Khánh Hòa: Đẩy mạnh phát triển làng nghề nông thôn từ chính sách hỗ trợ phù hợp
Một trong những nghề nông thôn tiêu biểu nhất ở Khánh Hòa, đó là nghề xoi trầm hương ở thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh. Đây cũng là hình mẫu tiêu biểu cho việc duy trì và phát huy ngành nghề nông thôn. Người ta thường ví “Khánh Hòa là xứ trầm hương”, bởi từ xưa, trầm hương ở đây đã nổi tiếng về chất lượng.
Du khách đến thăm quan, tìm hiểu về nghề xoi trầm Vạn Thắng
Ở xã Vạn Thắng, nghề này đã có từ trăm năm nay. Với 350 hộ sản xuất, hơn 500 lao động thường xuyên, có tay nghề vững, thu nhập của người xoi trầm nơi đây mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng/người.
Những năm qua, cùng với nỗ lực của những người thợ xoi trầm, sự hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước bằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình trưng bày, quảng bá ngành nghề, sản phẩm từ nghề và kết nối với du lịch, làng nghề trầm hương Vạn Thắng đang vươn lên từng bước vững chắc.
Trước đây để có trầm hương, người dân Vạn Thắng phải vào rừng tìm kiếm. Nhưng trong khoảng 10 năm nay, khi trong nước có nhiều vùng trồng dó bầu (loại cây nguyên liệu cho nghề làm trầm hương), người dân đã chuyển hẳn sang làm công việc xoi trầm tại nhà.
Hộ gia đình anh Phạm Quang Giản, thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng gắn bó với nghề tạo trầm đã gần 15 năm nay. Trò chuyện với chúng tôi, anh Giản cho biết: “Nếu nghề này làm công, thì bình quân 1 ngày thu nhập trên 200 ngàn đồng, còn thu mua gió bầu về làm thành phẩm bán cho khách, có lãi một ngày từ 400 đến 600 ngàn đồng”, anh Giản cho biết thêm.
Cùng với xoi trầm, một số nghề đã được nhiều người biết đến khi nhắc tới Khánh Hòa, như: Khai thác, chế biến tổ yến; đúc đồng; làm gốm; dệt chiếu; chế tác đá mỹ nghệ… cũng đang được đầu tư phát triển. Những năm qua, tỉnh đã công nhận 6 nghề truyền thống, 4 làng nghề và 1 làng nghề truyền thống. Doanh thu mỗi năm đạt gần 40 tỷ đồng, thu hút gần 1.300 lao động nông thôn, với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Làng đúc đồng Diên Khánh cũng đang được tỉnh Khánh Hòa quan tâm đầu tư, khôi phục
Thúc đẩy phát triển nghề
Mới đây , UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, mục tiêu quan trọng, là tạo ra những sản phẩm đặc sắc, đặc trưng từ ngành nghề nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Theo kế hoạch địa phương đẩy mạnh phát triển nghề nông thôn, trong đó ngân sách nhà nước tỉnh sẽ tập trung thực hiện hỗ trợ phát triển 7 nghề, như: Nghề làm gốm (Vạn Ninh); nghề làm bún bánh, dệt chiếu cói (thị xã Ninh Hòa); đúc đồng (huyện Diên Khánh); chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản (TP. Cam Ranh)… Có 9 dự án phát triển làng nghề sẽ được triển khai, trong đó có làng nghề xoi trầm hương, chế tác đá cubic, sản xuất cá - mực khô, làm bánh (Vạn Ninh); làng nghề trồng hoa cúc, chế tác đá mỹ nghệ (Ninh Hòa)…
Tỉnh Khánh Hòa xác định trong 5 năm tới, sẽ dành khoảng 40 tỷ đồng để phát triển làng nghề; gần 80% số vốn này từ ngân sách nhà nước, còn lại của các chủ thể sản xuất. Hoạt động hỗ trợ của Nhà nước tập trung vào 3 nhiệm vụ chính: Bảo tồn các nghề truyền thống lâu đời, đang có nguy cơ mai một; khôi phục để phát triển một số nghề phát triển cầm chừng và mở rộng, nâng tầm các nghề, làng nghề đang phát triển tốt.
Cụ thể, sẽ có thêm 15 nghề, làng nghề ở khu vực nông thôn được công nhận; xây dựng 7 dự án phát triển ngành nghề nông thôn; 9 dự án phát triển làng nghề; 2 làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; bảo tồn và phát triển 3 nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền…
Ông Huỳnh Quang Thành, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Khánh Hòa cho biết: Trong thời gan tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ về kinh phí, các hoạt động đào tạo nghề, xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu trí tuệ…
Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện nhiều ngành nghề trên địa bàn tỉnh đã và đang dần mai một, thậm chí biến mất do thiếu vùng nguyên liệu, đơn cử nghề dệt chiếu. Nhiều ngành nghề khó khăn về mặt bằng (nhà xưởng) sản xuất, phổ biến là sử dụng nhà ở làm xưởng sản xuất; khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư… Bên cạnh đó, phần lớn sản phẩm hàng hóa của ngành nghề nông thôn chưa có nhãn hiệu - thương hiệu, chất lượng chưa đồng đều, cạnh tranh yếu thế so với sản phẩm công nghiệp cùng loại.
"Vì thế, để làng nghề nông thôn phát triển như kỳ vọng, các ngành chức năng phải cùng chung tay với người dân làng nghề giải quyết được những vấn đề trên”, ông Thành đề xuất ...
Theo Thành Nhân/Báo Dân tộc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024
15:53 | 30/05/2023 Khuyến công

Vĩnh Phúc: Cần đổi mới công nghệ trong sản xuất
15:06 | 29/05/2023 Khuyến công

Bến Tre: Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất
16:17 | 26/05/2023 Khuyến công

Bà Rịa Vũng Tàu: Ưu tiên phát triển các đề án khuyến công trọng điểm
16:17 | 26/05/2023 Khuyến công

Hà Giang phát huy hiệu quả các đề án khuyến công
09:57 | 26/05/2023 Khuyến công

Hoạt động khuyến công - Góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
10:59 | 25/05/2023 Khuyến công
Tin khác

Lai Châu: Đẩy mạnh khuyến công để phát triển các làng nghề truyền thống
10:51 | 19/05/2023 Khuyến công

Đắk Lắk: Hỗ trợ quảng bá, phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn
10:50 | 19/05/2023 Khuyến công

Bà Rịa- Vũng Tàu: 11 chương trình khuyến công địa phương năm 2023
10:40 | 16/05/2023 Khuyến công

Kon Tum hỗ trợ 2 đề án Khuyến công
10:39 | 16/05/2023 Khuyến công

Hà Nội hỗ trợ làng nghề ứng dụng chuyển đổi số, quảng bá sản phẩm
10:39 | 16/05/2023 Khuyến công

Phú Yên: Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh
15:39 | 15/05/2023 Khuyến công

Đắk Lắk phê duyệt kế hoạch khuyến công địa phương năm 2023
13:19 | 05/05/2023 Tin tức

Nghệ An: Nghiệm thu Đề án Khuyến công địa phương
07:10 | 20/04/2023 Khuyến công

Bắc Giang: Phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công
07:08 | 20/04/2023 Khuyến công

Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương quý I/2023
10:13 | 19/04/2023 Khuyến công

Bắc Kạn hỗ trợ sản xuất sản phẩm có lợi thế
08:13 | 14/04/2023 Khuyến công

Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
08:09 | 14/04/2023 Khuyến công

Giáo dục tinh thần hợp tác trước khi hình thành hợp tác xã bền vững.
13:56 | 11/04/2023 Khuyến công

Khuyến công Tuyên Quang: Ưu tiên các cơ sở chế biến sâu, có thế mạnh
10:27 | 30/03/2023 Khuyến công

Hà Nội: Nhiều giải pháp hỗ trợ làng nghề phát triển
10:23 | 30/03/2023 Khuyến công



Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 Khởi nghiệp

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm
15:54 OCOP

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024
15:53 Khuyến công

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 Làng nghề, nghệ nhân










