Người cựu chiến binh góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới tại địa phương
Năm nay ông đã ở tuổi 87 nhưng vẫn còn minh mẫn, ký ức của những năm tháng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ vẫn còn vẹn nguyên trong ông.
Sau gần 30 năm trong quân ngũ, trở về địa phương, ông lại tiếp tục lao vào công cuộc xây dựng kinh tế, ổn định đời sống gia đình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và đã trải qua 2 khóa làm Chủ nhiệm hợp tác xã mua bán thời kỳ bao cấp, lo lắng đưa về từng cái bát ăn cơm, từng cân muối trắng, từng chiếc chiếu cói.., phục vụ đời sống của đồng bào 2 dân tộc Mường, Kinh tại địa phương. Ông còn là người đầu tiên sưu tầm tài liệu và có công đầu trong việc đề nghị với chính quyền, tiến hành huy động sức mạnh cộng đồng, tôn tạo, xây dựng lại ngôi chùa Bàu- một ngôi chùa cổ tại địa phương bị tàn phá trong chiến tranh. Và ông là người đầu tiên giữ cương vị trưởng Ban quản lý di tích Chùa Bàu - Vân Sơn Tự.
Nhà thơ CCB Nguyễn Công Tiếp, ở xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội.
Trong những năm đầu còn khó khăn nhiều mặt, song ngôi chùa đã trở thành địa điểm sinh hoạt gắn kết cộng đồng, tôn thờ Đức Phật, giáo dục đạo đức làm lành, lánh dữ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trong khu vực. Ngoài việc tích cực, gương mẫu tham gia hoạt động trong các hội đoàn thể ở địa phương như Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, ông Nguyễn Công Tiếp còn rất tích cực trong việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) di sản thơ văn truyền thống và Hán Nôm Suối Tiên Vân Hòa và đảm nhiệm vai trò phó chủ nhiệm CLB. Ông cùng Hội người cao tuổi địa phương góp công khôi phục lại di sản văn hóa cồng chiêng của đồng bào Mường tại Vân Hòa đã bị mai một bởi thời gian, đưa hoạt động của CLB vào phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của công chúng. Với những đóng góp ấy, ông đã được CLB di sản thơ văn truyền thống và hán nôm Việt Nam trao tặng Bằng khen.
Bằng khen của CLB Di sản thơ văn truyền thống và Hán Nôm Việt Nam tặng nhà thơ Nguyễn Công Tiếp.
Điều đáng khâm phục là ông viết rất nhiều thể loại thơ như thất ngôn bát cú (thơ đường luật), thơ lục bát, song thất lục bát, thơ ngũ ngôn... Với vốn sống phong phú và kiến thức uyên thâm về hán nôm, thơ của ông khúc triết, mang tính bác học, có ý nghĩa sâu sắc về mọi mặt trong cuộc sống. Trong tập thơ "Tâm linh tình sự" gồm108 bài, ông viết cho mình mà cũng là để khuyên nhủ mọi người sống có đạo đức, sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội: "Loài người, vạn vật, vậy mà thôi/ Sinh trưởng, già nua, trút bụi đời/ Thanh thản, đường trần làm việc thiện/ Thảnh thơi cõi Phật nhẹ nhàng trôi/Tránh tham độc ác, yêu đời sống/ Đố kỵ, cạnh tranh, hại mọi người/ Độ thế, cứu nhân, tròn đạo lý/ Sống vui, mạnh khỏe, ích cho đời".
Bên cạnh những bài thơ động viên mọi người sống đẹp, ông còn bày tỏ quan điểm thẳng thắn đấu tranh chống tiêu cực, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ thành công trong cuộc chiến phòng chống tội phạm tham nhũng hiện. Ông còn viết về quê hương với những thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Bài thơ "Biết Vân Hòa" của ông nhằm giới thiệu mời gọi du khách gần xa về với quê hương mình: " Trong ngoài cả nước biết Vân Hòa/ Du lịch bốn bề thông thoáng xa/ Trăng khuyết, Suối Ngà, danh tiếng đó/ Khoang Xanh tầm cỡ Thác Đa nhà/ Trung tâm bảy xã ra vào thuận/ Cảnh đẹp Sơn Tinh, bát ngát hoa/Tấp nập người xe du khách mến/ Tham quan thắng cảnh nhớ Vân Hòa".
Có thể nói cuộc đời của nhà thơ, Cựu chiến binh Nguyễn Công Tiếp là hình ảnh đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Những việc làm của ông đã và đang tỏa sáng, góp phần tô đẹp thêm đời sống văn hóa mới cho đất nước, quê hương.
Bài và ảnh: Phạm Trường Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình
19:13 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt
13:45 | 17/07/2025 Văn hóa - Xã hội

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh
15:01 | 15/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12
15:11 Tin tức

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề
14:52 Bạn đọc và tòa soạn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
08:48 Tin tức