Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Người chiến sĩ thầm lặng

LNV - Trong thời chiến, người chiến sĩ ấy thầm lặng góp phần vào những chiến công, dấu mốc quan trọng, tô điểm hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Đến thời bình, ông Phạm Văn Kề tiếp tục cống hiến vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giữ vững vẻ đẹp bộ đội cụ Hồ, hết lòng vì đồng đội và nhân dân.
Niềm tự hào của người chiến sĩ

Trung tá Phạm Văn Kề (còn gọi là Sáu Kề, sinh năm 1939, quê Quảng Ngãi), bí danh Hùng Linh. Ông nguyên là Đại đội trưởng Đại đội 3 Z32 Lữ đoàn 316. Hiện tại là Sĩ quan thường trực, Ban liên lạc Cựu chiến binh của Lữ đoàn 316, Đặc công biệt động – Bộ tham mưu Miền B2.

Trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận, TP.HCM), ở tuổi 82, ông Kề vẫn với vẻ ngoài bình dị, hào sảng đậm chất người lính, nhiệt tình kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời người chiến sĩ, về những ngày tháng chiến đấu giành độc lập cũng như ngày tháng xây dựng đất nước khi hoà bình lập lại. Có khó khăn, gian khổ lẫn nước mắt và cả xương máu nhưng tất cả đều là một niềm tự hào to lớn của người chiến sĩ!

Thuở nhỏ theo học tại trường Lê Khiết (thuộc Liên khu 5, tỉnh Quảng Ngãi), ông Kề đã sớm ý thức được trách nhiệm của bản thân nên cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập thật tốt, góp sức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Đến năm 1954, trường giải tán để tập kết ra Bắc nhưng do mẹ bị bệnh nên ông phải ở lại chăm sóc mẹ.


Ông Sáu Kề xem lại ghi chép về hình ảnh của những đồng đội cũ.


Tháng 1/1955, khi mới 16 tuổi, ông Sáu Kề tham gia lực lượng Thanh niên Trung kiên do Phòng Quân báo huyện Đức Phổ tổ chức, để đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Khi đó lực lượng có 20 anh em, ông là một trong 03 lãnh đạo. Đến năm 1957, lực lượng bị phát hiện nên ông Kề nhanh chóng điều lấn vào miền Nam tiếp tục hoạt động cách mạng.

Năm 1957 – 1960, ông công tác tại Thị uỷ Gia Định, bắt đầu từ nhiệm vụ giao liên sau đó là Tổ trưởng vũ trang tuyên truyền. Ở đây, ông được giao làm công tác tuyên truyền, xây dựng lực lượng và bảo vệ cho ban cán sự cánh H159/Y4 Khu uỷ Sài Gòn- Gia Định. Đến năm 1960, nhập ngũ vào Đội biệt động 159/T4 thuộc cánh H159/Y4 Khu uỷ Sài Gòn- Gia Định. Năm 1965, ông chuyển công tác về ở đội 4 F100 Biệt động quân khu Sài Gòn- Gia Định.

Trong chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, ông đã đưa đón các chiến đấu viên của Đội 4 vào nội ém quân tại tổ 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm an toàn để chuẩn bị đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn. Trên đường về hậu cứ chuẩn bị tiếp tế hậu cần cho đơn vị thì ông bị địch bắt đưa về Ban 2 yếu khu, thị xã Gia Định tra tấn đánh đập. Suốt 03 ngày chúng không khai thác được gì, phải chuyển ông qua cảnh sát ty đặc cảnh miền Đông giam giữ tại bốt hàng keo Gia Định. Suốt 08 tháng, sự tra tấn rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng với ý chí kiên định cùng lý tưởng cách mạng luôn rực sáng trong tim ông nhất quyết không khai báo nửa lời. Biết ông chưa bị lộ nên phía lãnh đạo đã bố trí người mang 400.000 đồng tiền nguỵ tương đương 70 lượng vàng để lo lót rút ông ra. Từ tháng 10/1968, ông trở về đơn vị biệt động hoạt động.


Trung tá Phạm Văn Kề, Sĩ quan thường trực, Ban liên lạc Cựu chiến binh của Lữ đoàn 316, Đặc công biệt động – Bộ tham mưu Miền (B2).


Đến năm 1974, ông Kề đảm nhiệm chức vụ đại đội trưởng đại đội 3 Z32 thuộc Lữ đoàn 316 Đặc công biệt động, đóng quân ở xã Kiến An (nay là xã An Lập, huyện Dầu Tiếng), do yêu cầu cần có lực lượng Nội thành nên Bộ Tư lệnh Lữ đoàn 316 điều ông vào nội thành để xây dựng Đội biệt động Nội thành.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông được giao nhiệm vụ đi vẽ bản đồ thành 61 Cổ Loa- căn cứ pháo binh nguỵ và ông đã tham gia tác chiến trong đội hình của Z32 đánh chiếm thành 61 Cổ Loa. Chiều ngày 28/4/1975, đơn vị tập kết tại xã An Phú Đông, đơn vị bí mật vận hành áp sát mục tiêu, đến 11 giờ đêm tiến đánh thành 61 Cổ Loa. Sáng ngày 30/4/1975 đơn vị chiếm được thành cổ.

Khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, tháng 8/1975 ông Kề chuyển về công tác tại quận Phú Nhuận củng cố chính quyền đoàn thể và xây dựng, phát triển sau chiến tranh. Đến năm 1990, ông về nghỉ hưu.

Miệt mài phụng sự đất nước

Những ngày chiến đấu gian khổ đã qua đi, nhưng tâm nguyện lớn nhất của người cựu chiến binh Kề là lo lắng chu toàn, giải quyết chính sách, chế độ công tác cho những anh em, đồng đội và gia đình liệt sĩ. Nói đến đây, giọng ông bỗng trầm buồn: “Thời điểm năm 1960, tôi cùng đồng đội của mình gồm 5 anh em đã từng thề với nhau thà quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực. Thế nhưng 4 người anh em đều hi sinh chỉ còn một mình tôi!.Chính vì thế mà tôi quyết tâm phải lo cho các anh em, các gia đình liệt sĩ…”

Cuộc sống ở tuổi 82 của ông Phạm Văn Kề là cùng mọi người trong Ban liên lạc Cựu chiến binh Lữ đoàn 316 vận động nhà hảo tâm, mạnh thường quân đóng góp để giúp đỡ đồng chí, đồng đội, các gia đình chính sách và hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, có những hôm phải di chuyển từ TP.HCM đến các tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Tp Cần Thơ,… để thực hiện những chính sách, quyền lợi cho anh em đồng đội, đường sá xa xôi, vất vả nhưng ông không quản mệt nhọc mà luôn vui vẻ đi làm “nhiệm vụ”.

Thời chiến, ông đi chiến đấu biền biệt, vợ ông một mình nuôi con, chờ chồng hoàn thành sứ mệnh cách mạng trở về. Nay thời bình, ông tiếp tục công việc phụng sự đất nước, thực hiện những tâm nguyện của cuộc đời là giúp đỡ thân nhân những của những đồng đội đã ngã xuống, giúp đỡ nhân dân và gia đình vẫn tạo điều kiện để ông thực hiện tâm nguyện cao cả ấy.

Ở tuổi xế chiều này nhưng tâm trí ông vẫn còn rất minh mẫn, từng hình ảnh về anh em, đồng đội, từng khoảnh khắc về sự mưu trí, dũng cảm, gan dạ của những người đã ngã xuống, hay cảnh mưa bom lửa đạn vẫn còn lưu giữ trong ký ức của ông… Đó cũng là những ký ức mà ông không thể nào quên!

Mấy mươi năm hoà bình là bấy nhiêu năm ông làm tròn trách nhiệm của người chiến sĩ, dốc hết sức vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Cởi bộ quân phục đầy huy chương trên ngực áo, ông Kề dõng dạc nói: “Tôi phấn đấu rèn luyện để giữ được phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ. Là người chiến sĩ cùng đồng đội đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ, từng đổ bao mồ hôi, xương máu ở chiến trường nên phải giữ gìn bản thân mình. Mình may mắn còn sống để trở về với gia đình, được làm việc và cống hiến. Nay tuổi cao, nhưng với khả năng mình, tôi sẽ tiếp tục làm những việc có ích để làm gương cho con em, giúp chúng trở thành người có ích, góp sức mình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…, tránh xa những thói hư, tật xấu để không bị sa ngã, mua chuộc… "

Năm nay, tuổi đã ngoài 80 nhưng ông chưa có ý định nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già mà vẫn tiếp tục làm việc, nhằm giữ vững tinh thần của anh em, cán bộ hội viên trong ban liên lạc Cựu chiến binh Lữ đoàn 316. Với ông, còn sức khỏe thì ông vẫn còn làm việc, tham gia công tác xã hội, vận động quyên góp… vừa để vui tuổi già và góp ích cho đời.

Bài, ảnh: Nguyễn Quỳnh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Ấn tượng triển lãm ảnh

Ấn tượng triển lãm ảnh 'Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới'

LNV - Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

LNV - Tối 27/4, UBND thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề “ Sa Pa – Xứ sở tình yêu”.

Tin khác

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

LNV - Ngày 30/4/2024, gần 70 đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia trên thế giới đã kết thúc 1 tuần thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

Bình Định phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 lần thứ 3

LNV - Sáng 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

Tháng ba - Mùa cúng đất quê tôi

LNV - Xưa bày nay bắt chước, cúng đất còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Mùa cúng đất ở miền Trung xứ Quảng quê tôi diễn ra trong mùa xuân. Thời gian này, hết nhà nọ đến nhà kia rộn ràng cúng đất, cúng nhiều nhất là khoảng tháng 3 (Âm lịch).
Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trải nghiệm Về miền đất Phật

LNV - Lễ hội chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 3 tháng (từ mồng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ hội chùa Hương năm 2024 với chủ đề “Lễ hội chùa Hương An toàn, Văn minh, Thân thiện” được tổ chức với quy mô cấp huyện và kéo dài từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 01/05/2024, gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.
Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

Về Hội An ăn bánh "Phu thê"

LNV - Trong những món bánh đặc sản Hội An (Quảng Nam), bánh phu thê luôn là tên bánh tuy dân dã nhưng có sức thu hút lớn với những du khách khi đặt chân đến phố cổ.
Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó

LNV - Tại bản làng người Xá Phó ở Lào Cai cứ vào tháng 2 âm lịch hàng năm có một lễ hội rất đặc biệt mang tên “Lễ hội quét làng”. Với mục đích xua đuổi tà ma, dịch bệnh, cầu cho một năm mới bình an, mùa màng bội thu, gia súc phát triển, người an, vật thịnh lễ hội quét làng dần trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi ghé tới Lào Cai.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Làng văn hoá Hát Giang phát triển và đổi mới

LNV - Ngày 31/3/2024, được sự đồng ý của Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội), Đảng ủy, UBND xã và nhân dân thôn Hát Giang, xã Tản Lĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động