Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Thạch Thất (Hà Nội): Ðộc đáo phiên chợ gà đầu xuân

LNV - Về thăm xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) vào ngày mùng 6 tháng Giêng, du khách sẽ được tham dự chợ gà độc đáo mỗi năm chỉ họp một phiên duy nhất. Những du khách lưu lại đến ngày hôm sau sẽ được dân làng mời dự “Tết gà”, một sinh hoạt văn hóa riêng có ở nơi đây.


Gà bán tại chợ luôn khỏe mạnh và có chất lượng tốt nhất.

Từ trong truyền thống

Xã Canh Nậu nằm ở phía nam huyện Thạch Thất, có diện tích 5,06km², chia thành 4 thôn, tổng dân số trên 16.000 người, đông dân thứ hai ở huyện.

Tên gọi các xóm cho thấy Canh Nậu là vùng đất cổ. Những cái tên như xóm Tây Thượng, xóm Tây Hạ, xóm Núi Trong, xóm Chiền, xóm Nội Ngòi... vẫn giữ nguyên như từ mấy trăm năm trước. Theo ông Nguyễn Kiến, hội viên Câu lạc bộ Văn nghệ sĩ xứ Đoài, làng Canh Nậu xưa có tên Nôm là kẻ Núc, về sau gọi là Canh Nậu, là một làng thuần nông đúng nghĩa. Từ giữa thế kỷ XIX, làng mới có thêm nghề mộc, làm các dụng cụ phục vụ nhà nông, sau mở rộng làm đồ gỗ dân dụng, đồ thờ, đồ gỗ mỹ nghệ... và có thêm nhiều nghề khác.

Trong số các tập tục lâu đời tại xã Canh Nậu còn lưu truyền đến nay, độc đáo nhất là “Tết gà” được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Để phục vụ cho ngày “Tết gà”, người làng tổ chức hẳn một phiên chợ gà tại làng vào ngày mùng 6 tháng Giêng.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến, chợ Gà ở Canh Nậu họp rất sớm, từ khoảng cuối giờ Dần (5h), cho đến đầu giờ Ngọ (11h) là đã vãn. Chợ đông nhất vào quãng từ 7 - 8h. Ai cũng muốn lựa chọn thoải mái để có được những con gà vừa đẹp mã vừa ngon thịt để hôm sau làm lễ dâng cúng tổ tiên thụ hưởng, phù hộ cho con cháu luôn được may mắn, có sức khỏe và làm ăn thuận lợi. Du khách ghé chơi chợ cảm thấy vui tai khi được nghe tiếng địa phương Thạch Thất ra giá và “đánh bóng” gà của người bán gà, rồi tiếng trả giá của người mua. “Lời qua tiếng lại” có thể kéo dài mươi phút nhưng tuyệt nhiên không có ai gắt gỏng, tất cả đều vui vẻ. Thực chất, việc ra giá hay trả giá là theo “tục” chợ quê, còn gà đem bán tại chợ luôn là những con gà khỏe mạnh và có chất lượng tốt nhất mà người bán đã chọn lựa kỹ càng trước khi mang vào chợ. “Chợ gà bán đắt, mua may” là vì thế. “Đắt” là đắt hàng, bán “chạy” chứ không phải là đắt giá, còn “mua may” là mua được gà như ý để làm lễ cúng ngày Tết.

Sang ngày mùng 7, từ sáng mọi nhà đã tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên và món thịt gà được coi là trung tâm với chú gà trống thờ được luộc chín vàng, đầu ngẩng cao, miệng ngậm bông hoa trang trí, trông rất đẹp.

Phát huy nét đẹp văn hóa trong thời đại mới

Chăn nuôi gà thịt.


Ông Nguyễn Thế Hùng, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, nhận định: Phiên chợ gà ngày mùng 6 và “Tết gà” ngày mùng 7 tháng Giêng hằng năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Canh Nậu, từ lâu đã lan tỏa khắp vùng. Vì thế, chợ gà Canh Nậu có rất nhiều người từ các xã lân cận đến mua hàng vào ngày mùng 6. Còn việc dâng mâm cơm cúng trong ngày “Tết gà” mùng 7 tháng Giêng ở Canh Nậu nhằm thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn tổ tiên đã sinh thành, dưỡng dục các thế hệ cháu con; cùng với đó là thể hiện lòng biết ơn các vị thần thánh, các đấng bề trên đã luôn phù trợ, che chở cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh và làm ăn may mắn. Trong bài cúng có lời mời ông bà về nhà, cùng con cháu vui đón Tết, xuân và ngự ở ngôi cao để thưởng thức các món ăn ngày Tết gồm xôi, cơm trắng, giò, thịt gà luộc, bánh chưng, canh, nem, rượu... Sau khi cúng xong, hương trên ban thờ đã cháy hết thì cả nhà hạ cỗ và thụ hưởng lộc mà tổ tiên ban cho.

Lý giải sâu hơn về ý nghĩa “Tết gà” ở Canh Nậu, ông Nguyễn Kiến cho rằng đây là một hiện tượng văn hóa bắt nguồn từ quan niệm truyền thống về vai trò của con gà trong đời sống cư dân nông nghiệp nói chung mà người dân Canh Nậu đã “đẩy” lên thành một tập tục đẹp. Với người nông dân, gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết nhất từ xa xưa. Trong quan niệm của người Việt, trong một con gà trống khỏe mạnh hội đủ 5 đức tính tốt của người quân tử là “văn, võ, dũng, nhân, tín” nên gà trống trở thành vật cúng tế cổ truyền. Việc người dân Canh Nậu tổ chức “Tết gà” cũng nằm trong trường nghĩa đó và là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần tiếp tục được bảo tồn và phát huy trong thời đại mới.

Mấy chục năm trở lại đây, ngoài chợ gà, “Tết gà” truyền thống thì ở Canh Nậu, nhiều hộ dân đã tổ chức chăn nuôi gà với quy mô lớn, có cả những trang trại chuyên chăn nuôi gà, bán thịt gà thương phẩm trên thị trường rộng lớn. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của quê hương, người chăn nuôi gà ở Canh Nậu luôn bảo đảm quy trình chăn nuôi khoa học để có sản phẩm đầu ra là gà sạch và ngon, lại có thể đáp ứng yêu cầu, thị hiếu đa dạng về chủng loại gà, cân nặng, số lượng... từ phía khách hàng. Vì thế, gà Canh Nậu được khách hàng tín nhiệm. Theo thương nhân Nguyễn Văn Tiến ở Cụm công nghiệp Canh Nậu, nguồn gốc gà thịt bán trong phiên chợ gà đầu năm hay bán đại trà trong năm đều có nguồn gốc rõ ràng từ các hộ gia đình và các trang trại, được nuôi với quy trình chuẩn, thực đơn khoa học nên bảo đảm cả yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm. Để vươn ra thị trường rộng lớn hơn, một số chủ kinh doanh còn lập trang web bán hàng và tổ chức ship hàng cho khách trong thời gian ngắn nhất.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, chợ gà, “Tết gà” ở xã Canh Nậu là một nét đẹp văn hóa, được nhân dân truyền đời lưu giữ và được địa phương cổ vũ, động viên, tạo điều kiện để tiếp tục phát huy giá trị trong thời đại mới. Tuy nhiên, Canh Nậu cần có giải pháp đúng, cách làm hay để lan tỏa nét đẹp văn hóa đó ra cộng đồng. Một trong những việc cần và có thể làm ngay là thực hiện lồng ghép nội dung giới thiệu chợ gà, “Tết gà” vào việc quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể nói chung ở địa phương để thu hút du khách đến chiêm ngưỡng những dấu ấn lịch sử - văn hóa, hưởng thụ và trải nghiệm một không gian làng quê yên bình, nhân văn... Đó sẽ là một cách làm hay và hiệu quả, thiết thực đóng góp cho nguồn lực phát triển du lịch ở vùng đất phía tây của Thủ đô Hà Nội.

Đăng Phú

Tin liên quan

Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.

Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động