Nghiên cứu di sản góp phần bảo tồn tinh hoa của cha ông
Trong giới nghiên cứu mỹ thuật;họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Phó TBT Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh được biết đến là người có nhiều hoạt động thực tế nhằm đưa di sản đến gần với công chúng thông qua CLB Đình Làng Việt, CLB Áo dài nam truyền thống. Anh cùng CLB của mình đã mạnh mẽ lên tiếng “kêu cứu” cho nhiều di sản như đình Quang Húc, đình Chu, chùa Sổ,…và có nhiều hoạt động tuyên truyền cho việc thực hiện công văn 2662 của Bộ VHTTDL về việc không sử dụng sản phẩm, biểu tượng, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Đức Bình có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về kiến trúc và điêu khắc cổ, đặc biệt là kiến trúc đình làng Bắc bộ với tác phẩm “Hình ảnh con người trên điêu khắc đình làng”.
Khi hỏi về quá trình nghiên cứu của mình, họa sĩ Nguyễn Đức Bình đã cởi mở chia sẻ với tôi khá nhiều kỉ niệm. Anh cho biết: “Đối với tôi, thuận lợi nhất trong những ngày đầu nghiên cứu là được tham gia cùng những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đầu tuy không được dài. Đầu tiên tôi cũng được làm trong môi trường nghiên cứu của Viện Mỹ thuật, tiếp xúc với nhiều tư liệu mỹ thuật quý, được tham gia các chuyến điền dã. Hiện tại, tôi đã bước sang công tác quản lý thì hiếm có điều kiện để thâm nhập thực tế như trước.”
Công trường khai quật di tích Luy Lâu.
Theo anh Bình, trong những năm làm nghiên cứu; có những cuộc điền dã mình phải ăn, ngủ ngay tại di tích để tìm ra những vấn đề trong nghiên cứu đình làng. Anh cùng nhóm nghiên cứu hầu như ăn nghỉ luôn ở di tích, bám sát thực tế để khi ở đấy mình hiểu hơn, cảm nhận nhiều hơn, nghiên cứu chính xác hơn.Với công tác điền dã, việc nghiên cứu sẽ sâu sắc hơn, không bị qua loa, đại khái nửa vời. Đặc biệt hơn, một số nhà nghiên cứu như họa sĩ Nguyễn Đức Bình cũng đã từng có cơ hội được các chuyên gia Phần Lan chuyển giao phuơng pháp điền dã lấy tư liệu của phương Tây với việc đo đạc chuẩn xác từng minimet. Từ đó có thể thấy qua các đợt khảo sát khác nhau thì nhiều di tích luôn bị biến dạng, thay đổi do không được bảo vệ nguyên trạng, không tuân thủ theo Luật Di sản, luôn bị cơi nới, xây, phá.
Công trình nghiên cứu “Hình ảnh con người trong chạm khắc đình làng” của họa sĩ Nguyễn Đức Bình ra đời cũng từ những chuyến điền dã như vậy. Điều thú vị là khi anh Bình mới đi làm tại Viện Mỹ thuật, giai đoạn đó nội bộ cán bộ lớn tuổi mẫu thuẫn, bất đồng thì những người trẻ bảo nhau tranh thủ làm sách, tổ chức triển lãm như để thiêu đốt thời gian. Bản thân phải tự trang trải cho một cuốn sách không hợp đồng nhưng cũng có cơ hội được trải nghiệm nhiều hơn, làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề nghiên cứu.
Tác giả trải nghiệm việc dập bia cùng anh Đào Đức Minh.
Cùng ở trong lĩnh vực di sản, việc nghiên cứu các di tích, di vật khảo cổ học lại mang những đặc thù riêng và cả những sự vất vả, kì công khó nói hết. Khảo cổ là ngành khoa học có sự trực quan, đòi hỏi phẩm chất trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận. Các nhà khảo cổ học tuy có cơ hội được đi nhiều nơi, mở rộng tầm hiểu biết nhưng luôn phải rèn luyện bản thân trước những gian khổ, phải có thêm những hiểu biết liên ngành như địa chất học,tôn giáo học, kiến trúc, gốm sứ,… Trong bối cảnh hiện nay, cơ hội làm đúng ngành nghề của sinh viên khảo cổ khá hiếm hoi bởi ngành khoa học này rất kén người.
Tôi có một người bạn là một nữ cán bộ khảo cổ học. Trong những lần “trà dư tửu hậu”, tôi đã được chị ấy chia sẻ khá nhiều tâm sự về nghề này. Người làm khảo cổ bắt buộc phải đi nhiều (phần lớn là đi bộ khi công trường khai quật nằm ở trung du và miền núi), chịu đựng thời tiết khắc nghiệt và điều kiện sống tạm bợ. Các nhà khảo cổ học nữ cũng phải chịu những hi sinh, thiệt thòi mà phái mạnh ít ai thấu hiểu. Môi trường làm việc khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến nhan sắc. Các nữ cán bộ khảo cổ học cũng phải đi công trường khá lâu nên không có nhiều cơ hội để chăm sóc cho gia đình. Thậm chí nhiều chị em phụ nữ cũng có “nguy cơ” bị chồng nghi kị, ghen tuông khi công trường khảo cổ học phần lớn toàn đàn ông làm việc. Trong ngành khảo cổ; ý kiến, quan điểm của các nhà khảo cổ học nữ cũng hay bị coi nhẹ, ít được xem trọng so với nam giới. Cơ hội thăng tiến của phụ nữ trong ngành khảo cổ học cũng khá thấp.Sự thiệt thòi này có lẽ xuất phát một phần từ những định kiến về giới còn nặng nề.
Nhà nghiên cứu tự do – tín hiệu mừng cho ngành di sản
Trong những ngày đầu mùa hè oi bức, tôi đã có cơ hội được trải nghiệm một chuyến điền dã di tích cùng với những con người đặc biệt - những nhà nghiên cứu tự do. Tuy họ làm nhiều nghề khác nhau nhưng có điểm chung là cùng một đam mê văn hóa di sản, việc nghiên cứu của họ được đầu tư khá kĩ lưỡng. Mỗi người một việc: người chụp ảnh, người dập và đọc văn bia, người hỏi thông tin từ vị Trụ trì,….
Trong đoàn điền dã, tôi đã có cơ duyên được trò chuyện với anh Đào Đức Minh. Ở tuổi đời 26, tuy không phải là một cán bộ văn hóa nhưng anh đã có vốn kiến thức về di sản mỹ thuật, Phật giáo, tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền khá sâu rộng. Anh Minh cho biết bản thân đã đầu tư thời gian đi tham quan, điền dã các di tích đền, đình, chùa, phủ, miếu, từ đường… một cách nghiêm túc tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành từ hồi học cấp 3. Đa số các chuyến đi của anh đều bằng xe máy, tự trang trải chi phí. Tuy có nhiều chuyến đi thuận lợi, thu thập được khá nhiều tư liệu hình ảnh quý báu những cũng có không ít khó khăn. Trong thời gian gần đây, do nạn trộm cắp cổ vật hoành hành cùng một số lý do tế nhị nên nhiều di tích rất dè chừng, thậm chí từ chối những vị khách không phải người địa phương. Làm nghiên cứu tự do, không có cơ quan thẩm quyền giới thiệu nên anh tiếp cận di tích chỉ bằng tấm lòng thành, sự hiểu biết và thông minh của mình. Những hình ảnh tư liệu mà anh Đào Đức Minh ghi lại là cơ sở đối chiếu của nhiều di tích, di vật tượng pháp, đồ tế tự sau khi sửa chữa hoặc bị mất mát. Đây cũng là tư liệu tham khảo cho nhiều nghề thủ công truyền thống như làm đồ thờ tượng Phật, sơn mài, gốm sứ…
Anh Đào Đức Minh cũng quan tâm sâu sắc về tín ngưỡng dân gian của người Việt, đặc biệt là đạo Mẫu – tín ngưỡng tôn vinh người phụ nữ Việt. Anh cho biết: “Tuy hiện nay đạo Mẫu hay tín ngưỡng Tứ Phủ đang rất thịnh nhưng giới nghiên cứu và nhiều vị thanh đồng vẫn còn có những ý kiến trái chiều về sự tích các vị Thánh và nhiều ngôi đền cổ. Muốn nghiên cứu và làm sáng tỏ về lai lịch, công trạng của các Ngài thì bắt buộc phải căn cứ vào các thần phả, sắc phong, bài vị, hoành phi câu đối cổ... Không nên quá lạm dụng vào các bản chầu văn bởi nội dung chủ yếu của nó là ca ngợi công đức, chúc Thánh, cảnh đẹp đất nước, khá ít yếu tố thần tích”.
Khi hỏi về dự định tương lai, Đào Đức Minh cho biết anh đang ấp ủ viết một cuốn sách bao quát về hệ thống thần điện, lễ nghi, khoa giáo, hầu Thánh của tín ngưỡng thờ Mẫu, ngõ hầu góp phần chuẩn hóa những lề lối tín ngưỡng này hơn nữa. Những người có đam mê di sản cũng như văn hóa truyền thống như Đào Đức Minh còn khá nhiều, đã và đang tụ họp lại trên các diễn đàn mạng xã hội như “Đình Làng Việt”, “Chùa Việt”, “Thiền Tổ và Hộ pháp nước Nam”,… với sự dẫn dắt của nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Điều này đã mở ra hi vọng mới cho di sản văn hóa Việt Nam.
Bài và ảnh Đặng Minh Công
Công việc của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hay tự do tuy nhiều gian nan, vất vả nhưng đều có vai trò rất quan trọng cho việc định hướng bảo vệ di sản, giúp người dân hiểu rõ hơn các giá trị do cha ông để lại. Những nỗ lực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của họ cũng góp phần làm nên sức hút của văn hóa Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Từ sự hiểu rõ quá khứ, chúng ta mới có thể nắm bắt và chủ động tiến tới tương lai.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề