Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Nhớ về Tết Trung thu

LNV - Năm nào cũng vậy, khi tiết trời chuyển heo may báo hiệu mùa Tết trung thu sắp tới và lũ trẻ đang háo hức đợi chờ tới đêm phá cỗ linh đình với đủ đầy hoa quả, bánh trái cùng vô vàn các loại đồ chơi mà người lớn mua tặng. Là trong tôi thường nôn nao hoài nhớ về những mùa trung thu ấu thơ của mình, của những đứa trẻ trong xóm, khi mà giai đoạn đó do kinh tế khó khăn, nên đồ chơi cũng như mâm cỗ đêm trăng rằm cũng thiếu thốn, giản đơn vô cùng...
Ngược dòng thời gian để trở về với làng quê nơi tôi sinh sống, khi hết thảy các hộ dân trong làng đều nghèo, thậm chí đến cái ăn còn thiếu đói triền miên, nên dịp Tết trung thu cha mẹ không thể có tiền mà mua cho các con đồ chơi đủ loại như bây giờ. Dẫu không được cha mẹ mua cho đồ chơi, nhưng tôi và lũ trẻ đồng trang lứa trong xóm luôn có kế hoạch làm các loại đồ chơi đơn sơ, gọi là có, để góp vui trong đêm hôm rằm. Khi trung thu sắp tới, ngoài giờ học ở trường, hay xong việc nhà là bọn trẻ chúng tôi lại tụ tập để bàn chuyện sẽ thiết kế, làm những món đồ chơi gì! Có thể mỗi năm chúng tôi lại biến tấu ra thêm vài món đồ chơi mới học được từ phim ảnh, sách báo, hay sự sáng tạo của một đứa nào đó trong nhóm, nhưng thường thì mấy món đồ chơi truyền thống như: Đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ... thì mùa trung thu nào cũng luôn phải có! Ngày trước, nguyên vật liệu để làm đồ chơi cũng hiếm, nên để làm được các món đồ chơi là cả một vấn đề không hề giản đơn chút nào. Vi dụ như làm đèn ông sao, chúng tôi phải chặt tre về chẻ, vót nan sau đó ghép làm khung ông sao vàng năm cánh. Giấy báo, hoặc giấy trắng xé từ vở viết, sau đó mua phẩm về nhuộm thành giấy màu các loại để dán bao phủ khung tre hình ngôi sao vàng. Còn tua rua buộc nơi đầu của những cánh sao chúng tôi kiếm giấy bạc ở những bao thuốc lá, sau đó dùng kéo cắt từng rua nhỏ...


Nói chung là để làm nên được cho mỗi đứa chỉ một chiếc đèn ông sao thôi thì cả nhóm cũng phải làm hết cả nhiều buổi, và tốn rất nhiều công sức. Hay như chiếc đèn kéo quân cũng vậy, nguyên vật liệu chính phải có một cán dài để treo lồng đèn, thường chúng tôi chọn làm bằng tre, hoặc cây muồng cho nhẹ. Còn lồng đèn với khung tre, bao xung quanh 4 mặt là giấy màu, bọn chúng tôi cũng phải thiết kế sao cho khi đặt nến phía trong để đốt thì lửa không bắt vào giấy màu gây cháy đèn... Khi còn nhỏ và bắt đầu làm đồ chơi, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm làm ra đều xấu xí, không đẹp mắt một chút nào. Thế nhưng, những năm lớn thêm chút xíu, kinh nghiệm đã có, vì thế món đồ chơi nào làm ra cũng đẹp chẳng kém các món đồ chơi mua ngoài chợ mà người lớn sản xuất hàng loạt để bán.

Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy chủ yếu vui Tết trung thu với các món đồ chơi tự làm, còn các loại bánh trái, hoa quả để bày cỗ đêm trăng rằm thì thiếu thốn vô cùng, vì.. nghèo! Trẻ con thời bây giờ, được mẹ cha mua cho đủ các loại bánh kẹo, hoa quả, thậm chí là đồ nhập ngoại đắt tiền để bày cỗ trung thu, còn bọn trẻ quê chúng tôi ngày xưa trong mâm cỗ trông trăng chỉ toàn là “cây nhà lá vườn”, chỉ có một vài cái bánh nướng, bánh dẻo nho nhỏ cùng mấy loại quả được hái từ vườn nhà của các gia đình góp lại. Nhà thì góp vài quả bưởi, nhà mang tới đêm phá cỗ vài chục quả hồng, dăm quả ổi, nải chuối... Những nhà không có cây ăn quả thì họ mang ngô, gạo nếp đi nổ thành bỏng để mang tới góp vui cho các cháu đón Tết trung thu. Sau đó, bánh trung thu được cắt chia ra cho mỗi đứa 1 miếng bé xíu ăn chỉ gọi là “nếm” trông đến thèm. Nước uống là nước lá vối, hay nước chè lá tươi…

Những đêm phá cỗ trông trăng của một thời ấu thơ chúng tôi dẫu nghèo khó, thiếu thốn về vật chất thật nhưng không khí vô cùng vui nhộn. Niềm vui háo hức, mong chờ trung thu từ khi bắt tay vào làm đồ chơi, tới buổi cận kề chuẩn bị quà bánh, hoa quả để làm cỗ và nhất là đến chính đêm hôm rằm, trẻ con trong xóm, trong làng đều vỡ òa cảm xúc vui sướng khi được cùng nhau tụ hội tại sân kho của hợp tác xã ngồi quây quần trên những chiếc chiếu để phá cỗ. Trước khi ngồi quây quần ăn uống và ngắm trăng thường có chương trình văn nghệ vui nhộn với nhiều tiết mục múa hát, diễn kịch do chính lũ trẻ nhỏ chúng tôi tham gia, người lớn còn góp vui đóng vai phụ họa...

Tôi còn nhớ, có một lần đêm trung thu, xã tôi có tổ chức thi bé khỏe bé đẹp dành cho các bé cả trai lẫn gái có độ tuổi từ 4-7 tuổi, giải thưởng được tặng bằng... bánh nướng, bánh dẻo! Đêm rằm trung thu còn là dịp để xã tuyên dương học sinh đạt học sinh xuất sắc, tiên tiến, rất ý nghĩa. Giải thưởng dành cho các em học giỏi, tiên tiến ngoài 1 chiếc bánh nướng, 1 bánh dẻo ra thì mỗi em còn nhận được hơn chục cuốn vở viết, cả bút bi để chuẩn bị cho mùa khai trường chuẩn bị bắt đầu... Trong những năm học cấp 1 và cả lên cấp 2, tôi từng vinh dự được nhận quà trong những đêm phá cỗ trông trăng như vậy.

Thời gian qua đi, nghĩ về tuổi ấu thơ nghèo khó nhưng rất vui với vô vàn kỷ niệm thân thương ấy, lòng tôi lại dâng cảm xúc, hoài niệm về ký ức. Tết trung thu nay sắp về, tâm hồn tôi lại nôn nao nỗi nhớ trung thu xưa!

Bài và ảnh: Trịnh Viết Hiệp

Tin liên quan

Tin mới hơn

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Ấn tượng triển lãm ảnh

Ấn tượng triển lãm ảnh 'Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới'

LNV - Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

LNV - Tối 27/4, UBND thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề “ Sa Pa – Xứ sở tình yêu”.

Tin khác

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

LNV - Ngày 30/4/2024, gần 70 đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia trên thế giới đã kết thúc 1 tuần thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động