Hoa ban nét đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc
Mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng cao Tây Bắc. Ở Điện Biên, mùa Hoa Ban cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Cuối tháng 2, đầu tháng 3 là thời điểm hoa ban nở rộ nhất. Khi những tia nắng xuân ấm áp bắt đầu len lỏi qua những tán cây rừng. Hoa thường mọc thành chùm lớn, mỗi chùm có hàng chục bông hoa nhỏ li ti với năm cánh mỏng manh, đung đưa theo gió. Màu trắng tinh khôi của hoa ban hòa quyện cùng sắc xanh của núi rừng tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng thơ mộng.
Hoa Ban – Nét Đẹp Tinh Khôi Của Núi Rừng Tây Bắc. |
Búp ban có hình bầu dục, tựa như búp phượng vĩ, khi nở có 5 cánh trắng ngần, tinh khôi. Mùi thơm của hoa ban thể hiện rõ nhất vào sáng sớm, khi bình minh vừa ló rạng, gặp những cơn gió thoảng, mùi hương hoa ban lan tỏa, bay xa tạo cảm giác rất dễ chịu, khó nhầm lẫn. Nhìn từ xa, sẽ có cảm giác những bông hoa nhỏ xinh ấy như những bông tuyết lấp lánh, những áng mây bồng bềnh giữa vùng cao Tây Bắc. Hòa trong không khí nắng vàng và gió nhẹ, những bông ban trắng như tô điểm cho bầu trời xanh ngắt.
Sự tích hoa ban trắng từ câu chuyện tình yêu của nàng Ban và chàng Khum
Trong tâm thức người Thái Tây Bắc, hoa ban gắn với câu chuyện kể về mối tình trong trắng, thủy chung giữa nàng Ban và chàng Khum, biểu tượng cho khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được lưu truyền từ bao đời nay. Chuyện kể rằng, thuở xưa, ở vùng Tây Bắc có một cô gái Thái rất xinh đẹp, dịu dàng, nết na tên là Ban. Nhiều trai tráng trong bản muốn cưới nàng làm vợ nhưng trái tim nàng lại trao gửi cho một chàng trai nghèo, chịu thương chịu khó tên là Khum.
Hoa ban gắn liền với đời sống của bà con Tây Bắc trong cả những món ăn đồ uống. |
Cha mẹ nàng Ban biết chuyện liền cấm hai người và gả nàng Ban cho gia đình Tạo Mường. Trước quyết định của cha mẹ, trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum để gặp chàng. Nhưng khi đến nhà Khum, nàng không gặp được. Nàng Ban để lại chiếc khăn piêu, kỷ vật thiêng liêng luôn mang bên mình ở bên cầu thang để làm dấu hiệu cho chàng Khum biết tìm nàng ở đâu rồi cất công đi tìm Khum. Nàng Ban mải miết đi hết núi này đến núi khác, gọi tên người yêu trong vô vọng, lúc kiệt sức nàng gục xuống dưới rặng cây rừng sau một dãy núi cao.
Chàng Khum sau thời gian đi nương về, thấy chiếc khăn Piêu của người yêu trên cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm. Rừng sâu núi thẳm mịt mờ, nhưng Khum vẫn đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác. Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống, hoá thành con chim cô độc bay mãi trong rừng để tìm bóng người yêu dấu. Nơi nàng Ban mất, sau này mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa Xuân.
Múa sạp trong lễ hội hoa ban. |
Cứ đến mùa hoa nở, tiếng chim lại hót vang như tiếng chàng Khum tìm gọi người yêu da diết. Vì mến yêu nàng Ban và thương cảm mối tình đẹp nhưng dang dở, dân làng gọi cây hoa đó là hoa ban. Từ trong câu chuyện lãng mạn, hoa ban đã đi vào đời sống văn hóa, tâm linh, phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo của người Thái Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng.
Hoa ban trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người dân vùng cao Tây Bắc
Với sự gắn bó giữa Hoa Ban và đời sống của nhân dân các dân tộc Điện Biên - Tây Bắc, hình ảnh Hoa Ban đã trở thành một loài hoa mang tính biểu tượng đẹp. Nét tinh khôi của Hoa Ban tượng trưng cho vẻ đẹp xuân thì, trong trắng của người con gái. Hoa Ban cũng là biểu trưng nhằm tôn vinh, minh chứng cho tình yêu bất diệt, thể hiện ước vọng ngàn đời của cộng đồng các dân tộc về hạnh phúc, vượt qua mọi lễ giáo, rào cản, định kiến xã hội và những khó khăn của cuộc sống..
Từ những ý nghĩa đầy nhân văn đó, đã hình thành nên thái độ ứng xử văn hóa của người dân Điện Biên với loài Hoa Ban: vừa yêu mến, gần gũi, vừa trân trọng, tôn vinh, coi việc giữ gìn và phát triển loài Hoa Ban như giữ gìn truyền thống, nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
Kế thừa tình cảm và thái độ ứng xử văn hóa với loài Hoa Ban từ bao đời, đến nay, tỉnh Điện Biên chủ trương tôn vinh Hoa Ban với mong muốn Hoa Ban sẽ trở thành biểu tượng văn hóa cho mảnh đất, con người Điện Biên. Qua đó, cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, Hoa Ban sẽ góp phần trở thành biểu tượng để tôn vinh các giá trị di sản văn hóa, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước
Một trong những chiến lược lâu dài của tỉnh Điện Biên là tạo ra được sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với việc bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc; với ý nghĩa đó tỉnh đã phát động trong Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trồng cây Hoa Ban để tạo ra không gian sống xanh và sản phẩm du lịch riêng có của tỉnh.
Đồng thời tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ hội Hoa Ban từ năm 2014 và được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy và phát triển các loại hình di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc riêng có của các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng; tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Thông qua việc Lễ hội để thúc đẩy hoạt động xúc tiến, đầu tư; tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức