Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Quảng Yên: Xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa

LNV - Xác định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Chính quyền thị xã Quảng Yên đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu vừa xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị hóa.
Tái cơ cấu nông nghiệp là một đòi hỏi tất yếu

Thị xã Quang Yên phát triển theo hướng đô thị hóa có nhiều xáo trộn về đất đai, nhưng càng khó càng phải thực hiện. Bởi lẽ, sau từng giai đoạn thị xã từ một huyện nông nghiệp, nay đã phát triển trở thành một thị xã trẻ, năng động của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy tất yếu phải có một Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản xuất. Từ năm 2016- 2020, trên địa bàn Quảng Yên đã thu hồi 2.900,32 ha đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế- xã hội và triển khai thực hiện các khu công nghiệp. Riêng với số người lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất là 12.415 hộ với số người lao động là 25.627; Trong đó, có 4.605 lao động bị thu hồi hoàn toàn đất sản xuất. Do vậy tái cơ cấu trong nông nghiệp là một đòi hỏi tất yếu. Trước tình trạng thu hẹp diện tích canh tác nông nghiệp, Quảng Yên kịp thời đưa ra những giải pháp ban đầu. Trong đó hỗ trợ và vận động nông dân thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có áp dụng giống mới, hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, sản phẩm đặc thù, triển khai biện pháp canh tác xen vụ để nâng cao hệ số sử dụng đất...


Toàn cảnh thị xã Quảng Yên


Điển hình, khu vực chân đồi xã Tiền An trước đây chủ yếu trồng cây lâu năm, nay đang dần chuyển đổi thành vùng cây ăn quả. Các vườn na bở, ổi bo, cây có múi đã được hình thành, đạt sản lượng, chất lượng, giá trị cao. Tiêu biểu như: Vườn ổi của chị Lê Thị Đào, thôn chợ Rộc đạt 200 triệu đồng/năm; Vườn na bở của chị Vũ Thị Thu Nhung, thôn Vườn Chay đạt 300 triệu đồng/năm; Vườn na bở của bà Phạm Thị Ươm, xóm Đanh đạt 350 triệu đồng/năm...Để tận dụng diện tích canh tác, bà Phạm Thị Ươm, xóm Đanh, xã Tiền An đã biến 4.000m2 đất vườn tạp thành vườn na bở cho thu nhập cao.

Ông Vũ Ngọc Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tiền An cho biết: Riêng đối với cây na bở, năm 2020 Tiền An có 60ha, tháng 6 năm nay tăng lên 140ha, tiến tới sẽ là trên 200ha vào năm 2022. Hiện xã Tiền An đang đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu na bở Tiền An, đăng ký sản phẩm OCOP na bở Tiền An trong danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh. Như vậy, quả na bở cùng với cây rau an toàn sẽ là nông sản chủ lực của Tiền An.


Mô hình trồng cam ở thị xã Quảng Yên


Tại phường Yên Hải và Phong Hải, để bù đắp cho việc đất canh tác bị thu hẹp, 2 địa phương này đã vận động nông dân nâng cao hệ số sử dụng đất, tiến hành thâm canh giữa cây cao, trung và thấp hoặc trồng một năm 3-4 vụ/diện tích canh tác. Đơn cử như các mô hình trồng xen kẽ cây cau, ổi, đinh lăng và ớt, hay các ô ruộng dưa gang, dưa lê, dưa hấu... Riêng đối với mô hình trồng dưa các loại đã mang lại nguồn thu cho bà con Yên Hải, Phong Hải cao hơn 3-4 lần trồng lúa.

Ở lĩnh vực thủy sản, ghi nhận sự chủ động chuyển dịch của Công ty CP Thủy sản Tân An đã đầu tư công nghệ nuôi tôm 3, 4 giai đoạn trong nhà, năng suất, sản lượng đạt gấp từ 2,5 đến 4 lần so với nuôi thông thường. Thời gian gần đây, Công ty CP Thủy sản Tân An tiếp tục triển khai mô hình nuôi cá chim vây vàng. Đây là đối tượng nuôi mới, chất lượng sản phẩm tốt, suất đầu tư vừa phải, giá bán ra phù hợp thị trường bình dân.Từ những nỗ lực trên đã giúp cho nông nghiệp thị xã thời gian qua cải thiện một số chỉ số cơ bản. Cụ thể, giai đoạn 2015-2020, giá trị tăng thêm của nông nghiệp Quảng Yên đạt 4%, mức khá so với nhiều huyện thị khác; Giá trị sản xuất trên một ha diện tích đất canh tác tăng từ 115 triệu đồng lên 133 triệu đồng. Đặc biệt, giá trị sản xuất nông nghiệp Quảng Yên (tính theo giá hiện hành) tăng từ 2.757 tỷ đồng lên 3.825 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực thủy sản tăng từ 720 tỷ đồng lên 1.070 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND thị xã chia sẻ: Thị xã Quảng Yên thành lập đến nay gần 10 tuổi. Trong quá trình xây dựng và phát triển của thị xã, xây dựng nông thôn mới luôn là một nhiệm vụ trọng tâm được các cấp chính quyền UBND thị xã, HĐND thị xã đặc biệt quan tâm. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” trong những năm qua, UBND thị xã đã ban hành nhiều văn bản triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện nay cả 8/8 xã của thị xã Quảng Yên đã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới, trong năm 2021, thị xã phấn đấu xây dựng 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Do đặc thù là đô thị xây dựng nông thôn mới nên việc tái cơ cấu nông nghiệp và đào tạo nhân lực là một yêu cầu cấp bách và thị xã sẽ đấy mạnh trong thời gian tới”.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay do quá trình đô thị hóa từ huyện lên thị xã, trên địa bàn Quảng Yên có 5 khu công nghiệp (KCN), chiếm gần 50% tổng số KCN toàn tỉnh với tổng diện tích gần 3.000ha. Các KCN như: Amatar, Nam, Bắc Tiền Phong hiện đang đầu tư hạ tầng; KCN Đông Mai đã có các nhà đầu tư thứ cấp trên 70% diện tích. Đặc biệt, ngày 24/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 29 về việc thành lập KKT ven biển Quảng Yên. Việc thành lập này có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Quảng Yên mà còn cho toàn khu vực phía Tây của tỉnh, kết nối các KCN lớn, mở rộng không gian phát triển, tăng tính liên kết mạnh mẽ hơn của tam giác Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng, đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải Bắc Bộ. Đồng thời, góp phần tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.

Ông Trần Đức Thắng, Chủ tịch UBND Thị xã Quảng Yên, khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài trong phát triển khu kinh tế biển trên địa bàn thị xã đòi hỏi một nguồn lao động lớn. Quảng Yên sẽ là một địa bàn thu hút một lượng lớn lao động của tỉnh”.

Hiện nay, tại KCN Đông Mai có 6.000 lao động. Trong đó, lao động người Quảng Yên là 4.500 người, chiếm 76% số lao động trong KCN. Theo dự báo, giai đoạn 2021-2025, số lao động cần thu hút vào làm việc trong 5 khu công nghiệp khoảng 60.000 người, chủ yếu là lao động ở độ tuổi dưới 45. Số lao động trên địa bàn thị xã có thể đáp ứng được khoảng 30.000-35.000 người, chủ yếu là lực lượng lao động dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành kinh tế khác chuyển sang.

Bài, ảnh: Văn Tuân - Việt Hoa

Cùng với quá trình đô thị hóa trong xây dựng nông thôn mới, khu kinh tế ven biển Quảng Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với định hướng là "hạt nhân" phát triển tuyến phía Tây của tỉnh theo hướng đa ngành, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trong nông thôn và đào tạo nhân lực càng đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Bình Định công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao, kiểu mẫu đợt 2 năm 2024

Bình Định công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao, kiểu mẫu đợt 2 năm 2024

LNV - Đợt này, Hội đồng thẩm định nông thôn mới (NTM) cấp tỉnh Bình Định thống nhất công nhận xã An Quang đạt chuẩn NTM; công nhận 7 xã là Bình Nghi, Cát Nhơn, Nhơn Châu, Hoài Châu, Hoài Mỹ, Nhơn Hạnh, Nhơn Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao và công nhận xã Nhơn Hải đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới

Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới

LNV - Trong nỗ lực không ngừng để nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo thông báo mới nhất từ UBND tỉnh, đến nay, Thái Nguyên đã có 7 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, Thành phố Phổ Yên, Huyện Phú Bình, Huyện Đại Từ, Huyện Định Hóa và Huyện Phú Lương.
Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

LNV - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn (NNNT) thành một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

LNV - Chỉ sau hơn 4 tháng thi công trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết khắc nghiệt, dự án cấp điện cho làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh từ lưới điện quốc gia đã hoàn thành, đem lại niềm vui phấn khởi cho 188 hộ dân đồng bào Ba Na, Chăm ở làng Canh Tiến thay đổi cuộc sống mới.

Tin khác

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

LNV - Nối tiếp xã Vĩnh Quang, xã Vĩnh Hảo về đích nông thôn mới (NTM), là xã thứ 2 của huyện miền núi Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2024.
Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Ân Hảo Tây là xã đặc biệt khó khăn của huyện trung du miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ân Hảo Tây vừa được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động