Nấm Dẩn mạch ngầm văn hóa lưu truyền từ nghề nhuộm chàm
Vải nhuộm chàm được đánh bóng để giữ màu bền hơn
Đến Xín Mần, điều khiến mọi người để ý nhất chính là văn hóa và trang phục của các dân tộc vẫn còn giữ nguyên vẹn. Những nếp nhà sàn đơn sơ nép bên dòng suối, những người phụ nữ Mông, Nùng trong trang phục cổ truyền lao động trên ruộng, nương tạo thành nét chấm phá cho khung cảnh yên bình, nên thơ của vùng cao phía Tây Hà Giang. Nghề nhuộm vải đậm chất văn hóa miền Bắc gắn với cây chàm tạo ra thứ màu sắc mang đặc trưng của miền núi. Tới thôn Nấm Dẩn, ngắm những phiến đá khổng lồ có chứa đựng hoa văn kỳ lạ vào giờ trưa, chúng tôi được gặp những người phụ nữ Nùng U gùi quẩy tấu củ nâu về nhà. Củ nâu được hái từ rừng già mang về để làm phụ gia trong quá trình nhuộm vải chàm. Nấm Dẩn có làng nghề Nùng U với hơn 30 thành viên cùng nhau lưu giữ nghề và làm các sản phẩm từ vải nhuộm chàm.
Vải được mang phơi sau khi nhuộm chàm.
Đối với người phụ nữ Nùng, cây chàm là một trong những loại cây đầu tiên trên rừng được bà, mẹ chỉ mặt, bảo tên. Cô gái Nùng nào trước khi đi lấy chồng cũng phải biết trồng chàm, ủ cây chàm và nhuộm vải, may vá…Cây chàm được thu hái về rồi ủ trong chum từ 1-3 ngày khi thân và lá tiết hết ra nước tạo thành cao họ đổ vôi bột vào khoắng đều từ 15 -30 phút. Vôi gặp nước ngâm cây chàm tạo ra thứ màu xanh ngọc đặc trưng bắt mắt, nước thừa và bọt váng được vớt ra chỉ để lại phần nước cốt chàm màu xanh như ngọc, thứ nước này sẽ để trong chum cho đến khi khô thành bột chàm. Qua nhiều công đoạn và thêm nhiều phụ gia, chàm được đem nhuộm, những thớ vải dệt từ cây bông, cây lanh trắng tinh được ngâm hấp thụ màu chàm chuyển dần màu xanh đen và sẽ trở thành màu vĩnh viễn của tấm vải. Vải nhuộm thủ công bằng chàm rất bền màu, đặc biệt sau khi phơi khô trong nắng, vải được đánh bóng bằng những viên đá tạo độ bóng cho vải và tăng thêm sức bền của màu nhuộm. Bộ váy áo của phụ nữ Nùng sau khi may từ vải chàm gần như được mặc cả đời sẽ không bao giờ phai màu.
Sản phẩm vỏ gối được may thủ công từ vải nhuộm chàm.
Làng nghề Nùng U được thành lập từ năm 2019, thành viên là chị em phụ nữ sinh sống ở thôn Nấm Dẩn, hiện còn 12 thành viên chủ chốt duy trì hoạt động. Hàng ngày, những người phụ nữ này tự thu hái, ủ chàm ở nhà rồi tụ về một gia đình để khâu, may những sản phẩm thủ công như: Vỏ gối, khăn trải bàn, địu, túi đựng điện thoại… Từ những tấm vải chàm mang màu sắc núi rừng trước đây chỉ để phục vu nhu cầu bản thân và gia đình, giờ đã được tạo thành các sản phẩm hàng hóa đa dạng, nhiều màu sắc phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.
Để giúp Làng nghề Nùng U hoạt động, UBND xã đã xin kinh phí hỗ trợ cho bà con mua giống trồng chàm, mua máy khâu… Đồng thời phối hợp với các ban, ngành quảng bá, trưng bày sản phẩm giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Bảo lưu văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch đang là hướng đi mà xã Nấm Dẩn nói riêng, huyện Xín Mần nói chung hướng tới. Những nét giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn và truyền lại sẽ là “bảo vật” vô giá cho con cháu đời sau và tạo thành sản phẩm du lịch trải nghiệm quý báu. Người Nùng ở Xín Mần đã và đang giữ gần như nguyên vẹn giá trị văn hóa bản địa của mình, đây sẽ là điểm khám phá trải nghiệm và nghiên cứu văn hóa lý tưởng của du khách nhà nghiên cứu dân tộc học.
Bài, ảnh: Trọng Toan
Tin liên quan
Tin mới hơn

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP