Nhà khoa học lớn của nghề Lưu trữ học và Văn bản hành chính
![]() |
GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm |
Câu ca dao thú vị, đa nghĩa ấy tôi thuộc lòng từ thuở thiếu thời và vẫn mong có ngày được tới thăm vùng đất đã sinh ra thầy Nguyễn Văn Thâm. Vậy mà mãi 30 năm sau, khi đầu đã có sợi tóc bạc, tôi mới có dịp tới Yên Thành. Đất và người Yên Thành đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Yên Thành là vùng đất bán sơn địa, củ khoai oằn mình vật vã với đá sỏi, với gió Lào để lớn lên, đến nỗi dáng hình cũng cong queo, hao gầy, nhưng con người thì sâu sắc mà khoáng đạt và mạnh mẽ "chẳng sợ chi mô". Mảnh đất sinh ra các thầy đồ xứ Nghệ nổi tiếng, trong đó có Giáo sư Nguyễn Văn Thâm.
Xuất thân từ một gia đình mà phụ thân là công chức Nhà nước, mẹ là nông dân, cậu học sinh nhỏ Nguyễn Văn Thâm đã có tiếng là học giỏi của trường cấp II Yên Thành và trường cấp III Diễn Châu - một trong ba trường cấp III đầu tiên của Nghệ An những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Năm 1963, cậu học trò Nguyễn Văn Thâm trở thành sinh viên khoa Lịch sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, từng theo Trường sơ tán về Đại Từ (Thái Nguyên) và sau về Hà Bắc cùng các bạn học tập trong những điều kiện rất gian khổ nhưng đầy ý chí và quyết tâm. Vào năm thứ ba của bậc đại học, sinh viên Nguyễn Văn Thâm đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngay nơi sơ tán của nhà trường. Người đảng viên trẻ được nhà trường gửi sang Cục Lưu trữ thuộc Phủ Thủ tướng học năm thứ tư và làm luận văn tốt nghiệp cùng với hai người bạn mà sau này đều thành danh và trở thành những người có tên tuổi của ngành Lưu trữ Việt Nam, đó là Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hàm và Tiến sỹ Lê Văn In.
Là một nhà khoa học nhưng Giáo sư Nguyễn Văn Thâm lại có một tâm hồn rất thơ. Trong một bài thơ viết khi bước vào nghề lưu trữ, mà sau 40 năm, Giáo sư Nguyễn Văn Thâm đã cho in lại trong Tạp chí của Ngành nhân kỷ niệm 40 năm ra đời Tạp chí, trong đó có một khổ nói lên tâm trạng rất thật của cậu sinh viên trẻ khi đó:
"Không được lái máy cày trên quê mẹ
Ước mơ xưa vẫn đẹp bây giờ
Xương máu, mồ hôi bao người đi trước
Mỗi tháng, mỗi ngày ta giữ lấy cho ta..."
Trở thành cán bộ giảng dạy của Bộ môn Lưu trữ - Lịch sử năm 1967, năm 1976 Thầy Nguyễn Văn Thâm được trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và sau 4 năm học tập đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sỹ một cách xuất sắc. Năm 1986, Thầy lại được cử sang Liên Xô lần thứ hai và sau thêm gần 4 năm nữa, năm 1990, Thầy là người đầu tiên của Việt Nam bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học tại trường Lưu trữ - Lịch sử Mátxcơva.
Không được may mắn học Thầy ở đại học, tôi chỉ có dịp bắt đầu được cộng tác với Thầy khi Thầy vừa nhận được bằng Tiến sỹ khoa học ở Liên Xô về. Lúc đó tôi đang làm Hiệu trưởng Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng. Bấy giờ, Trường chúng tôi đang rất cần cuốn sách để giảng dạy về kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản mà ở Việt Nam chưa có. Tôi đề nghị Thầy viết cuốn sách đó và Thầy đã vui vẻ nhận lời. Bằng sự hiểu biết sâu sắc về văn bản, sau một thời gian ngắn Thầy đã viết xong cuốn sách. Cuốn "Soạn thảo và xử lý văn bản trong công tác của cán bộ lãnh đạo và quản lý" được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia in lần đầu vào năm 1991 và đã tái bản 6 lần với hàng vạn cuốn. Cuốn sách ấy như một ngôi sao nhỏ, tỏa sáng trên bầu trời về kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cho đến khi Thông tư số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ra đời. Cuốn sách đã gây ra một hiện tượng của công tác xuất bản, vì chưa hề có cuốn sách chuyên môn nào được in ở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia nhiều lần với số lượng lớn đến như thế. Nó đã giúp cho Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ Trung ương I (nay là trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội) mở được nhiều lớp Bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản. Nhiều học viên là Tiến sỹ, lãnh đạo cấp vụ các Bộ, ngành, cấp sở của địa phương, Thư ký của lãnh đạo các Bộ đã tham gia học các lớp đó. Đến nỗi, những học viên của 27 khóa Thư ký đã truyền tụng nhau một câu thơ "Trăm năm trong cõi người ta. Đã làm Thư ký phải qua lớp này". Trên cơ sở cuốn sách đó, năm 1997, tác giả đã chỉnh lý và cho in cuốn "Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý Nhà nước" và cuốn sách này cũng đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tái bản đến 5 lần.
Trên nền tảng kiến thức sâu rộng, Giáo sư Nguyễn Văn Thâm là người có sức làm việc đáng kính nể. Ngoài 11 cuốn sách viết riêng, Giáo sư còn 12 cuốn sách viết chung, chủ trì thành công 8 đề tài khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, đã công bố gần 100 bài báo chuyên môn trên các tạp chí và tại các hội thảo. Chính Thầy đã xây dựng nhiều bài giảng, giáo trình trên nhiều lĩnh vực như: Văn bản quản lý nhà nước; Lưu trữ học; Thủ tục hành chính; Điều hành công sở và một số lĩnh vực liên quan để tạo dựng nên khoa Văn bản và Công nghệ hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia, nay là Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Là Tổng biên tập Tạp chí "Dấu ấn thời gian" của Hội Văn thư - Lưu trữ Việt Nam, nhà báo Nguyễn Văn Thâm không ít lần bỏ cả tiền túi ra để in Tạp chí. Khi còn phụ trách Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, mỗi lần nhận được bài viết của Thầy là tôi cho đăng tải trong số tạp chí ngay mà không mất công biên tập gì nhiều.
Mặc dù Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Văn Thâm được biết đến như nhà quản lý sáng tạo, nhà khoa học tâm huyết, nhà báo - nhưng theo tôi, trên hết, xuyên suốt và cuối cùng thì thành công lớn nhất của Thầy vẫn là thành tích dạy học. Thầy đã dạy nhiều khóa sinh viên ra trường, trực tiếp hướng dẫn thành công 4 nghiên cứu sinh bảo vệ luận án Tiến sỹ, trên 50 học viên cao học bảo vệ luận văn Thạc sĩ, phản biện nhiều luận án, luận văn, đề tài khoa học trong đó có luận án Tiến sỹ của tác giả bài viết này. Tất cả những ai đã từng được nghe các bài giảng uyên bác và có chính kiến khác biệt của Thầy qua giọng nói xứ Nghệ truyền cảm và ấm áp đều yêu mến và kính trọng Thầy. Một trong các các học trò xinh đẹp và giỏi giang ấy đã trở thành bạn đời, xây lên một gia đình hạnh phúc và sinh ra những con ngoan, thông minh và thành đạt là phu nhân của Giáo sư: bà Nguyễn Thị Lan.
Tôi có may mắn được tham dự một số cuộc hội thảo khoa học quốc tế, được nghe Thầy thuyết trình, tham luận, giảng bài tại lớp chuyên viên cao cấp. Thầy luôn bảo vệ một cách hùng hồn và khúc triết những chính kiến của mình, đến nỗi đôi lần tôi cảm thấy lo cho Thầy là liệu những điều đó có làm phật ý những ai đó đang có quyền, có thế không. Đã có lần tôi nói vui với Thầy rằng: "nhà khoa học như Thầy sướng thật, luôn được nói "theo ý tôi" còn không ít người khác thì phải nói "theo ý anh"". Nghe đâu cái tên "Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính" do Thầy đề xuất, mới nghe thấy lạ tai, thấy kỳ quặc, có người ban đầu không ủng hộ, nhưng bây giờ suy ngẫm lại thấy cái tên đó vừa khái quát, vừa hiện đại và hàn lâm.
Trong hàng trăm học trò của Thầy đã ra trường, không ít người đã thành đạt, thành "ông nọ, bà kia", có danh với đời, có chức sắc "khả uý" hơn Thầy, nhưng cho đến nay, như tôi được biết, chưa có học trò nào theo kịp Thầy, ít nhất là về mặt học hàm, học vị và số lượng các công trình nghiên cứu.
Tuy đã gần tuổi "thất thập", đã nghỉ hưu rồi, nhưng năm 2009 Thầy đã cho in được một cuốn sách mới với gần 400 trang khổ lớn "Hướng dẫn soạn thảo văn bản và công tác Văn phòng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước". Được biết thêm, đầu năm 2010 này một cuốn sách mới của Thầy "Soạn thảo và xử lý văn bản của chính quyền cấp xã" do Ban Bí thư chỉ đạo viết và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành, sẽ có mặt ở tất cả các xã trong cả nước như một cánh én chào xuân mà Giáo sư Nguyễn Văn Thâm gửi tới tất cả mọi miền của Tổ quốc. Những bài giảng của Thầy hiện nay vẫn tươi rói tính thời sự và những kinh nghiệm quản lý của Thầy đang dành cho Trung tâm Phát triển Năng lực cộng đồng nhân văn mà Thầy đang là Giám đốc.
Mặc dù được PGS.TS Nguyễn Minh Phương, PGS Nguyễn Văn Hàm và PGS.TS Vũ Thị Phụng cùng nhiều bạn bè, đồng nghiệp cung cấp nhiều tư liệu để tác giả viết bài này, nhưng do nhiều hạn chế, tôi không dám tin rằng trong một bài viết ngắn có thể trình bày, đánh giá đầy đủ về GS-TSKH-NGND Nguyễn Văn Thâm. Công lao của Giáo sư, TSKH Nguyễn Văn Thâm đã được ghi nhận bằng 2 Huân chương Lao động (hạng Hai và hạng Ba), Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, danh hiệu Nhà giáo nhân dân mà Nhà nước trao tặng. Nhưng có lẽ cao quý không kém và nhiều người biết hơn cả là người thầy, người chồng, người cha, người ông mẫu mực, là một nhân cách lớn được bạn bè quý trọng, học trò yêu mến. Mặc dù tuổi đã cao nhưng GS-TSKH. Nguyễn Văn Thâm vẫn có sách xuất bản hằng năm và vẫn tham gia các hội thảo khoa học tại Việt Nam và quốc tế.
Tin liên quan
Tin mới hơn

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức
Tin khác

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 | 28/06/2025 Tin tức

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại
10:26 | 27/06/2025 Tin tức

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt
10:29 | 26/06/2025 Tin tức

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025
10:04 | 26/06/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
09:48 | 25/06/2025 Tin tức

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 | 24/06/2025 Tin tức

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín
10:54 | 24/06/2025 Tin tức

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024
19:09 | 23/06/2025 Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
09:34 | 23/06/2025 Tin tức

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 | 22/06/2025 Tin tức

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 OCOP

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức