Lễ hội nghinh Ông huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh): Mặn mà nét đẹp văn hoá xứ biển
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Cuộc sống của những người dân nơi đây gắn liền với đánh bắt thủy hải sản. Theo dân gian truyền miệng, đức tin của những người con xứ biển luôn hướng về hai hình tượng tâm linh lớn nhất là Mẹ Quan Âm Nam Hải và Đức Ngài Cá Ông. Dù là ngư dân kéo lưới thả chài ở đâu đi chăng nữa, ai cũng tâm niệm khi đi biển gặp sóng to gió lớn, nếu cầu xin Ðức Ngài hiển linh thì Ðức Ngài sẽ hiện lên trong xác của một cá Voi khổng lồ hộ tống tàu bè cập bến an toàn.
Chính vì sự lưu truyền đó mà cá Ông hay cá Voi là một linh vật, một vị thần phù trợ hết sức linh thiêng đối với người đi biển. Mỗi khi cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được những ngư dân tổ chức an táng thật trang trọng và tổ chức thờ cúng. Từ truyền miệng, niềm tin này lớn dần và trở thành tín ngưỡng phổ biến của ngư dân, cầu mưa thuận gió hòa, cầu quốc thái dân an, đặc biệt cầu mong sự an toàn cho những người đi biển. Hàng năm cứ đến rằm tháng Tám, nhân dân khắp huyện Cần Giờ lại tưng bừng tổ chức hội “Nghinh Ông Thủy tướng” với những phong tục truyền thống.
Lễ hội nghinh Ông mang đậm nét văn hóa vùng biển.
Trước đây, lễ hội được diễn ra vào khoảng trung tuần của tháng ba âm lịch, nhưng từ năm 1914, do điều kiện kinh tế, đánh bắt thủy hải sản của ngư dân nên lễ hội được dời vào ngày rằm tháng tám là thời gian ngư dân đánh bắt được mùa, vì thế lễ hội trùng với Tết Trung Thu của các em thiếu nhi. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trong 03 ngày (từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 8 âm lịch hàng năm) chủ yếu diễn ra tại thị trấn Cần Thạnh. Lễ hội cụ thể sẽ được chia thành ba phần chính: lễ rước Ông từ biển – do các ghe, tàu thực hiện; lễ rước kiệu và diễu hành đưa Ông về Lăng và nghi lễ xây chầu đại bội tại Lăng. Phần hội là các trò chơi dân gian của vùng biển Cần Giờ như đẩy cây, quăng chài, vá lưới, đua cà kheo, đua xuồng chèo.
Đậm nét văn hóa vùng biển
Phần lễ rước Nghinh Ông từ biển, gọi là đám rước “Sắc phong Thần Ðức Ông Nam Hải” gồm một tàu chính được trang trí hoa, cờ phướn và khoảng 200 ghe, tàu sẽ thực hiện nghi thức trực tiếp ở ngoài biển. Theo đó, những người ở trên tàu chính sẽ phải mặc đúng nghi lễ, quân binh từ thời Gia Long, còn số tàu còn lại tháp tùng thì được tự ý trang hoàng cờ, phướn rực rỡ để đón chào Ngài.
Sau khi Lễ dâng trà kết thúc, đoàn ghe nghinh Ông quay đầu hướng về đất liền, một bô lão được cử ra đốt giấy tiền và sớ cầu an của ngư dân gửi đến Ông với ước mong mang điềm phước lành về cho họ. Đến khi đoàn ghe thuyền rước kiệu Ông gần cập vào đất liền, thì đoàn ghe thuyền sẽ di chuyển thành một vòng tròn trong tiếng trống, chiêng vang dội cộng với tiếng reo hò của ngư dân tạo nên một không khí sôi động, mừng Ông đã từ ngoài khơi trở về với đất liền và đây cũng là nghi lễ ra mắt chào quan khách.
Song song với phần lễ là phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí như: thả chài, bắt vịt trên biển, trói cua, đá bóng cà kheo diễn ra sôi nổi từ bãi biển chợ Cần Giờ kéo dài đến bãi biển Công viên Cần Thạnh suốt từ ngày 15 đến 17 tháng 8 âm lịch, nhằm tạo cho mọi người tham dự được thưởng thức một không khí vui tươi, hạnh phúc và an lành sau những ngày lao động vất vả trong năm. Thời gian gần đây, lễ hội được tổ chức thêm một số hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh như: đánh bi sắt, chạy marathon, cờ tướng, bóng chuyền bãi biển, triễn lãm thành tựu nghề biển và các ngành nghề khác của địa phương, qua đó tạo điều kiện cho khách tham dự giao lưu với ngư dân.
Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện niềm tin, tín ngưỡng, quan niệm và tri thức dân gian của ngư dân huyện Cần Giờ trong sinh hoạt và đời sống lao động của nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển. Lễ hội với các nghi thức, nghi lễ, trò chơi dân gian mang tính độc đáo riêng đã thể hiện bản sắc văn hóa của ngư dân ven biển và còn là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện của ngư dân ven biển huyện Cần Giờ.
Bài và ảnh Ánh Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Người dân có thể chiêm bái miễn phí Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Yên Tử, Quảng Ninh
14:23 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hoa sấu tháng Năm
09:43 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Tháng Năm nhớ Bác từ làng Sen
09:43 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức chuỗi hoạt động xứng tầm truyền thống vẻ vang 100 năm Báo chí cách mạng
09:32 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý
10:11 | 22/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 | 20/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng
09:56 | 19/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sáng tạo, thần tốc xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát
09:54 | 19/05/2025 Tin tức

Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ
09:35 | 16/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 | 13/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Độc đáo nghề đắp tượng thú
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 Nghiên cứu trao đổi

Làng cói Kim Sơn
14:25 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu
14:24 Nông thôn mới