Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Xóm lặn "độc nhất" miền Tây, bắt toàn cá "khủng"

LNV -
Nghề lặn sông sâu ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) được lưu truyền qua bao thế hệ. Nhiều gia đình có tới hàng chục anh em chuyên sống bằng nghề hạ bạc này.

"Sống dưới đáy sông"

Mờ sáng, chiếc ghe tam bản tròng trành rẽ sóng đưa chúng tôi sang sông Hậu thăm lại xóm lặn "độc nhất" miền Tây. Cơn bấc thốc mạnh, khúc sông ngày càng dậy sóng, hạt nước văng trắng xóa, khiến chúng tôi lạnh "nổi da gà".

Chị Thúy lái chiếc máy đuôi tôm cười khúc khích: "Mấy hôm nay, gió bấc chuyển mình, ai cũng lạnh run "cằm cặp"! Thời điểm này, cá đồng đang theo dòng nước ra sông, bà con xóm lặn tranh thủ khai thác cá, tôm".

Chiếc ghe tam bản vừa cặp bến cũng là lúc những thợ lặn lỉnh kỉnh xách đồ nghề, cơm, nước xuống ghe, chuẩn bị cho hành trình lặn cá dưới đáy sông.


Chúng tôi nhanh chân nhảy lẹ sang chiếc ghe lườn của ông Lâm Văn Hoàng (Hai Hoàng, 53 tuổi) để trải nghiệm hành trình khai thác thủy sản trên dòng sông Hậu. Hai Hoàng được bà con xóm cồn Phó Ba "phong" cho cái tên "Hoàng rái cá". Hai Hoàng có 2 người con trai cũng theo nghiệp lặn. Gia đình Hai Hoàng không ruộng rẫy nên thuở nhỏ được cha mình (ông Ba Lừng) truyền lại cái nghề lặn sông cho tới bây giờ.

Hai Hoàng nhớ lại, thuở trước, cha mình cũng là thợ lặn đầu tiên ở xứ cồn này. Trót mang nghiệp lặn đã lâu nên ông Ba Lừng rất am tường "tánh nết" của những khúc sông, chỗ sâu, cạn và chỗ có cá "khủng" trú ẩn. "Cái thời cá, tôm nhiều vô kể, mỗi khi mùa lũ rút, mỗi ngày cha tui đi chụp chài rê và lặn sông bắt dính hàng trăm ký cá ngon các loại. Ổng lặn vô địch ở xóm này" - Hai Hoàng tự hào.

"Hồi đó, cha tui dùng chài rê bắt dính con cá hô nặng 200kg tại đoạn sông gần bến phà An Hòa, rồi dùng dây luộc xỏ vào mang con cá hô, kéo về" - Hai Hoàng kể. Hôm đó, con cá hô được khiêng lên để trước nhà, người dân xóm cồn xem đông như ngày hội.

"Con cá hô được cha tui xẻ thịt đổi lúa để người dân trong xóm thưởng thức. Thịt cá dai ngon sần sật. Mỗi ký cá, cha tôi đổi 1 giạ lúa. Năm đó, nhờ bắt dính cá hô to mà gia đình tui có tiền xài rủng rỉnh trong dịp Tết" - Hai Hoàng nhớ lại.

Nghề lặn sông gắn chặt với anh em Hai Hoàng hơn 35 năm. Những khúc sông Mekong được xem là nơi nuôi sống gia đình nhiều thế hệ của Hai Hoàng. Sống bằng nghề lặn đã lâu, nên Hai Hoàng có kinh nghiệm bắt cá, tôm.

Chỉ tay về đoạn sông Hậu (khu vực TP. Long Xuyên - Chợ Mới), ông Hoàng nói rằng, hiện nay, khúc sông gần phà An Hòa là nơi sâu nhất so với các khúc sông mà ông đã từng lặn. "Nếu như ngày trước sông Vàm Nao sâu khoảng 30m thì khu vực phà An Hòa sâu tới 42m. Những chỗ sâu như vậy may ra con cá hô, cá chạch lấu, cá leo trú ẩn" - Hai Hoàng cho hay.

Ước vọng đổi đời

Lâu nay, những thợ lặn sống dựa vào nguồn cá, tôm do thiên nhiên hào phóng ban tặng. Cuộc đời họ cứ "rài đây mai đó", lênh đênh theo sóng nước. Hễ nơi nào có cá, tôm thì họ đến khai thác. Khi mùa nước rút, dòng sông Hậu cạn kiệt nguồn thủy sản thì họ giong ghe sang tận Long An, Đồng Tháp đánh bắt cá, tôm. Đến mùa nước lớn, ròng, họ lái ghe xuống tận miệt Vĩnh Long để "duy trì nghiệp lặn". Họ làm quần quật quanh năm, khi lũ về họ tạm gác mái chèo nghỉ xả hơi vài tháng rồi chuẩn bị ngư cụ khai thác cá đồng ra sông. Cứ thế, cuộc sống của họ cứ quay vòng theo năm tháng.


Thuở trước, cơn "bấc non" chớm lạnh là thời điểm con cá đồng lội tung tăng theo kênh, rạch ra sông nhiều vô kể. Tuy nhiên, đến thời điểm này cá, tôm rất ít. Hôm theo xuồng Hai Hoàng để "mục sở thị" cái nghề hạ bạc, chúng tôi mới thấy hết nỗi nhọc nhằn của họ.

"Mấy năm trước, tôi kéo mỗi chài dính vài ký cá là chuyện bình thường. Còn bây giờ, chài cả buổi sáng mà chỉ bắt được vài ba con cá dảnh và cá mè vinh cỏn con" - Hai Hoàng nói với giọng trầm buồn.

Giờ đây, khu vực khai thác cá, tôm của thợ lặn chủ yếu là ở những nơi có nhiều bè cá. Bởi theo họ, hiện nay những khúc sông sâu đang bị ghe cào điện càn quét, nguồn cá, tôm chỉ trú ngụ và sinh sản được tại khu vực phía sau những chiếc bè nổi trên sông.

Ông Lâm Văn Thanh (51 tuổi, em trai của Hai Hoàng) cũng chuyên sống bằng nghề thợ lặn. Ông Thanh có cuộc sống khá hơn Hai Hoàng, đầu tư được chiếc ghe và máy lặn công suất lớn. Ngoài việc khai thác cá, tôm, ông Thanh còn là thợ lặn chuyên trục vớt các ghe, tàu lớn, nhỏ bị đắm chìm dưới dòng sông lạnh. Từ khi "nối nghiệp" cha, ông Thanh cùng bà con trong xóm đã trục vớt không biết bao nhiêu ghe, tàu bị chìm đắm ở dòng Mekong.

"Năm nào lũ lớn, ghe, tàu chìm như cơm bữa. Có những trường hợp ghe, tàu bị tai nạn vào ban đêm, mình cố gắng giúp họ. Nhiều khi, những chiếc sà lan cát to tướng chìm nghỉm dưới sông sâu, chúng tôi phải huy động hàng chục anh em trong xóm và thuê dụng cụ để trục ghe, tàu" - ông Thanh tâm sự.


Mỗi khi "xuất hành" lặn sông, bà con ở đây chọn "ngày lành, tháng tốt", rồi mần gà, vịt. Nếu khấm khá thì mua con heo quay để cúng, khấn vái. Trong tiềm thức tâm linh của nghề lặn, ngư dân ở xóm cồn Phó Ba lấy hình ảnh "Bà Cậu" làm nhân vật phù hộ mỗi khi trầm mình xuống đáy sông. Hôm tận mắt chứng kiến Hai Hoàng kéo chiếc chài rê bị mắc gốc. Sau khi nổ máy, Hai Hoàng dùng tay phác nước dưới sông lên, rửa sạch mui xuồng, miệng không ngừng râm ran khấn vái "Bà Cậu", rồi ngậm ống hơi trầm mình lặn xuống sông sâu.

"Ai vào nghề này cũng phải cúng "Bà Cậu". Ngoài ra, chúng tôi còn kiêng cử ăn thịt chó, mèo vì sợ những điều xui xẻo, bất trắc ập đến với mình trong quá trình lặn sông" - ông Thanh nói.

Ngày nay, do nhu cầu ăn cá, tôm thiên nhiên của bà con thành thị rất mạnh nên giá cá, tôm đắt đỏ. Nhờ vậy, thanh niên xóm cồn Phó Ba có thu nhập từ nghề lặn sông. Sơn và Phương (30 tuổi) là 2 thợ lặn trẻ "khét tiếng" xứ cồn này. Ngoài lặn trục vớt ghe tàu, lặn sửa bè cá… Sơn và Phương có "biệt tài" lặn bắt tôm càng xanh và cá ngon các loại dưới đáy sông. Vào mùa nước rút, Sơn và Phương giong xuồng theo những chiếc bè, rồi lặn xuống sông sâu bắt tôm càng xanh.

"Từ nay cho đến cận Tết, mỗi ngày chúng tôi lặn bắt từ 3-4kg tôm càng xanh loại lớn. Hiện tại, tiểu thương thu mua 500.000 đồng/kg, sau khi bỏ sở hụi, chúng tôi thu nhập hơn 1 triệu đồng" - Sơn và Phương khoe.

Hoàng hôn buông! Cồn Phó Ba lên đèn rực rỡ. Những người thợ lặn tạm gác lại nghiệp lặn cơ cực trên sông. Họ huyên thuyên bên mâm cơm chiều muộn với ước vọng đổi đời.

Theo Thành Chinh
Báo An Giang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế

LNV - Với nhiệt huyết và sức sáng tạo của tuổi trẻ, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Như Thanh đã tích cực thi đua phát triển kinh tế. Đến nay có nhiều mô hình mới với cách làm hay, sáng tạo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu

LNV - Châu Đức có hệ sinh thái đa dạng, điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát huy lợi thế đó, nhiều nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ, tìm kiếm những mô hình sản xuất hiệu quả, lợi nhuận cao.
Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

LNV - Từ bỏ công việc ổn định tại thành phố, anh Mai Xuân Lâm quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Sau nhiều nỗ lực và học hỏi, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định, trở thành tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

LNV - Sinh năm 1987, anh Bùi Văn Tú, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thành An (Thạch Thành) không chỉ là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào đoàn thanh thiếu nhi ở địa phương, mà còn là một trong những người tiên phong, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi dúi.
Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

LNV - “Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là điểm đến tin cậy của những doanh nghiệp công nghệ tầm vóc khu vực và quốc tế!” là thông điệp mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn gửi đến cộng đồng startup, doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6.

Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động