Người thuyết trình và trông coi di tích lăng mộ danh nhân Huỳnh Thúc Kháng
Theo lời kể thì cụ Tạo đã lên chăm nom và làm hướng dẫn viên cho khách tham quan khu lăng mộ danh nhân Huỳnh Thúc Kháng hơn 4 năm nay. Nắng cũng như mưa, mỗi ngày cụ đều đạp xe gần 5km từ nhà đến chân núi Ấn, rồi leo gần 2km đường dốc lên núi để giới thiệu về di tích lịch sử núi Ấn sông Trà, giới thiệu chùa Thiên Ấn và kể tiểu sử của danh nhân Huỳnh Thúc Kháng cho mọi người cùng nghe. Mọi người đều thán phục từng câu nói súc tích, hùng hồn của bậc cao niên tận tâm với công việc giới thiệu, quảng bá di tích lịch sử danh nhân văn hóa-người con của quê hương. Cụ Tạo kể:
“Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một nhà Nho yêu nước, một chiến sĩ cách mạng chống thực dân Pháp. Đầu TK 20, cục Huỳnh thúc Kháng cùng các ông Phan Chu Trinh, Trần Quí Cáp khởi xướng phong trào Duy Tân . Các hoạt động của phong trào này đánh thức tinh thần phản kháng của nhân dân đối với bộ máy thống trị của Thực dân Pháp đối với bọn vua quan bù nhìn…Năm 1908, Cụ Huỳnh thúc Kháng bị Thực dân Pháp bắt kết án tù chung thân và bị đày ra Côn Đảo, sau giảm dần còn 13 năm”
Khách tham qua không chỉ thán phục sự mẫn cán với công việc của cụ Tạo mà qua đó đã hình dung được từng mốc son trong cuộc đời nhân vật lịch sử hào kiệt:
“Không thể đấu tranh bằng nghị tường, cụ Huỳnh dùng ngoài bút làm vũ khí, sáng lập tờ báo Tiếng Dân …đấu tranh tố cáo chính sách nô dịch của thực dân Pháp và vạch mặt bọn Việt gian, đòi dân sinh dân chủ. Mùa thu năm 1945, CM /8 thành công, nước Việt Nam- Dân-Chủ-Cộng-Hòa ra đời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh mời cụ Huỳnh ra tham gia Chính Phủ kháng chiến . Tuy tuổi cao, cụ Huỳnh ra tham ra nhậm chức vụ trưởng Vụ Nội Vụ. tháng 6/1946, CT HCM đi thăng nước cộng hòa Pháp thì cụ Huỳnh được trao quyền Chủ tịch nước.Bác có nói với cụ Huỳnh một câu là “Dĩ bất biến ứng vạn biến…"- cụ Tạo cho biết thêm.
Người hướng dẫn viên di tích độc đáo này đã khiến người nghe hút vào câu chuyện nhân vật lịch sử Huỳnh Thúc Kháng, từ một chí sĩ yêu nước, cụ Huỳnh trở thành nhà lãnh đạo tài ba, xử lí, giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề, sáng suốt cho đến phút lâm chung:
“Cụ Huỳnh trút hơi thở cuối cùng ngày 21/5/1947 tại Thị trấn Cửa chùa, Quảng ngãi, hưởng thọ 71 tuổi . Cụ để lại di chúc: “Ấn thiên hồn gửi non côi/ Linh hồn chí sĩ an đồi bình sinh”.…Mộ cụ 4 lần trùng tu, lần thứ 4 vào 2013. Ngày 15/4/2013, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt cho dân tộc truy tặng Huân chương Sao Vàng cho cụ Huỳnh thúc Kháng ngay tại đây” – cụ Tạo say sưa kể.
Cụ Tạo hướng dẫn cho các đoàn khách tham quan ( Ảnh internet)
An nghỉ tại núi Ấn trên mảnh đất xứ Quảng quê hương và cũng là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – “Thiên Ấn niên hà” ( tức Ấn trời đóng xuống sông), danh nhân Huỳnh Thúc Kháng đã để lại cho thế hệ sau nhiều bài học vô giá. Và cây cầu nối để những bài học ấy đến với thế hệ trẻ chính là cụ Nguyễn Tạo, một hướng dẫn viên lớn tuổi nhất nước Việt Nam. Anh Thắng, một khách tham quan đến từ Hà Nội chia sẻ:
“ Tôi thấy một cụ già minh mẫn như thế và truyền nhiệt huyết cho chúng tôi như thế , cung cấp đầy đủ thông tin…, qua đó tôi thấy thế hệ trẻ chúng tôi còn phải phấn đấu học hỏi thêm rất nhiều, cũng như tinh thần yêu nước mà được chính cụ truyền lại cho chúng tôi. Tôi thấy rằng thế hệ trẻ chúng tôi còn phải làm hơn rất nhiều, phấn đấu rất nhiều hơn nữa mới xứng đáng được thế hệ cha ông đi trước”
(Ảnh Internet)
Đúng, chính cụ Tạo cũng đã dạy cho thế hệ hôm nay biết một bài học về lòng biết ơn những người có công về tình yêu Tổ quốc, về sự cống hiến- còn hơi sức, còn cống hiến . Tinh thần ấy của danh nhân văn hóa cũng được cụ Tạo noi theo bằng việc làm giản dị nhưng với cả lòng tâm huyết. Ban đầu khi biết bố lên đây, các con của cụ can ngăn vì sợ mưa nắng thất thường ảnh hưởng tới sức khỏe của cụ. Nhưng sau, thấy những việc làm này khiến bố vui, đem lại hữu ích cho đời, các con cụ Tạo cũng yên tâm và tự hào về bố mình. Ban ngày ra mộ dọn dẹp, hướng dẫn cho khách, ban đêm cụ Tạo tranh thủ thời gian, mua và mượn những sách có tư liệu chính thống về danh nhân Huỳnh Thúc Kháng để đọc và nhớ. Bởi vậy, bài giới thiệu của cụ luôn đầy đủ thông tin , có thể co giãn từ 5 đến 10 phút tùy theo thời gian của các đoàn tham quan. Những đoàn học sinh vào thăm di tích, cụ Tạo có cách kể đơn giản, gần gũi để các cháu có thể nắm một cách đầy đủ và vẫn hiểu đúng về danh nhân Huỳnh Thúc Kháng. Bài học đem cái ích cho đời và cách tri ân với người có công với nước đã được cụ Tạo nêu gương cho lớp trẻ bằng việc làm cụ thể. Người viếng mộ danh nhân Huỳnh Thúc Kháng giờ đây đã quen với hình cụ già tóc bạc trong bộ quần áo cũ sờn, hết nhổ cỏ, quét dọn lại giúp khách thắp hương thắp. Và rồi, khách tham quan ra về đem theo cả sự thán phục cùng bao suy ngẫm qua bài giới thiệu về danh nhân Huỳnh Thúc Kháng từ lão niên- hướng dẫn viên tự nguyện là cụ Nguyễn Tạo.
Thanh Thủy
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 Làng nghề, nghệ nhân
Ngoại thành Hà Nội ngập tràn sức sống mới
10:37 Tin tức
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 Văn hóa - Xã hội
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới
10:09 Tin tức