Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Ông Trần Đức Hải - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội: Năm 2019 đẩy mạnh phát triển hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa

TBV - Năm 2018, Thủ đô Hà Nội đón tổng số 26,30 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 6,00 triệu lượt khách, tăng 21,3% so với năm 2017, về đích sớm trước 02 năm theo mục tiêu Nghị quyết 06/NQ-TU của Thành ủy đề ra. Nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019, Ban Biên tập Thời báo Làng nghề Việt trân trọng gửi tới quý bạn đọc nội dung cuộc trao đổi với ông Trần Đức Hải - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội.
Phóng viên: Năm 2018, nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế rất ấn tượng với các chương trình du lịch đặc sắc do Hà Nội tổ chức nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, đặc biệt là các hoạt động du lịch nhân 10 năm Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Xin ông cho biết đâu là những yếu tố tạo nên thành công cho các chương trình du lịch này?

Ông Trần Đức Hải: Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội ban hành ngày 29/5/2008, ngành du lịch Thủ đô đã từng bước khẳng định được vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Tuy còn có một số hạn chế nhất định, song du lịch Thủ đô đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giữ vững vị trí là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế; đảm bảo phát triển du lịch theo đúng định hướng đề ra, các chỉ tiêu phát triển du lịch đều đạt cao hơn so với cùng kỳ và kế hoạch hàng năm. Nguyên nhân chính đạt được kết quả trên đến từ sự quan tâm, chỉ đạo điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, của Thành phố đối với các hoạt động phát triển du lịch của Thủ đô. Bên cạnh đó là sự hưởng ứng tích cực của các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân Thủ đô và đặc biệt là sự vào cuộc mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.


Ông Trần Đức Hải - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội


Phóng viên: Năm 2018, ngành Du lịch Thủ đô có nhiều khởi sắc mạnh mẽ, xin ông cho biết những kết quả nổi bật của ngành du lịch?

Ông Trần Đức Hải: Năm 2018, Thủ đô Hà Nội đã đón tổng số 26,30 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 6,00 triệu lượt khách, tăng 21,3% so với năm 2017, về đích sớm trước 02 năm theo mục tiêu Nghị quyết 06/NQ-TU của Thành ủy đề ra; khách du lịch nội địa đạt 20,30 triệu lượt khách, tăng 7,5% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch đạt 77.480 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2017.

Thành phố đã triển khai hiệu quả chương trình hợp tác chiến lược với Mạng tin tức truyền hình cáp CNN để tuyên truyền quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội - Việt Nam trên kênh CNN quốc tế, thu hút được sự quan tâm và đánh giá tích cực từ khán giả, du khách, các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh đưa vào phục vụ nhân dân và du khách đã mang lại hiệu ứng tích cực và sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân và du khách như: tổ chức các hoạt động văn hóa-du lịch tại khu vực không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; khai trương thí điểm không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, tuyến buýt du lịch 2 tầng “Hà Nội City tour Hop on - Hop off” và “Thăng Long - Hà Nội City Tour”; giới thiệu Không gian bích họa phố Phùng Hưng. Đặc biệt ngày 07/11 vừa qua, Thành phố đã tổ chức lễ tiếp nhận đăng cai giải đua xe Công thức 1 trong 10 năm, bắt đầu tổ chức từ tháng 4/2020 tại khu vực Mỹ Đình, đây là sự kiện thể thao hàng đầu của thế giới, sẽ tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc có sức thu hút khách du lịch quốc tế mạnh mẽ.

Phóng viên: Hà Nội có 1.350 làng nghề truyền thống, chiếm số lượng lớn nhất trên cả nước, tuy nhiên các sản phẩm làng đặc trưng để là sản phẩm du lịch đặc trưng của Thủ đô chưa nhiều? Vậy ông có giải pháp gì để gắn các sản phẩm du lịch với phát triển làng nghề trong năm 2019?

Ông Trần Đức Hải: Xác định du lịch làng nghề là một sản phẩm du lịch văn hóa có thế mạnh của du lịch Thủ đô, trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tập trung phối hợp với các ngành và các đơn vị liên quan triển khai các nội dung sau:

- Tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh các làng nghề truyền thống, trong đó chú trọng đánh giá kết quả triển khai các làng nghề truyền thống kết hợp du lịch, các làng nghề truyền thống có điều kiện để quy hoạch, đầu tư phát triển làng nghề kết hợp với du lịch.

- Phối hợp tham mưu đề xuất Thành phố có chương trình hỗ trợ, khuyến khích đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các làng nghề như: đường giao thông, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề, khu ẩm thực… để đưa khách đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm dịch vụ.

- Tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội và hỗ trợ cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ làng nghề tư vẫn thiết kế mẫu sản phẩm mới trong đó kết hợp phát triển một số mẫu sản phẩm mới phục vụ du lịch.

- Tăng cường mở các lớp đào tạo du lịch cho cộng đồng dân cư tại nơi có làng nghề; triển khai thực hiện đề án đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc và các làng nghề thu hút khách du lịch.

- Tổ chức các đoàn khảo sát, xây dựng các tour du lịch chuyên đề hoặc tour du lịch kết hợp tham quan làng nghề phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của du khách cũng như điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của các làng nghề; Tiếp tục chuẩn hóa bài thuyết minh về địa danh, làng nghề, sản phẩm làng nghề của địa phương để giới thiệu, quảng bá cho du khách và các doanh nghiệp du lịch.

Phóng viên: Xin ông cho biết chương trình hành động trọng tâm trong năm 2019 của ngành du lịch Hà Nội năm 2019?

Ông Trần Đức Hải: Năm 2019, ngành du lịch Thủ đô sẽ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Về phát triển sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh phát triển hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa là thế mạnh của Thủ đô như các sản phẩm điểm đến du lịch gắn với di sản, làng nghề truyền thống, ẩm thực, du lịch nông nghiệp… gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn, làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm,… Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động của các khu du lịch, điểm tham quan du lịch hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố; lựa chọn các khu, điểm du lịch chất lượng cao cần tập trung đầu tư nhằm nâng cao chất lượng, tạo điểm đến du lịch hấp dẫn, tiêu biểu của Thành phố trong giai đoạn 2018-2020. Ban hành Bộ tiêu chí chuẩn công nhận điểm du lịch, khu du lịch chất lượng cao của thành phố Hà Nội. Thúc đẩy tiến độ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có chất lượng cao, hấp dẫn khách du lịch. Tiến hành rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố đề tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, sớm đưa vào khai thác bổ sung thêm cơ sở chất kỹ thuật cho ngành du lịch.

- Về công tác quảng bá xúc tiến, liên kết phát triển du lịch: Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, đề xuất triển khai chương trình hợp tác giai đoạn 2019 - 2023 giữa thành phố Hà Nội và kênh CNN quốc tế; tăng cường liên kết với các hãng hàng không và hãng lữ hành quốc tế lớn thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Hà Nội tại chỗ và tại các thị trường trọng điểm quốc tế; chú trọng liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tăng cường các hình thức quáng bá du lịch gắn với công nghệ trong xu hướng du lịch trực tuyến; triển khai đề án hệ thống du lịch thông minh, hình thành và đưa vào khai thác, sử dụng các thành phần cơ bản của hệ thống đảm bảo tính tiện ích, hấp dẫn du lịch.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh du lịch và an ninh an toàn đối với khách du lịch, gắn với việc triển khai đồng bộ các bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn thành phố. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Giữ gìn và phát huy hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn.

Thực hiện: Vũ Hải Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.

Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Giao diện di động