Huyện Cao Phong (Hòa Bình): Tái canh cây ăn quả có múi để phát triển bền vững và hiệu quả
Huyện Cao Phong (Hòa Bình): Tái canh cây ăn quả có múi để phát triển bền vững và hiệu quả (Ảnh: Internet)
Sản phẩm cây ăn quả có múi (CAQCM) được xác định là 1 trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh, đây cũng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Để phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất CAQCM, ngày 16/9/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Là một trong những vùng sản xuất CAQCM chủ lực của tỉnh với tổng diện tích chiếm 30%, huyện Cao Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện "Đề án Tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025” nhằm tổ chức lại sản xuất, khép kín, đồng bộ, bền vững từ phát triển vùng nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm (TTSP).
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Cao Phong hiện có gần 2.000 ha CAQCM, sản lượng niên vụ 2021 - 2022 ước đạt trên 22.000 tấn. Huyện là một trong những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có điều kiện thâm canh cao, nổi tiếng, với bộ giống đa dạng, năng suất, chất lượng tốt như cam CS1, cam Marrs (cam BH), cam Canh, cam V2… Giá trị thu nhập trong sản xuất CAQCM bình quân đạt 300 - 350 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp nông dân làm giàu.
Tuy nhiên, đến nay, sau quá trình phát triển tăng nhanh diện tích và sản lượng, CAQCM đã nảy sinh những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của sản phẩm này. Đó là do quá trình canh tác lâu năm, sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hoá học… khiến nhiều diện tích đất chai cứng, mất kết cấu. Quá trình tăng nóng diện tích trong thời gian ngắn khiến một số diện tích sử dụng cây giống không đảm bảo chất lượng, nhiễm dịch hại nguy hiểm gây suy tàn, nhanh thoái hoá vườn cây. Mặt khác, đến nay, tại Cao Phong chưa có nhà máy chế biến, chợ đầu mối nông sản, hay các điểm tập kết sản phẩm quy mô lớn có đầy đủ trang thiết bị phục vụ sơ chế, đóng gói; nội tại trong các vùng sản xuất CAQCM tập trung của huyện còn hạn chế về cơ sở hạ tầng (CSHT); nguồn nước tưới không đáp ứng được toàn bộ diện tích; chưa gắn kết giữa khâu sản xuất và bảo quản, chế biến, TTSP thành chuỗi giá trị nên sản phẩm dễ bị tác động của thị trường…
Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình, ông Vương Đắc Hùng nhấn mạnh, qua quá trình tăng nhanh diện tích và sản lượng, việc sản xuất cây có của tỉnh Hòa Bình đã nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của sản phẩm. Do vậy, thời gian tới ngành nông nghiệp cần thiếu phải có sự thay đổi cụ thể như: Hạn chế về tiêu chuẩn đồng đều của sản phẩm, bảo quản hạn chế, quản lý nhãn hiệu, thương hiệu còn lỏng lẻo, tình trạng trà trộn thương hiệu bán sản phẩm trên thị trường còn diễn ra phổ biến...
Đặc biệt trong quá trình canh tác lâu dài, qua nhiều chu kỳ đã khiến nhiều diện tích trồng cây có múi bị thoái hóa, chai cứng, mất kết cấu, hệ vi sinh vất đất nghèo nàn. Cùng đó, việc sử dụng nguồn giống cây có múi kém chất lượng, nhiễm sâu bệnh đã ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển bền vững cây có múi của tỉnh.
Từ thực trạng trên, việc triển khai thực hiện đề án “Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 20230” nhằm phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất cây ăn quả có múi tập trung, đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2021-2025 tập trung tái canh cây ăn quả có múi tại huyện Cao Phong; giai đoạn 2026-2030 mở rộng diện tích cái canh tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn…
Để thực hiện hiệu quả đề án, các đại biểu cho rằng, tỉnh cần tập trung vào một số giải pháp: Củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cây ăn quả có múi; tạo nguồn giống sạch bệnh, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất nước; triển khai đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách hiện có của Trung ương và địa phương; đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản, đa dạng hóa sản phẩm; áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Nhằm khôi phục, duy trì thương hiệu sản phẩm, UBND huyện Cao Phong đã xây dựng Kế hoạch số 65/KH-UBND về việc triển khai thực hiện "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025". Theo đó, huyện tập trung tái canh cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500 ha, trồng mới 670/1.500 ha, với giống cây đầu dòng và quy trình chăm sóc cam đúng kỹ thuật từ khâu xử lý đất.
Trong năm nay, huyện dự kiến trồng tái canh và tổ chức lại sản xuất với 20 ha. Đã có 5 dự án ưu tiên được xác định và thực hiện tại huyện trong giai đoạn đầu, gồm: Xây dựng, tổ chức khai thác nguồn vật liệu nhân giống từ cây đầu dòng, vườn cây giống 3 cấp, giống gốc ghép phục vụ đề án; cải tạo đất, tạo quỹ đất sạch sâu bệnh phục vụ tái canh vùng CAQCM huyện; xây dựng, nâng cấp CSHT phục vụ vùng tái canh; xây dựng nhà máy chế biến hoa quả Cao Phong; tổ chức mô hình tái canh cây CAQCM tại vùng lõi của huyện. Với 9 nhóm giải pháp và 8 mục tiêu cụ thể, đề án góp phần mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Diễn đàn tạo điều kiện để các đại biểu và hộ dân trồng cây ăn quả có múi trao đổi, thảo luận với chuyên gia nông nghiệp, doanh nghiệp về thực trạng, thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi; những chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển cây ăn quả có múi.
Bà Đinh Thị Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình chia sẻ, đến nay tỉnh Hòa Bình có 2.119 ha cây có múi được chứng nhận đủ điều kiệu an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ... với 38 cơ sở được chúng nhận, chiếm khoảng 19,2% tổng diện tích cây có múi của tỉnh. Đã xác nhận sở hữu trí tuệ chỉ dân địa lý cho cam Cao Phong, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy, cam, bưởi Mường Động (Kim Bôi). Công nhận 19 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao cho sản phẩm hoa quả tươi, sản phẩm chế biến từ quả có múi.
Để góp phần thực hiện tốt đề án tái canh cây có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tỉnh cần đề ra các giải pháp như: Hình thành mô hình sản xuất phát triển bền vững và gia tăng theo chuỗi giá trị trong sản xuất cây ăn quả có múi tập trung, phải có hạt nhân trung tâm là hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã 2012. Qua đó, cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu chung cho thành viên phát triển, thông qua việc cung cấp các dịch đáp ứng nhu cầu chung cho các thành viên.
Hòa Bình có diện tích cây ăn quả có múi chiếm 5% diện tích cả nước. Đến năm 2021, diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh đạt 9.687 ha, sản lượng 166,7 nghìn tấn. Tỉnh đã hình thành được vùng sản xuất hàng hóa; trong đó, vùng sản xuất cam tại huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, vùng sản xuất bưởi tại Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn… Giá trị trồng cây có múi đạt từ 300-350 triệu đồng/ha/năm. Diện tích và sản lượng tăng nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, phá vỡ quy hoạch của tỉnh.
Gia Hân (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Tin khác
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông
16:09 | 21/08/2024 Khuyến nông
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường