm trù khác nhau nhưng lại giúp anh “đời” hơn, giàu chiều sâu hơn trước. “Âm nhạc gắn liền với hơi thở thời đại, tuy nhiên đừng quá khô khan, cứng nhắc. Theo tôi, việc đưa hơi thở thời đại vào âm nhạc là điều tốt nhưng người sáng tác cần “mềm hóa” bằng những câu chuyện cảm động” - Tặng chia sẻ.
Năm 2022, anh vinh dự được chuyển thể cải lương cho vở kịch “Dạ cổ hoài lang” (kịch bản cố NSƯT Thanh Hoàng) tại chương trình “Liên hoan cải lương toàn quốc 2022”. Mặc dù lần đầu tiên tham dự sự kiện quy mô toàn quốc, anh vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ và giúp các nghệ sĩ biểu diễn đạt 4 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Kết quả này giúp Tặng có thêm động lực cố gắng và gắn bó hơn nữa với niềm đam mê sáng tác.
Tính đến nay, số lượng tác phẩm Lâm Hữu Tặng sáng tác và được trình diễn lên đến gần 300 bài. Từng là một cán bộ Đoàn, đảng viên trẻ hoạt động trong đơn vị tuyên truyền, những đề tài anh sáng tác thường ca ngợi đất nước, con người, nêu cao lý tưởng và hoài bão của thanh niên trong thời đại mới. Bao gồm gia đình, tình yêu, lý tưởng xây dựng và phát triển kinh tế quê hương,…
“Hạnh phúc với đam mê” là câu nói Lâm Hữu Tặng muốn gửi gắm đến các bạn trẻ đang có suy nghĩ lựa chọn và theo đuổi nghề. Anh thầm cảm ơn cải lương đã mang đến những điều tuyệt vời cho bản thân. Đồng thời, anh khẳng định sẽ lấy đó làm động lực cố gắng phấn đấu hơn nữa trong thời gian tới.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tag :