Nhớ lại những năm đầu ở trường THCS Dục Tú
Trong một tuần 2,3 buổi tôi đi dạy Bổ túc văn hóa xuống các thôn trong xã cách nhau 1,2 km. Không kể nắng mưa, xa xôi vẫn lặn lội xuống dạy học Bổ túc văn hóa. Chúng tôi xác định đó là nhiệm vụ nên không đòi hỏi một chút kinh phí bồi dưỡng. Chính vì vậy được các em học sinh yêu mến, phụ huynh kính trọng. Thời gian này không điện thoại, không điện, trường lớp thiếu thốn nhưng tình cảm thầy trò cứ gắn bó với nhau trong một gia đình. Ngoài giờ lên lớp chúng tôi còn tham gia giúp dân gặt lúa, nhổ mạ và các công việc gia đình như giã gạo, xay thóc, quét sân nhà vv… Trồng trong trường những hàng cây xà cừ trồng từ năm 1964 đến nay vẫn còn một số cây rợp mát sân trường.
Tháng 7 năm 1965, lần đầu tiên ngành giáo dục huyện Đông Anh được tuyển vào bộ đội. Trường Dục Tú có tôi và thầy Tuấn, thầy Ban trúng tuyển, chúng tôi hăng hái lên đường. Huấn luyện 3 tháng, tôi được vào đơn vị 17 cối 82 mặt đất trực thuộc Tiểu đoàn 4 Trung đoàn, 88 Sư đoàn 308. Đi bộ theo đường mòn Trường Sơn vào chiến trường, sau 3 tháng hành quân bộ mới vào tới chiến trường Tây Nguyên. Tôi được tham gia chiến đấu đánh quân đổ bộ bãi 1 Tây Nguyên, đánh đồn Đức Vinh, sông Xa Thầy. Hành quân ngày đi tối nghỉ trong rừng, trèo đèo lội suối, bom đạn giặc Mỹ thả xuống rừng Tây Nguyên không sao kể xiết, chất độc thả rừng Săng Lẻ cây chết khô không còn chiếc lá. Ngoài bom đạn chúng tôi thiếu thốn đủ đường. Tôi xác định người thầy giáo và là con gia đình cách mạng nên gian khổ đến đâu vẫn phải cố gắng chịu đựng, quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh gian khổ sống sao cho xứng đáng.
Năm 1970, tôi được chuyển ngành lại được về trường Dục Tú. Về tới trường tôi nhận thấy đã có nhà hai tầng, có nhiều lớp học tập trung, có cấp 2, có khu tập thể của giáo viên nhưng vẫn thiếu lớp học phải học 3 ca, học sinh sơ tán học ở đình chùa, miếu kho của HTX. Năm 1972, các em học sinh học ở lán lợp tạm thời, cạnh hầm chữ A để phòng tránh bom đạn của Mỹ. Ban giám hiệu, chung nhau 1 phòng, điện thoại không có, mỗi lần báo cáo phải gửi văn thư lên Phòng giáo dục thật khó khăn. Năm 1975 tôi được cấp trên giao trách nhiệm làm Hiệu phó 1 cùng thầy Tín Hiệu phó 2 và thầy Đoàn là Hiệu trưởng. Năm 1982 tôi được điều về làm Hiệu phó 1 Trường cấp 1+2 Việt Hùng cho đến năm 1990 tôi về hưu.
Trong cuộc sống tôi suy nghĩ không gì quý hơn là mình hoàn thành mọi nhiệm vụ, được tặng Huân, Huy chương kháng chiến, Kỉ niệm chương ngành giáo dục, Kỉ niệm chương khuyến học, Kỉ niệm chương Hội cựu giáo chức, Kỉ niệm chương cựu chiến binh. Suốt đời trai trẻ đến nay đã 76 tuổi tôi vẫn gắn bó với ngành giáo dục là chủ tịch Hội cựu giáo chức 3 khóa (15 năm) là Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra Hội CGC huyện Đông Anh. Sống sao cho xứng đáng là người thầy các em học sinh lớp chúng tôi năm xưa trong xã nay đã lên ông, lên bà. Nhưng gặp tôi vẫn chào thầy, đúng là một nghề đáng quý được xã hội tôn trọng nếu ta làm tốt với trách nhiệm của mình.
Ngày nay, Trường THCS Dục Tú được xây dựng to đẹp, khang trang, được công nhận trường chuẩn Quốc gia, đầy đủ trang thiết bị hiện đại, khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, vườn hoa cây cảnh tươi tốt, có lớp học máy tính, có nhà thể chất, đội ngũ thầy cô đều tốt nghiệp Đại học… Đúng là ngôi trường đứng thứ nhất nhì trong toàn huyện Đông Anh. Mong rằng các thầy cô giáo trường Dục Tú luôn phát huy truyền thống dân tốt học tốt của nhà trường, có nhiểu đổi mới sáng tạo, đạt được nhiều thành tích cao trong giảng dạy và giáo dục.
Nhà giáo Nguyễn Bá Khuê
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân