Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Hoạt động khuyến công đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng

LNV - Ngày 10/12/2021, Cục Công thương Địa phương, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác khuyến công và trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia lần thứ IV - năm 2021. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nên Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến để kết nối các điểm cầu trên toàn quốc.

Tham dự Hội nghị gồm có: Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Công thương địa phương Ngô Quang Trung; Lãnh đạo đại diện Bộ, ban, ngành trung ương; Lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Sở Công Thương, UBND cấp huyện, Trung tâm khuyến công và đại diện các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu của một số địa phương.



Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Hội nghị


Phát biểu tại Hội nghị,Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao vai trò của khuyến công trong sự phát triển chung của ngành Công Thương. “Dịch COVID-19 kéo dài khiến sản xuất công nghiệp nông thôn bị ảnh hưởng, Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp nông thôn vẫn có đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; Quy mô sản xuất công nghiệp tại các địa phương liên tục được mở rộng… Những thành quả này có sự góp phần của hoạt động khuyến công trong đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng; Thúc đẩy mối liên kết vùng, liên kết địa phương và doanh nghiệp…. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ cao tạo đà cho doanh nghiệp phát triển bền vững và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế”- Thứ trưởng khẳng định.


Ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục công thương địa phương phát biểu tại Hội nghị


Ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công thương địa phương, cho biết năm 2021 là năm đầu thực hiện Chương trình Khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và cũng là năm đầu tiên các địa phương trên cả nước triển khai chương trình khuyến công địa phương trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.


Toàn cảnh hội nghị.

Do đó, đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT). Vì vậy, Bộ Công Thương xác định, Nghị quyết số 105/NQ-CP là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh thực hiện các hoạt động khuyến công, góp phần hỗ trợ kịp thời và thiết thực đối với các đối tượng thụ hưởng.

Theo số liệu từ Cục Công Thương địa phương, năm 2021, tổng kinh phí khuyến công của cả nước là 338 tỷ đồng, trong đó kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG) là 150 tỷ đồng, kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) là 188 tỷ đồng. Đối với chương trình khuyến công quốc gia, trong bối cảnh ngân sách khó khăn, chương trình chỉ được giao 75,641 tỷ đồng cho 46 địa phương, 5 tổ chức dịch vụ khuyến công và Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1, đạt 50% tổng dự toán năm 2021, giảm hơn 50% so với kinh phí được giao năm 2020. Theo đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo rà soát, đánh giá, xây dựng tiêu chí và triển khai phương án giao và điều chỉnh kinh phí phù hợp với tình hình chung, tính chất của các đề án/nhiệm vụ, đồng thời quyết định cho phép ngừng, thực hiện do không bố trí được kinh phí đối với một số đề án/nhiệm vụ.


Bà Trần Thị Phương Lan, Giám đốc Sở Công thương Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Năm 2021, kết quả thực hiện hoạt động khuyến công chương trình Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật là nội dung trọng tâm, được nhiều địa phương quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở CNNT chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid 19. Trong đó: (i) KCQG hỗ trợ xây dựng 4 mô hình trình diễn; hỗ trợ 136 cơ sở ứng dụng máy móc hiện đại vào dây chuyền sản xuất công nghiệp, kinh phí thực hiện là 61,75 tỷ đồng; (ii) KCĐP hỗ trợ xây dựng 10 mô hình trình diễn; Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại cho 603 cơ sở CNNT; Hỗ trợ 5 cơ sở CNNT sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; Hỗ trợ tư vấn, đánh giá, đào tạo cho khoảng 92 cơ sở về sản xuất sạch hơn, kinh phí thực hiện là 104,5 tỷ đồng. Đây là chương trình thu hút một lượng lớn vốn đối ứng của doanh nghiệp, cơ sở CNNT trong việc đầu tư xây dựng mô hình, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị vào sản xuất với số vốn đầu tư khoảng trên 738 tỷ đồng.


Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tại hội nghị


Đối với nội dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, tư vấn trợ giúp các cơ sở CNNT, đã tổ chức đào tạo nghề, đào tạo nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho hơn 3.000 người, đối tượng được hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý tập trung vào cán bộ quản lý điều hành các cơ sở CNNT, nội dung tập trung đào tạo và nâng cao kiến thức về quản lý sản xuất kinh doanh, thị trường và kỹ năng marketing, quản lý chất lượng, thiết kế mẫu mã sản phẩm...Tổ chức được 5 đoàn tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước cho 87 lượt người là đại diện của các cơ sở CNNT, cán bộ quản lý địa phương; tổ chức được 22 hội thảo, tập huấn chuyên đề cho 1.500 đại biểu tham dự thông qua hình thức trực tiếp và hình thức trực tuyến qua mạng Internet; Hỗ trợ tư vấn cho 12 cơ sở CNNT trong các hoạt động: Thành lập doanh nghiệp, lập dự án đầu tư; marketing; Thiết kế mẫu mã bao bì với tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện nội dung này là 8,96 tỷ đồng.

Năm 2021, do tác động của dịch bệnh nên chương trình khuyến công hạn chế triển khai các nội dung hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm, hỗ trợ các phòng trưng bày sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp…Riêng đối với nội dung bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, do đặc thù cần thiết động viên, hỗ trợ phát triển sản phẩm, Bộ Công Thương đã quan tâm và chỉ đạo quyết liệt để tổ chức thực hiện bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia lần thứ tư. Kỳ bình chọn cấp quốc gia năm 2021 có số lượng sản phẩm tham gia nhiều nhất từ trước đến nay với (310 sản phẩm) của 58/63 tỉnh, thành phố gửi đăng ký tham gia; Hội đồng bình chọn đã tổ chức bình chọn, cấp giấy chứng nhận cho 200 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021.


Năm 2022 và những năm tiếp theo, triển khai các nội dung hoạt động khuyến công nhằm thực hiện tốt nhất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, chương trình tiếp tục bám sát các mục tiêu của triển khai Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021- 2025, Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong bối cảnh dịch Covid-19, nội dung khuyến công sẽ tiếp tục đánh giá phân tích bối cảnh tình hình để xây dựng kế hoạch hàng năm; Tiếp tục nâng cao chất lượng khảo sát, xây dựng đề án khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; Hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, trong đó tập trung hỗ trợ các cơ sở CNNT thông qua các hoạt động: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất; đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu của các cơ sở, giải quyết việc làm cho lao động chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 di dân về nông thôn; tăng cường hoạt động tư vấn, trợ giúp thông tin, nâng cao năng lực sản xuất thích ứng bối cảnh dịch Covid-19.


Nhân dịp này Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tặng thưởng Bằng khen cho 75 tập thể, 112 cá nhân xuất sắc nhằm ghi nhận những đóng của các tập thể, cá nhân trong việc tham gia, thực hiện các hoạt động khuyến công trong giai đoạn 2014 – 2020. Đồng thời cổ vũ, khuyến khích các tập thể, cá nhân tiếp tục tích cực tham gia, thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia trong giai đoạn tới. Đồng thời, công bố và trao Giấy chứng nhận cho 200 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia lần thứ IV năm 2021.

Bài, ảnh: Thanh Lam




Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nam: Khuyến công hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

Hà Nam: Khuyến công hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

LNV - Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển; khôi phục, gìn giữ và phát triển một số ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thái Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia

Thái Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia

LNV - Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia, Công ty Cổ phần Đầu tư QDH (cụm công nghiệp Thanh Tân, Kiến Xương) đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất tạo sự bứt phá mạnh mẽ về sản lượng, doanh thu. Doanh nghiệp cũng tạo ra môi trường làm việc thuận lợi hơn cho người lao động, hướng tới mở rộng quy mô sản xuất và thị trường xuất khẩu.
Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công -Tư vấn phát triển công nghiệp tâp trung triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ bà con làng nghề xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư nâng cao nhận thức và thực hành có hiệu quả về thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giúp làng nghề phát triển bền vững.
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương Đắk Lắk, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt mắc ca tại hộ kinh doanh Hoàng Nguyên.
Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy

Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận đã chủ trì phối hợp tổ chức Đoàn nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến táo sấy” tại Hộ kinh doanh Trung Tuấn.
Thăng Bình (Quảng Nam): Trao chứng nhận cho 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu

Thăng Bình (Quảng Nam): Trao chứng nhận cho 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu

LNV - Huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, trao thưởng và giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu năm 2024.

Tin khác

Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công

Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công

LNV - Ngày 21/8/2024, Sở Công Thương Đắk Lắk; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND xã Ea Pil, huyện M’Drắk tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tinh dầu thảo dược tại Công ty TNHH Thương mại EPIS xã Ea Pil, huyện M’Drắk.
Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

LNV - UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về việc tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024.
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản

Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương Đắk Lắk; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và UBND xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản tại Hộ kinh doanh Trung Nguyễn, xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar
Quảng Bình: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển

Quảng Bình: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển

LNV - Bên cạnh chương trình OCOP, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) là một kênh đánh giá quan trọng đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) hiện nay. Tại Quảng Bình, qua 12 năm triển khai, chương trình đã góp phần phát hiện và tôn vinh nhiều sản phẩm, giúp các cơ sở mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó, tạo động lực thúc đẩy CNNT ngày càng phát triển.
Khuyến công Bến Tre: Thực hiện nhiều chương trình, dự án đạt tiến độ và hiệu quả

Khuyến công Bến Tre: Thực hiện nhiều chương trình, dự án đạt tiến độ và hiệu quả

LNV - Để chương trình khuyến công hoạt động hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (KC&XTTM) tỉnh Bến Tre đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đối với hoạt động khuyến công, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn triển khai thực hiện các đề án khuyến công quốc gia và khuyến công tỉnh đạt tiến độ và hiệu quả.
Khuyến công Thanh Hóa: Đầu tư thiết bị tiên tiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Khuyến công Thanh Hóa: Đầu tư thiết bị tiên tiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Trong 6 tháng cuối năm 2024, Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa phấn đấu giải ngân 100% các đề án với tổng kinh phí là 3.277 triệu đồng.
Khuyến công Bắc Giang: Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất cơ khí chính xác

Khuyến công Bắc Giang: Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất cơ khí chính xác

LNV - Ngày 12/8/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương), Phòng Kinh tế huyện Yên Dũng, UBND xã Nội Hoàng nghiệm thu hoàn thành đề án "Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất cơ khí chính xác" tại Công ty TNHH BNTECH VINA (thôn Chiền, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại CCN Cát Trinh

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại CCN Cát Trinh

LNV - Ngày 8/9, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam, Tổng Công ty May Nhà Bè để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình đầu tư phát triển CCN Cát Trinh, huyện Phù Cát.
Lạng Sơn nghiệm thu đề án khuyến công địa phương tại huyện Cao Lộc

Lạng Sơn nghiệm thu đề án khuyến công địa phương tại huyện Cao Lộc

LNV - Vừa qua, tại xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), Hội đồng nghiệm thu các đề án khuyến công của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất nước lọc tinh khiết”. Đây là 1 trong 11 đề án khuyến công địa phương năm 2024 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ sản xuất cà phê hoà tan tại Ea Knốp

Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ sản xuất cà phê hoà tan tại Ea Knốp

LNV - Ngày 12/7/2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ea Kar tổ chức nghiệm thu Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cà phê hoà tan tại Hộ kinh doanh Đặng Ngọc Hưng tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar.
Bắc Giang: Kinh phí khuyến công hỗ trợ địa bàn đặc biệt khó khăn

Bắc Giang: Kinh phí khuyến công hỗ trợ địa bàn đặc biệt khó khăn

LNV - Kế hoạch sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang năm 2024, tập trung khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh như các huyện: Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế và Sơn Động…
Quảng Nam: Nghiệm thu 4 đề án khuyến công

Quảng Nam: Nghiệm thu 4 đề án khuyến công

LNV - Vừa qua, Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam tổ chức nghiệm thu các đề án khuyến công năm 2024.
Kế hoạch khuyến công năm 2025

Kế hoạch khuyến công năm 2025

LNV - Cục Công Thương địa phương đã gửi công văn tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025.
Thanh Hóa: Áp dụng sản xuất sạch trong sản xuất công nghiệp

Thanh Hóa: Áp dụng sản xuất sạch trong sản xuất công nghiệp

LNV - Chủ động đầu tư các công nghệ sản xuất hiện đại, cải tổ lại quy trình hoạt động một cách hợp lý nhằm tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu, nhân công… là những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nỗ lực thực hiện.
45 tỷ đồng kinh phí khuyến công quốc gia đã được phân bổ trong 6 tháng qua

45 tỷ đồng kinh phí khuyến công quốc gia đã được phân bổ trong 6 tháng qua

LNV - Theo thông tin từ Cục Công Thương địa phương, năm 2024, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3396/QĐ-BCT là 130 tỷ đồng/106 đề án cho 38 địa phương, 14 đơn vị và một số nhiệm vụ do Cục trực tiếp thực hiện.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động