Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Thanh Hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

LNV - Di sản văn hóa xứ Thanh được hình thành và mang đặc trưng từ môi trường địa lý, lịch sử, sinh thái, sinh hoạt, sản xuất... của vùng đất này. Trải qua hàng nghìn năm, miền đất “địa linh nhân kiệt” đã tạo nên một kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị.


Đền Lạch Bạng (thị xã Nghi Sơn). Ảnh: Khôi Nguyên

Khôi phục “diện mạo” kho tàng di sản

Nói đến văn hóa xứ Thanh là nói đến những đại diện tiêu biểu như nền văn hóa Đông Sơn, di chỉ Núi Đọ, Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, di tích khảo cổ hang Con Moong; Trò Xuân Phả, Trò Chiềng, dân ca dân vũ Đông Anh, Kin Chiêng Boọc Mạy, Pồn Pôông, lễ hội đền Độc Cước, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền Bà Triệu, lễ hội Sòng Sơn, nghề đúc đồng Trà Đông... Bên cạnh đó, hệ thống danh lam thắng cảnh còn nổi tiếng với Sầm Sơn, thắng cảnh Hàm Rồng, động Từ Thức, động Hồ Công, Bến En... không chỉ được xem như “báu vật” được thiên nhiên ban tặng, mà còn được con người thêu dệt nhiều truyền thuyết, huyền tích thấm đẫm tính nhân văn luôn có sức lôi cuốn, hấp dẫn người dân và du khách. Bởi vậy, di sản văn hóa cũng có thể ví như tấm gương phản chiếu lịch sử hình thành vùng đất, con người, cũng như mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc và có khả năng cố kết cộng đồng bền chặt.

Di sản văn hóa không dễ hình thành, lại rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biển mất nhanh chóng. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa mang tính lâu dài; đồng thời, không phải nhiệm vụ của một cấp, một ngành hay riêng địa phương, đơn vị nào. Xác định rõ điều đó, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được tỉnh ta quan tâm và có được nhiều kết quả quan trọng. Điển hình trong đó phải kể đến việc huy động các nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích đã và đang xuống cấp. Trong đó, tập trung các di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử cách mạng, như Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, đền Bà Triệu, đền Độc Cước, đền thờ Trần Khát Chân, chùa Hoa Long, phủ Trịnh, cụm di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ, Di tích nhà thờ Họ Vương, Di tích cách mạng Yên Trường...

Chỉ tính riêng giai đoạn 2012-2017, nguồn vốn từ chương trình hỗ trợ các mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa dành cho công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi cho 15 di tích đã lên đến 833,894 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách của tỉnh đầu tư tu bổ, tôn tạo cho 30 di tích, với kinh phí 783,174 tỷ đồng; kinh phí chống xuống cấp đối với 155 di tích là 49,621 tỷ đồng. Nguồn kinh phí của Trung ương tập trung vào phục dựng, bảo quản, tu bổ các di tích tiêu biểu như Lam Kinh, đền Bà Triệu, phủ Trịnh, chùa Hoa Long, đền thờ Trần Khát Chân, nghè Vẹt, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh... Ngoài ra, công tác xã hội hóa phục vụ trùng tu, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội dân gian, truyền dạy nghề truyền thống và các loại hình văn hóa phi vật thể... cũng được các địa phương chú trọng và mang lại nhiều kết quả tích cực. Ước tính trong giai đoạn 2012-2017, nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa đạt gần 520 tỷ đồng, phục vụ tu bổ, tôn tạo cho 220 di tích. Những di tích thu hút được nguồn kinh phí xã hội hóa lớn phải kể đến như đền Hàn, đền Cô Bơ, chùa Hàn Sơn, chùa Giáng, chùa Đại Bi...

Về cơ bản, các di tích được tu bổ, tôn tạo, phục hồi đã bảo đảm các nguyên tắc và quy định của Luật Di sản văn hóa. Qua đó, không chỉ góp phần khôi phục lại “diện mạo” văn hóa xứ Thanh phong phú, đa dạng, giàu giá trị; mà còn mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội, cũng như góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh về di sản cha ông ta đã gây dựng và trao truyền lại. Điển hình trong đó phải kể đến việc trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Trải gần 6 thế kỷ hình thành và qua nhiều lần bị tàn phá nghiêm trọng đã khiến di tích gần như trở thành phế tích. Bằng nguồn kinh phí hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác; đồng thời, qua hàng chục năm dày công nghiên cứu và từng bước tiến hành thi công, đến nay hàng chục hạng mục quan trọng đã được phục dựng và dần trả lại cho Lam Kinh diện mạo bề thế, uy nghiêm của “kinh đô tưởng niệm” nhà Hậu Lê. Cũng nhờ đó, Lam Kinh đang trở thành một trọng điểm du lịch tâm linh thu hút hàng nghìn lượt du khách mỗi năm đến tham quan, ngưỡng vọng, chiêm bái. Đồng thời, khu di tích cũng trở thành một địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho con dân xứ Thanh, con dân đất Việt.

Bên cạnh công tác trùng tu, tôn tạo, công tác kiểm kê di sản cũng được tỉnh ta sớm triển khai thực hiện. Theo đó, đợt kiểm kê lần thứ nhất diễn ra vào năm 1995 đối với di sản vật thể. Qua đó, toàn tỉnh có khoảng 1.535 di tích đã được kiểm kê, công bố. Đợt kiểm kê lần thứ hai được thực hiện với cả hai loại hình vật thể và phi vật thể và đến năm 2017, việc kiểm kê di sản vật thể cơ bản hoàn thành, còn di sản văn hóa phi vật thể vẫn đang được các địa phương thực hiện. Bên cạnh đó, công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích và di sản văn hóa phi vật thế để đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia cũng được chú trọng. Tỉnh Thanh Hóa bắt đầu triển khai công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích từ năm 1962 cho đến nay. Các di tích trên địa bàn toàn tỉnh đã được lập hồ sơ khoa học xếp hạng từ di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt và di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, công tác khoanh vùng di tích để bảo vệ được thực hiện nghiêm túc theo quy định (trên hồ sơ xếp hạng). Cụ thể, 100% di tích được lập hồ sơ khoa học, đưa vào đề nghị xếp hạng (từ khi có Luật Di sản văn hóa năm 2001) đều được lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ; việc cắm mốc giới bước đầu được quan tâm đối với một số di tích trọng điểm.

Cùng với việc quan tâm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản vật thể, tỉnh ta cũng dành sự quan tâm cho di sản phi vật thể. Hằng năm, tỉnh đầu tư hàng tỷ đồng cho công tác nghiên cứu khoa học, phục dựng, truyền nghề, xuất bản sách... để bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Điển hình như nghệ thuật trình diễn dân gian (Trò Xuân Phả, Ngũ trò Viên Khê, hò Sông Mã, Pồn Pôông, Kin Chiêng Boọc Mạy...); nghiên cứu, khôi phục một số lễ hội truyền thống (lễ hội Trò Chiềng, lễ hội đền Độc Cước, lễ hội Cầu Ngư...); khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống (đúc đồng Trà Đông, nước mắm Khúc Phụ, nước mắm Ba Làng...). Nhờ đó, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc được dần tìm lại vị thế và sức sống trong cộng đồng. Trong đó phải kể đến nhiều lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức thường xuyên gắn với di tích lịch sử văn hóa, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia; tiêu biểu như lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội đền Bà Triệu, lễ hội Quang Trung...; các lễ hội tín ngưỡng dân gian như lễ hội đền Sòng, lễ hội đền Độc Cước, lễ hội bánh chưng – bánh dày, lễ hội Pồn Pôông...

Những vấn đề đặt ra

Mặc dù công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đã tạo được bước chuyển đáng kể và mang lại nhiều kết quả tích cực. Song, khách quan nhìn nhận, đây là nhiệm vụ vừa khó khăn, phức tạp, vừa cần nguồn lực lớn cả về kinh phí và nhân lực. Do đó, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi có những hạn chế, bất cập phát sinh. Trong đó phải kể đến, công tác lập quy hoạch, khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích chưa được quan tâm đúng mức, triển khai còn chậm, tỷ lệ đạt thấp so vớ số lượng 1.535 di tích đã được kiểm kê, công bố. Công tác tu bổ, bảo quản, phục hồi di tích và nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng di sản văn hóa vật thể còn nhiều hạn chế. Trong đó, nhiều di tích đã và đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ trở thành phế tích nhưng chưa được đầu tư tu bổ, phục hồi (toàn tỉnh hiện có trên 400 di tích bị xuống cấp và nằm trong diện cần phải bảo quản, tu bổ, phục hồi); việc tu bổ, tôn tạo, phục dựng ở một số di tích có khâu chưa đúng quy định, chưa tuân thủ nghiêm trong thiết kế, thi công, dẫn đến làm biến dạng, mâu thuẫn với yếu tố gốc (nguyên bản) cấu thành di tích, nhất là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật.

Bên cạnh đó, công tác lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích, di sản văn hóa phi vật thể có thời điểm còn chậm, chưa chủ động; số di tích và loại hình di sản văn hóa phi vật thể được công nhận, xếp hạng quốc gia còn ít so với di sản hiện có; còn nhiều di tích đã được công nhận xếp hạng chưa có đủ hồ sơ theo quy định. Công tác nghiên cứu khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm thực hiện một cách chủ động, thường xuyên và chưa có chiều sâu. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng di sản văn hóa phi vật thể chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện chậm, hiệu quả thấp; nhiều loại hình đã và đang bị mai một, thất truyền như tiếng nói, chữ viết của một số dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Dao); tri thức dân gian; một số hình thức diễn xướng dân gian; trò chơi truyền thống dân gian ít được tổ chức trong lễ hội; không ít lễ hội truyền thống đang bị mất đi yếu tố gốc bởi sân khấu hóa và hiện đại hóa; việc truyền dạy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ chưa được thực hiện thường xuyên, nhiều nơi không quan tâm...

Mặc dù văn hóa được Đảng ta xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, song nhận thức về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, có lúc có nơi còn hạn chế. Do vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở một số địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với phát triển kinh tế. Trong khi đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa nói chung, công tác di sản văn hóa nói riêng còn nhiều bất cập. Việc tham mưu văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa nhiều lúc, nhiều nơi còn chậm, lúng túng. Hoạt động của một số ban quản lý di tích hiệu quả chưa cao, nhất là còn lúng túng trong quản lý di tích, tổ chức lễ hội, tu bổ, tôn tạo di tích... nên đã xảy ra tình trạng mất cắp di vật, cổ vật, tranh chấp đất đai, xâm hại di tích, tiếp nhận đồ thờ tùy tiện; việc quản lý nguồn kinh phí xã hội hóa, tiền công đức nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa công khai, minh bạch... Ngoài ra, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tham mưu về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là cán bộ văn hóa cơ sở; đội ngũ hướng dẫn viên ở các khu di tích phần lớn là thiếu, trình độ chuyên môn, kiến thức về lịch sử, văn hóa, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu...; đội ngũ tư vấn thiết kế tu bổ di tích và giám sát công trình thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn và thiếu đội ngũ thợ thi công lành nghề. Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn ít so với hệ thống di tích và lễ hội.

Nhiều năm qua, nguồn lực dành cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản mặc dù đã được tỉnh ta quan tâm, song vẫn còn khá khiêm tốn so với yêu cầu thực tế. Kinh phí dành cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích các cấp chủ yếu phục vụ các di tích tín ngưỡng, tâm linh mà chưa quan tâm đúng mức đến di tích lịch sử cách mạng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo cán bộ quản lý di sản văn hóa, hướng dẫn viên, truyền dạy nghề, chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi nghệ nhân dân gian; kinh phí đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống bảo tàng công lập chưa đáp ứng yêu cầu... Ngoài ra, công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tích ở nhiều nơi không tuân thủ các quy định của pháp luật, thiếu hiểu biết về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và đặc biệt là Luật Di sản văn hóa dẫn đến việc tự ý tu bổ, không tôn trọng yếu tố nguyên gốc, đưa một số tượng thờ, linh vật không phù hợp vào di tích; công tác xã hội hóa mới tập trung vào các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh...

Di sản văn hóa là sự phản ánh của tinh hoa và bản sắc văn hóa của mỗi địa phương, mỗi vùng miền. Do vậy, việc lưu giữ, bảo tồn, trao truyền di sản văn hóa là nhiệm vụ hết sức cần thiết, thể hiện trách nhiệm, sự tri ân của hậu thế đối với tiền nhân. Song phải làm thế nào cho hiệu quả, khoa học và đúng quy định của pháp luật, thì không chỉ cần ý thức trách nhiệm, sự trân trọng, mà càng cần hết sức thận trọng và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa gốc của di sản.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Trên hành trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Định, ẩm thực là một phần không thể thiếu, bởi món ăn không chỉ làm say lòng người, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người Bình Định.
Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Tuy Phước có thể xem là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn kế hoạch 1 tháng, đúng dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên

LNV - Tối 24/4, đêm Đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025 với chủ đề “Viễn Nguyên” chính thức diễn ra tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đêm đại nhạc hội thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

LNV - Cựu chiến binh Đinh Vượng - thiếu tá, nguyên Trợ lý tuyên huấn của Lữ đoàn pháo Bông Lau anh hùng kể lại cho chúng tôi nghe về trận pháo kích cuối cùng vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày toàn thắng 30/4/1975.

Tin khác

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ "Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân" của tác giả Tiên Sa
Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

LNV - Đại tá Đào Quang Đới, chạm ngưỡng 75, nhưng tác phong nhanh nhẹn, gương mặt tươi tắn, toát lên nét thanh tú của thời trai trẻ. Qua trò chuyện mới biết, gần 40 năm phục vụ quân đội, trong đó có 24 năm ông là lính Sư đoàn 324, từng tham gia chiến đấu trên đồi A Bia - trận đánh thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển Lầu Năm Góc. Đào Quang Đới 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Chiến sỹ Quyết thắng, cùng nhiều Huân, Huy chương các loại...
Người giữ hồn Tây Nguyên

Người giữ hồn Tây Nguyên

LNV - “Người giữ hồn Tây Nguyên” là biệt danh nhiều người đặt cho ông Nguyễn Văn Hải, một nhà sưu tập cổ vật văn hoá vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Cuộc đời người đàn ông này gắn liền với những hành trình khám phá, đam mê tìm kiếm và lưu giữ nhiều bộ sưu tập mang đậm giá trị lịch sử vùng đất Tây Nguyên huyền bí.
Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

LNV - Cây cọ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phú Thọ. Món cơm nắm lá cọ cũng là một đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.
Thơ người Làng nghề

Thơ người Làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ nhân dịp ky niệm 50 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn huyện Vân Canh có 419 hộ gia đình xây dựng sửa chữa nhà ở. Đến nay, 100% hộ gia đình khởi công xây dựng, 230 nhà đã xây dựng hoàn thành. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

LNV - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) ra đời như một lát cắt lịch sử nhắc về năm tháng chiến đấu hào hùng của quân dân vùng đất Củ Chi. Xây đắp từ những khung cảnh ngột ngạt dưới lòng đất, bộ phim đã cho thấy nhiều nỗi đau chưa được lắng nghe, có cả những cái tôi đau đớn chưa được vỗ về trên nền chiến tranh đầy khốc liệt.
Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

LNV - Trong không khí lắng đọng giữa những ngày tháng Tư lịch sử, một buổi ra mắt thơ đặc biệt của Đại tá, thương binh Lê Sỹ Thái - người được Nhà nước phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” năm 19 tuổi làm tôi nể, phục. Tập thơ “Lục bát tôi say” được tổ chức ra mắt và giới thiệu, tọa đàm tại Hội trường UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong buổi sáng ngày 19/4/2025 trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, đồng đội, người thân và người yêu thơ.
Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

LNV - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

LNV - Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực

Trên hành trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Định, ẩm thực là một phần không thể thiếu, bởi món ăn không chỉ làm say lòng người, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, truyền thống của vùng đất và con người Bình Định.
Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”

Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts, diễn ra trong hai ngày 1 và 2/5/2025.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Ngày 1/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan (TP Seoul, Hàn Quốc) do bà Park Heeyoung, Quận trưởng quận Yongsan làm Trưởng đoàn.
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Giao diện di động