Nhà điêu khắc trẻ Lê Hữu Trí: Góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước cho thế hệ trẻ
Năm 2007, anh chuyển về dạy môn mỹ thuật tại trường tiểu học Tây Đằng B. Thầy giáo Nguyễn Chí Sang - Hiệu trưởng trường Tiểu học Tây Đằng B, Ba Vì (Hà Nội) nhận xét: Lê Hữu Trí là một giáo viên tận tâm với nghề, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện.
Nhà điêu khắc Lê Hữu Trí, thôn Cam Cao, xã Cam Thượng, Ba Vì, Hà Nội.
Lê Hữu Trí kể, khi học ở trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm nghệ thuật Hà Nội, anh không được học về điêu khắc, đắp tượng, song với năng khiếu sẵn có và tính ham học hỏi, rồi nhân chuyến tham quan khu du lịch Đảo ngọc xanh tại huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), Trí và một đồng nghiệp có tay nghề về điêu khắc, tạc tượng đã nhận được một hợp đồng xây dựng nhóm tượng chủ đề “Chuyện cổ tích về chú Cuội”, để bài trí trong công viên của khu du lịch mới xây dựng này, vậy là sau hơn 2 tháng miệt mài vừa phụ việc, học hỏi, anh và người bạn đã hoàn thành tác phẩm điêu khắc gồm một nhóm 10 pho tượng chất liệu xi măng cốt sắt, chuyển giao cho khu du lịch, điều quan trọng là qua đó anh đã khá thành thạo về kỹ thuật điêu khắc.
Tranh đắp nổi Chùa Mía, Đường Lâm, Sơn Tây, của Nhà điêu khắc Lê Hữu Trí.
Bản thân anh ít lâu sau đã tạo ra những tác phẩm được khách hàng đón nhận thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đã có nhiều tác phẩm trưng bày tại khu du lịch nổi tiếng Ao Vua và khu du lịch sinh thái Đầm Long, Ba Vì, được du khách trong và ngoài nước, trong đó có nhiều nhà họa sĩ, điêu khắc thích thú, đánh giá cao.
Hiện nay, mặc dù anh đang bận rộn với công việc giảng dạy tại trường, xong trong căn nhà cũng là nhà xưởng của anh rộng chừng 200m2 tại thôn Cam Cao xã Cam Thượng, Ba Vì, hàng ngày vẫn có một nhóm thợ do anh thuê về miệt mài làm việc, họ làm các công đoạn thô, chi tiết phụ các tác phẩm điêu khắc do anh sáng tạo theo đơn đặt hàng của khách hàng. Những tác phẩm điêu khắc do Lê Hữu Trí và nhóm cộng sự sản xuất ra rất đa dạng, từ tượng Phật, tượng Bác Hồ, cho đến các bức tranh đắp nổi về phong cảnh, các loại thú quý hiếm đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng, động vật, gia súc gia cầm theo chủ đề 12 con giáp… tất cả cứ như từ trong cổ tích, huyền thoại bước ra, từ các thế kỷ xa xưa sống lại giữa đời sống hiện tại một cách tự nhiên sống động, thật đến kinh ngạc!
Nhà điêu khắc Lê Hữu Trí và tác phẩm Con Trâu.
Lê Hữu Trí cho biết, mỗi lần chuyển giao sản phẩm cho khách hàng, trong anh có một cảm giác khó tả, cứ như bán mất một con thú quý được gia đình mình chăm nuôi từ nhỏ, gắn bó tình cảm sâu sắc với mình vậy. Hàng năm cơ sở điêu khắc Hữu Trí nhận đặt hàng và sản xuất đưa ra thị trường trên 100 sản phẩm có chất lượng cao tại các tỉnh thành phố như: Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam Hưng Yên, Hà Nội và ra cả Phú Quốc, Kiên Giang.
Một trong những tác phẩm anh tâm đắc nhất đó là 9 bức tranh đắp nổi có tổng diện tích khoảng 30m2 mô tả về địa danh làng Đông Sàng, Đường Lâm, Sơn Tây, có cảnh bà Chúa Mía dạo trên thuyền rồng và đông đảo người dân nghênh đón, tác phẩm hoàn thành năm 2018, góp phần làm sinh động thêm điểm du lịch văn hóa tâm linh tại làng Việt cổ Đường Lâm, Sơn Tây.
Có thể nói, bằng những tác phẩm điêu khắc của mình, nhà điêu khắc trẻ Lê Hữu Trí đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công chúng, góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước, bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ. Mọi người yêu thích nghệ thuật điêu khắc và có nhu cầu hợp tác với Lê Hữu Trí, xin liên hệ theo số điện thoại: 033 3084 666.
Bài và ảnh Phạm Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 | 11/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tôn vinh tiếng việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài
19:20 | 08/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:35 | 05/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Cây Thị nghìn tuổi thôn Ngoại Độ
07:09 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội thành Tuyên: Điểm hẹn của du khách gần xa
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Cùng " Cô gái bằng lăng" về với tuổi học trò của Đinh Văn Bình
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Kỷ lục gia Bùi Văn Ngợi Người thích thể thao mạo hiểm
07:06 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương
08:57 | 31/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Kiều bào tham gia nhiều trải nghiệm ấn tượng
14:08 | 26/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Quảng bá Bình Định qua “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt”
12:12 | 23/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9
11:02 | 23/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Miền trầm tích nghìn năm
10:39 | 21/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi Hội thảo khoa học văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi
10:06 | 19/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Rằm Tháng 7- Lễ Vu lan báo hiếu
08:45 | 19/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Độc đáo Lễ hội Ớt A Riêu ở Cổng Trời Đông Giang
19:42 | 15/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Gìn giữ nghề thuốc đông y gia truyền
14:08 | 15/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy vai trò “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân
15:11 | 13/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Khôi phục Lễ hội Đổ giàn An Thái
10:39 | 12/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân