Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Sài Gòn trở mình, Sài Gòn thương

LNV - Không biết tự bao giờ, riêng tôi, tôi đã yêu thành phố này quá đỗi. Hơn 35 năm được Sài Gòn cưu mang ư ? Đúng thế, nên yêu. Nhưng, còn hơn thế nữa, cái sức sống mãnh liệt từ bên trong của Sài Gòn mới làm ta kinh ngạc. Sau những ngày “bạo bệnh” vì Covid – 19, cái sức sống ấy càng rõ nét, mãnh liệt hơn bao giờ. Vâng, một Sài Gòn đang trở mình lớn dậy. Một Sài Gòn đong đầy thương nhớ với bất kỳ ai, khi đi xa vùng đất này.
Sài Gòn – TP.HCM, thật vô cùng quan trọng hơn bất kỳ tỉnh, thành nào trên dải đất cong cong hình chữ S. Bởi, nói không quá lời, Sài Gòn không chỉ là một trung tâm đô thị - kinh tế - văn hóa – xã hội lớn nhất nước. Sài Gòn còn mang trong mình một trọng trách, là đầu tàu kinh tế quyết định sự tăng trưởng của cả quốc gia. Sài Gòn như người anh cả trong gia đình để cáng đáng, gánh gồng mọi việc lớn lao. Vì vậy, có chuyên gia nào đó ví von “TP.HCM hắt hơi, xổ mũi, cả nước lao đao”. Đúng vậy, trong tổng thu ngân sách cho cả nước, thì riêng TP.HCM chiếm khoảng 30%. Mỗi ngày, bình quân TP.HCM thu ngân sách tròm trèm 1.800 tỷ đồng.


Bất ngờ, đại dịch Covid-19 bùng phát, Sài Gòn lâm bệnh. Có lẽ, không người dân nào ở thành phố này lại có thể quên những ngày tháng cả Sài Gòn giãn cách. Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng – kể lại: "Cả thành phố đã trải qua những ngày khó khăn đỉnh điểm chưa từng có trong lịch sử. Ngày cao điểm, số ca mắc mới lên đến 17.403 ca, cùng lúc phải chăm sóc cho hơn 104.000 F0, trong đó có gần 40.000 F0 nặng. Thành phố đã thành lập 25 bệnh viện dã chiến và chuyển công năng 54 bệnh viện và bệnh viện nào cũng quá tải. Từ 18/8 đến 24/8/2021, số tử vong tăng lên đến 2.105 ca/tuần".

Hơn 23.000 người dân Sài Gòn đã mất vì Covid-19. Song, tôi tin rằng con số trên chỉ mang tính tương đối, con số thực về sự mất mát của người dân Sài Gòn phải hơn thế.

Nhớ lại những tháng ngày đó, ta không khỏi rùng mình. Một không gian tĩnh lặng. Dòng thời gian chậm chạp trôi… Hàng triệu người dân chôn chân tại nhà, trong khi ngoài đường phố chỉ nghe được tiếng còi xe cứu thương đẫm màu chết chóc. Quá thương Sài Gòn những giờ phút đó ! Dịch bệnh Covid-19 là chưa có tiền lệ và những hệ quả của nó cũng rất khó dự báo để ứng phó. Trong ba tháng 7, 8 và 9/2021, mọi hoạt động kinh tế của TP.HCM bắt đầu sa sút. Những tổn thương nghiêm trọng đã xảy ra ở các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.


Tình hình xấu đi nhiều trong tháng 8 và 9/2021, khi xuất nhập khẩu bắt đầu giảm mạnh, lần lượt sụt 39,3% và 15% so với tháng 6 - tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Doanh số thương mại dịch vụ tháng 8 chỉ còn 35.500 tỷ đồng, chưa bằng 30% doanh thu hàng tháng trong điều kiện bình thường. Ngành công nghiệp lúc này cũng giảm sâu 22,4% so với tháng trước.

Suốt cả tháng, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ 594 doanh nghiệp, thấp hơn cả số hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trung bình trong một ngày giai đoạn bình thường. Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM công bố vào cuối tháng 9/2021, có hơn 90% doanh nghiệp cho rằng tình hình rất khó khăn. Dịch bệnh cũng tác động tiêu cực đến người lao động khi 381.420 người mất việc và 18.464 hộ, sạp của thương nhân tại các chợ truyền thống phải tạm dừng do giãn cách. Đại dịch Covid-19 khiến quy mô nền kinh tế TP.HCM vận hành dưới 50% trong tháng 9/2021. Suy giảm tăng trưởng chưa từng có: Năm 2019 đạt 7,8%, năm 2020 là 1,36%, thì năm 2021 ước -5%. Bình quân 6 tháng đầu năm, mỗi ngày thành phố thu khoảng 1.800 tỷ đồng, nhưng tháng 7, tháng 8, mức thu mỗi ngày chỉ đạt 700 tỷ đồng và đến tháng 9 giảm còn trên 600 tỷ đồng…

Từng ngày, từng ngày, nối dài dòng người lao động tháo chạy khỏi Sài Gòn. Nỗi buồn cho người ở lại, những giọt nước mắt từ bao con người đành đoạn chia xa thành phố trên những chiếc xe gắn máy… Chưa bao giờ miền đất này lại lâm cảnh bi đát như vậy. Nhưng, trước một đô thị như Sài Gòn đang cần sống lại; cả đất nước lại chung tay vực dậy TP.HCM để qua cơn bạo bệnh. Tôi tin rằng, không người dân TP.HCM nào không ấm lòng, không khỏi thổn thức, khi thấy hàng ngàn anh bộ đội đổ về giúp dân. Hàng chục triệu liều vaccine đã được nhà nước ưu tiên cho TP.HCM. Chưa kể, vô số những chuyến hàng thực phẩm, nông sản từ mọi miền đất nước đã chở về tiếp ứng cho người dân Sài Gòn…

Sài Gòn nhanh chóng hết bệnh và sống lại trong sự ngỡ ngàng của cả nước. Không phải ngẫu nhiên, thời gian gần đây, vô số những lời ngợi ca TP.HCM, khi thành phố từng bước lấy lại vị thế đầu tàu của mình. Chỉ trong quý I/2022, sản xuất công nghiệp TP.HCM khởi sắc, với giá trị tăng thêm toàn ngành 5,5%. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt gần 11,9 tỷ USD, tăng 3,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 10.000 tỷ đồng.

Tất cả cho thấy, tăng trưởng kinh tế TP.HCM đang phục hồi mạnh mẽ. Báo cáo một số kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2022, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, năm 2022 các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,44% so với cùng kỳ (năm 2021 giảm 6,78%) và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6-6,5. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 49,5 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 66,2 tỷ USD, tăng 10% so cùng kỳ.

Đặc biệt, chỉ gần một năm hồi phục sau cơn trọng bệnh, số thu ngân sách năm 2022 của TP.HCM đã tăng vọt đến con số ngất ngưỡng ngoạn mục, không ai ngờ…426.000 tỉ đồng, thu vượt 40.000 tỉ đồng so với kế hoạch năm, tăng 27,7% so cùng kỳ năm 2021 (386.000 tỷ đồng). Đồng thời, dự toán thu ngân sách năm 2023 là 469.000 tỉ đồng (tăng khoảng 80.000 tỉ đồng so với năm 2022). Thống kê các con số kinh tế vẫn chưa lột tả hết sức bật mãnh liệt của người dân Sài Gòn vừa qua cơn trọng bệnh. Nhưng vẫn phải nói, vì trong mỗi con số ấy, nó chứa đựng công sức của hàng triệu con người, hàng trăm ngàn doanh nghiệp… đã không chùn bước trước khó khăn, vẫn hồi sinh, góp phần cho sự phát triển chung của cả nước.

Những ngày cuối năm 2022, bức tranh kinh tế của TP.HCM vẫn không ngừng khởi sắc, với hàng loạt đại dự án cơ sở hạ tầng sắp triển khai, sắp khai trương như: Thử nghiệm chuyến tàu đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên); Hoàn thành cắm mốc để khởi công xây dựng đường Vành đai 3; Chuẩn bị tiền dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài… Đây là những công trình đóng vai trò hết sức quan trọng để TP.HCM thật sự tăng tốc, phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới.

Sức bật mãnh liệt ấy, có lẽ, nó ẩn trong mỗi con người, từ nhiều vùng miền của đất nước hội tụ về đây mưu sinh và trở thành cư dân của thành phố này. Khí chất làm ăn, không chịu thất bại, luôn luôn vượt khó; nhưng bao giờ cũng thương yêu, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Không phải ngẫu nhiên, gần đây, một bài hát đong đầy tính cảm, có tên “Sài Gòn thương” (do nhạc sĩ Khúc Đạo Minh sáng tác, ca sĩ Kyo York thể hiện) đã chiếm trọn trái tim người dân Sài Gòn.

"...Sài Gòn thương, thương sớt vui buồn cho nhau.
Những khó khăn sẽ vượt mau, tình người vẫn luôn thấm sâu.
Sài Gòn thương, thương ai nguy nan sẽ hết thở than.
Sài Gòn thương, thương ai ly tan sớm được bình an.
Thương những con người, hiền hòa luôn nở môi cười...".

Vâng, sau đại dịch, Sài Gòn – TP.HCM bây giờ đang trở mình vươn dậy. Để biết bao con tim đã thương, đã nhớ, lại yêu Sài Gòn hơn gấp bội lần.

Bài, ảnh: Đông Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

LNV - Nhà Rông truyền thống là một trong những di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Việc bảo tồn, phục dựng nhà Rông truyền thống sẽ tạo điều kiện cho các di sản, giá trị văn hóa gắn liền với nhà Rông được gìn giữ, phát huy, đặc biệt là những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, cồng chiêng, múa xoang...
Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

LNV - Giữa phố xá tấp nập của TP. Hồ Chí Minh, chúng ta vẫn nhìn thấy những bức tranh tường trên quán xá, nhà hàng, khách sạn, nhà ở, khu du lịch. Đa phần các bức tranh không lưu lại dấu vết của người vẽ. Không chữ ký, không số điện thoại để lại. Để trả lời những thắc mắc của mọi người, tôi đã có dịp gặp họa sĩ Nguyễn Tâm, chàng trai đất Bắc vẽ tranh tường tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.

Tin khác

Ấn tượng triển lãm ảnh

Ấn tượng triển lãm ảnh 'Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới'

LNV - Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

LNV - Tối 27/4, UBND thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề “ Sa Pa – Xứ sở tình yêu”.
Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

LNV - Ngày 30/4/2024, gần 70 đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia trên thế giới đã kết thúc 1 tuần thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

LNV - Lá lốt là một loại cây thân thảo được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn để gia tăng mùi vị thơm ngon. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động