Người thợ mộc có đôi bàn tay tài hoa
Tôi và ông Sản biết nhau từ trước năm chín mươi thế kỷ XX. Khi đó ông làm thợ mộc bậc 7/7 ở Xí nghiệp Gỗ trực thuộc Công ty than III, sau ông lên làm Trưởng phòng Kỹ thuật xí nghiệp. Xuất thân từ làng quê đi tham gia xây dựng Khu Gang thép Thái Nguyên (khu công nghiệp đầu tiên của cả nước từ cuối thập niên năm mươi, thế kỷ XX), sau 10 năm ông chuyển vể Xí nghiệp Gỗ và làm việc ở đó đến khi nghỉ hưu vào năm 1990. Trở lại quê hương, thấy mình còn sức khỏe, niềm đam mê với nghề nghiệp cũ khiến cho ông không muốn nghỉ ngơi. Ông lại say sưa nghiên cứu phục hồi lại các sản phẩm của quê hương trong đó có những sản phẩm cũ đã trở thành vật phẩm vô giá.
Vào trước năm 2000, khi cái mâm kiệu thờ của Đình Cả qua hàng thế kỷ đã mọt rượp, mộng long vỡ có nguy cơ phải bỏ đi, các cụ Hương lão đình làng nhờ Cố Nghệ nhân đồ gỗ cổ Chu Văn Hợp tạo tác lại. Ông Hợp và cả xưởng thợ tập trung nghiên cứu phục chế, nhưng cũng không được, ông mang đến nhờ ông Sản, ông Sản nhận lời và sau một thời gian ông đã đo, vẽ cẩn thận rồi dùng loại gỗ mít phục chế lại đúng nguyên mẫu. Sản phẩm này sau được mang đi triển lãm ở nhiều Hội chợ cấp tỉnh Hà Tây (sau là Hà Nội).
Bên cạnh việc làm các loại tủ, giá sách, ghế Xích đu, giá gương, giá đũa, khung ảnh thờ, án gian, kiệu thờ...Trong làng các nhóm thợ, các tổ thợ làm đồ gỗ, khi nào có những đồ khó, đòi hỏi kỹ thuật cao đều đến gặp xin ông tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn... ông nhiệt tình say sưa chỉ bảo thật tận tâm. Điều đặc biệt ở ông là khi làm ra các sản phẩm đều bền chắc, nhẵn, thanh thoát... mẫu mực không giống của người khác. Khi có thiết kế ông thường sáng tạo, bổ sung chỉnh sửa cho thật ưng ý mới bắt tay làm. Ví dụ khi làm một bộ đôi đôn để kê lộc bình đồ thờ gia đình, ông làm một cái mặt tròn, một cái mặt vuông. Khung ảnh thờ ai đặt làm kiểu đơn, đôi, ba...ông đều vẽ ra cho khách xem sau đó mới làm. Cái ghế Xích đu đa năng ngồi, nằm, di chuyển ông thiết kế theo phong cách rất riêng, chắc chắn, nhẹ nhàng, thanh thoát và cũng rất gọn nhẹ...
Đến thăm ông ở nhà riêng, chỉ nhìn qua bộ đồ đục, rũa, cưa...cái nào cũng đẹp, sắc...đậm mầu thời gian, tính năng sử dụng được vào nhiều việc. Vậy là đã qua quãng thời gian sau hơn 20 năm về nghỉ hưu, ông vẫn tích cực tham gia làm nhiều việc chuyên về đồ mộc hàng ngang, sản phẩm của ông đều không đáp ứng được nhu cầu của người đặt hàng. Chi hội Nghệ nhân, thợ giỏi Chàng Sơn đều mời ông tham gia đưa các sản phẩm đi trưng bày mỗi khi cấp huyện, tỉnh, thành phố triển lãm, hội chợ. Khi trao đổi với tôi, ông bảo: “ Lớp thợ trẻ ở làng bây giờ được học hành tử tế, họ giỏi giang, hiểu kỹ thuật lại có công nghệ thông tin hỗ trợ nên sản phẩm gỗ rất chuẩn, đẹp, chắc...Nhưng có điều hơi thiếu đi sự sáng tạo, các nét vẽ, đường đục, soi...chưa mềm mại, uyển chuyển như các cụ thợ mộc ngày xưa. Vì thế rất cần Nhà nước quan tâm cho đi đào tạo, học tập trao đổi ở các nghệ nhân, thợ mộc giỏi trên khắp cả nước để họ rút được kinh nghiệm. Thậm chí thợ trẻ còn phải được đến các công trình kiến trúc cổ như Đình, Chùa, Miếu, Phủ, Đền, cung điện... trong cả nước để tìm hiểu học tập và sáng tạo hơn nữa thì sau này lớp thợ già bị mai một đi sẽ có lớp trẻ thay thế...” Một ngày đầu xuân Nhâm Dần-2022 tôi đến thăm lại người thợ già trên 80 tuổi đã có thời là đồng nghiệp để nghe ông tâm sự và cũng xem lại một số sản phẩm còn lại do chính tay ông làm mà thấy cảm phục sự cần mẫn và yêu nghề của ông.
Thế mới biết, tình yêu nghề, yêu lao động ở một con người dù tuổi đã cao nhưng lòng đam mê và sự sáng tạo với vốn nghề của quê hương thì không bao giờ dừng lại...
Bài, ảnh: Quang Tình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân