Mùa dịch Covid: Tết đơn giản, Tết an lành
Dân gian có câu “đói giỗ cha, no 3 ngày Tết” có ý Tết là ngày quan trọng nhất trong tất cả những dịp lễ quan trọng trong năm. Có thể bị đói vào ngày giỗ cha nhưng ba ngày Tết dứt khoát phải được no.
Quan niệm này theo thời gian tồn tại cho đến bây giờ, dù đời sống vật chất đã được nâng lên. Song vẫn còn có chuyện nhà nhà đổ một đống tiền vào việc mua, tích trữ thực phẩm nhằm thoả mãn cái sự “no”. Thậm chí, bây giờ siêu thị mở xuyên Tết, 24/24 thì người ta vẫn giữ thói quen ních đầy tủ lạnh.
Tết COVID cho ta cơ hội về Tết tối giản: không cần phải tích trữ quá nhiều, không bày vẽ thờ cúng ngày nào cũng mâm cao cỗ đầy. Ngày Tết lẽ ra được nghỉ ngơi thì không ít người, nhất là phụ nữ, phải cắm mặt vào bếp lo cái ăn cho mọi người.
Tết tối giản là mua vừa đủ, ăn vừa đủ và chỉ là những thứ cần nhất, thiết yếu nhất đối với mỗi gia đình. Tối giản việc ăn uống, cũng chính là giải phóng cho những người mẹ, người vợ đã vất vả lo toan được hưởng cái Tết chung với mọi người.
Ngoài ra, sự tối giản cũng giúp mỗi gia đình không hoang phí, có một cái Tết tiết kiệm, dành tiền vào những việc quan trọng hơn, có giá trị hơn trong cuộc sống.
Tết không nhậu nhẹt, tụ tập
Chỉ thị về giãn cách ở một số địa phương tại các nhà hàng, quán ăn để phòng lây lan COVID-19 từ trước Tết tạo ra nhiều tích cực. Đặc biệt Tết năm nay chắc chắn việc lấy cớ Tết cổ truyền để nhậu nhẹt, tất niên giảm hẳn.
Không nhậu nhẹt bia rượu tự khắc các vấn đề tiêu cực từ hiện tượng này sẽ giảm. Những năm trước tình hình tai nạn giao thông, nhập viện bắt nguồn từ ăn nhậu, say sưa từ trước đến sau Tết gây ra những hệ lụy đau lòng.
Với Tết COVID-19 mà không tất niên, nhậu nhẹt mà vẫn vui thì tại sao từ các năm sau chúng ta không thay đổi hẳn quan niệm này để bớt tai nạn giao thông?
Tết hướng về gia đình
Bộ Y tế khuyến cáo thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế. Trong đó có 2K là giữ “khoảng cách” và “không tụ tập”. Quan niệm Tết xưa nay vẫn là: dịp Tết để thăm hỏi nhau. Điều đó không sai nhưng đôi khi lại trở thành một thứ tục lệ bắt buộc, kiểu như rồng rắn kéo nhau từ nhà này qua nhà khác, đi bao nhiêu cây số, gặp gỡ bao nhiêu người.
Thăm hỏi, quan tâm đến nhau hãy làm thường xuyên trong năm. Tết nên chỉ dành cho những người trong gia đình hoặc những người thật sự thân thiết thay vì việc tụ tập thăm hỏi như một thứ “lệ”.
Hướng về gia đình là dùng thời gian nghỉ Tết chăm sóc nhau, hoặc cùng nhau đi du lịch ở những nơi an toàn. Đó mới là cách chúng ta hưởng thụ Tết.
Ăn tết bên gia đình mùa dịch là cách bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Tết ngưng tất cả các hoạt động lễ hội
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dù nhiều hoạt động văn hoá, thể thao thao mừng Xuân Tân Sửu 2021 không thể tổ chức, nhưng không vì thế mà Tết kém vui. Thay vì tụ tập đông người tại các lễ hội, người dân dành thời gian trang trí, vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm, hạn chế di chuyển... để phòng, chống nguy cơ lây lan của dịch Covid-19.
Năm nay có lẽ sẽ là một cái Tết đáng nhớ và đặc biệt nhất của chúng ta khi buộc phải thay đổi những lễ nghi ngày Tết, vốn là nét văn hoá truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp, hãy biến khoảng thời gian này bằng cách quây quần đầm ấm bên gia đình của mình. Sau một năm khó khăn với nhiều bộn bề lo toan, đây là cơ hội để các thành viên cùng sum vầy ăn Tết. Điều đó mang đến một ý nghĩa lớn. Trở về một cái Tết thật sự giản dị, ý nghĩa.
Bài, ảnh: Ngọc Châu - Kiều Ý
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 | 14/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Tin khác
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố năm 2024
15:01 Khuyến công
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 Du lịch làng nghề
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào
15:00 Văn hóa - Xã hội
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập
15:00 Văn hóa - Xã hội
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 Làng nghề, nghệ nhân