Mộc bản Trường Lưu - Di sản tư liệu cổ về giáo dục tại Việt Nam
Mộc bản trường học Phúc Giang là các tác phẩm có chọn lọc được các tác gia họ Nguyễn Huy biên soạn, viết chữ và tổ chức khắc in. Hình thức khắc tinh xảo, phong phú, chữ viết đẹp trên chất liệu gỗ, lưu giữ các bút tích, ấn triện, gia huy, dấu khẳng định bản quyền của 5 nhà giáo, nhà văn, nhà thơ trong một gia đình ba thế hệ của dòng họ Nguyễn Huy ở thế kỷ XVIII, chứa nhiều thông tin về: lịch sử; chính trị - xã hội, tư tưởng - văn hóa; bang giao, tiếp thu và phát triển đạo Khổng.
![]() |
Toàn bộ Mộc bản trường học Phúc Giang được lưu giữ, bảo quản tại tư gia họ Nguyễn Huy - huyện Can Lộc, là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam. Di sản bao gồm 383 bản, được khắc chữ Hán ngược để in 3 tập sách giáo khoa kinh điển (gồm 11 quyển) của Nho giáo và 1 quyển sách quy chế trường học: Tính lý toàn yếu đại toàn, Ngũ kinh toàn yếu đại toàn và Thư viên quy lệ. Phần lớn các mộc bản khắc 2 mặt, một số ít khắc một mặt là tên sách, tờ đầu, lời tựa, tự, bạt, được trình bày chính giữa là tên sách, trang, tập, quyển.
Mộc bản trường học Phúc Giang thể hiện ảnh hưởng và tầm quan trọng của nền giáo dục đối với đất nước và đời sống xã hội nhất là việc đào tạo nhân tài nâng cao dân trí từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Đây là cổ vật vô giá, là nguồn tư liệu quý duy nhất minh chứng cho một hình thức hoạt động văn hóa giáo dục của một dòng họ địa phương trong lịch sử. Mỗi mộc bản là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không có bản sao thứ hai.
![]() |
Có thể thấy rằng, trường học Phúc Giang lúc bấy giờ là một trung tâm giáo dục lớn của nước nhà, nơi đào tạo nhân tài, trường học hấp dẫn để các nho sinh khắp mọi miền tìm đến. Tiếng vang của trường học Phúc Giang chỉ sau Quốc Tử Giám ở Kinh thành Thăng Long và Kinh đô Huế. Vì thế, giá trị Mộc bản trường học Phúc Giang có sự lan tỏa không chỉ đối với trong nước mà còn cả trong khu vực...
Mộc bản trường học Phúc Giang được công nhận là Di sản Tư liệu ký ức thế giới tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) tổ chức tại thành phố Huế từ ngày 18 đến 21/5/2016. Đây là một trong hai di sản của Việt Nam được công nhận cùng với 12 di sản của 8 nước khác.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
10:23 | 20/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống
10:44 | 19/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa
10:27 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát
08:28 | 18/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 | 17/03/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa tháng 3
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức
08:59 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định
08:58 | 14/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:42 | 13/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển
08:50 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm
08:49 | 12/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ
15:20 | 11/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
14:32 | 10/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”
14:00 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào
09:51 | 07/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh
15:45 | 06/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch
14:48 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

Áo tơi: Sự khéo léo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
14:34 | 05/03/2025 Văn hóa - Xã hội

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025
18:11 Tin tức

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 Văn hóa - Xã hội

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 Tin tức

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025
10:24 Nông thôn mới

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 Làng nghề, nghệ nhân









