Hiệp Thuận Yêu Thương
Hiệp Thuận là xã có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương. Với tinh thần tự lực, tự cường, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhân dân Hiệp Thuận đã phấn đấu vượt mọi khó khăn, gian khổ, biến vùng đất này thành những xóm làng trù phú. Từ ngày có Đảng, cùng với đồng bào cả nước, nhân dân Hiệp Thuận đã đóng góp sức người, sức của cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ và chính quyền xã, cán bộ và nhân dân Hiệp Thuận đã và đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới, đưa cuộc sống ấm no hạnh phúc đến với mọi nhà.
Nhạc sĩ Đinh Văn Bình - tác giả phần nhạc ca khúc “Hiệp Thuận Yêu Thương”.
Nói về lịch sử, nơi đây chính là vùng đất cổ xưa. Từ buổi sơ khai, các vị tổ đầu tiên của các dòng họ kế tiếp nhau tìm đến vùng đất này, khi nơi đây đang là bãi hoang, đồng rậm chưa có dấu chân người. Bằng bàn tay và khối óc, sức lực và trí tuệ, cộng với sức lao động, tính kiên trì bền bỉ, người dân nơi đây đã đời đời nối tiếp nhau, kéo dài hàng trăm năm khai phá, cải tạo thành đất canh tác trù phú. Cây trái, lúa và hoa màu quanh năm tươi tốt, mùa màng bội thu; lập nên khu dân cư đông đúc, hình thành ra các làng: Hiệp Thuận, Hiệp Lộc, Yên Dục và Quế Lâm. Để có được thành quả này, người dân nơi đây đã sống lâu dài bên nhau, không phân biệt nguồn gốc tiên tổ, kẻ quen người lạ, giáo hay lương, mà đồng cam cộng khổ nương tựa vào nhau. Khai thác, chế ngự, khắc phục tự nhiên, xây dựng đời sống và đấu tranh chống các kẻ thù xâm lược. Chính đặc điểm này đã tạo cho người dân Hiệp Thuận đức tính rắn rỏi, đoàn kết, tương thân, tương ái, tình nghĩa thủy chung trong cuộc sống.
Đây là cơ sở, là nguồn gốc tạo nên truyền thống yêu quê hương, đất nước của cán bộ và nhân dân xã Hiệp Thuận, hòa quyện vào truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc. Những truyền thống quý báu của dân tộc được nhân dân gìn giữ và phát huy, vừa mang nét riêng của vùng quê văn hiến, vừa chứa đựng những yếu tố chung trong nền văn hóa, văn minh dân tộc; nó góp phần làm phong phú và đa dạng thêm bản sắc văn hóa chung của đất nước.
Nhạc sĩ Đinh Văn Bình (bên phải) bên cạnh nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ (tác giả bài hát “Xa Khơi”) tại Hội Âm nhạc Hà Nội.
Về vị trí địa lý, xã Hiệp Thuận cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Tây. Nhìn trên bản đồ hành chính của huyện Phúc Thọ, xã Hiệp Thuận giống hình chữ “Nhân” của Hán tự. Phía Bắc giáp xã Tam Thuấn, xã Tam Hiệp; phía Nam giáp xã Liên Hiệp; phía Tây giáp xã Canh Nậu, Dị Nậu (huyện Thạch Thất); phía Đông giáp xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng) và xã Minh Khai (huyện Hoài Đức). Tổng diện tích tự nhiên của xã là hơn 720 ha (trong đó, đất canh tác là 495 ha). Là địa bàn nằm ven bờ sông Đáy, nên phần lớn diện tích đất canh tác của địa phương có mật độ phù sa lớn với 2 vùng rõ rệt: vùng đồng và vùng bãi. Hệ thống hồ, đầm ở Hiệp Thuận cũng tương đối phong phú. Trong đó, đáng chú ý là hồ Goòng và kênh Tây Ninh. Sau năm 1974 khi hệ thống kênh tiêu được hoàn chỉnh cùng với hệ thống phân lũ đập Đáy đã tạo cho Hiệp Thuận khá nhiều thuận lợi trong việc phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh.
Đầu năm 2020, tôi đã có dịp ghé thăm vùng đất này vài lần, chứng kiến sự đổi thay trên quê hương Hiệp Thuận, một vùng đất trù phú, cây trái xum xuê, hoa thơm trái ngọt; tình người mộc mạc, đằm thắm; những người con gái xinh tươi, da trắng, ăn nói dịu dàng; cảnh quê yên bình; triền đê trăng thanh, gió mát; dòng sông Đáy nước trong xanh; túi mật, rặng nhãn cổ quê hương,v.v…. Tất cả đã tạo cho tôi một ấn tượng khó phai mờ. Đặc biệt khi đọc bài thơ “Hiệp Thuận yêu thương” của tác giả thơ Nguyễn Kim Hường, tôi đã cảm xúc và phổ nhạc bài thơ này. Đây là một món quà tinh thần mà tôi muốn gửi tặng đến tác giả thơ Nguyễn Kim Hương cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Sau đây, xin trích nguyên văn bài thơ: HIỆP THUẬN YÊU THƯƠNG
Hiệp Thuận có tự bao giờ
Cho em say đắm ngẩn ngơ ngắm nhìn
Bờ đê nhuộm ánh bình minh
Triền sông bát ngát ngỡ mình nằm mơ
Nhót, dâu, ổi, bưởi nên thơ
Táo lê trĩu quả đón chờ tình anh
Đồng lúa trải một màu xanh
Hoàng hôn xuống chậm để dành cho ai
Cánh đồng thẳng cánh cò bay
Dòng sông thầm lặng chở đầy phù xa
Hương cây lan tỏa bao la
Chen trong kẽ lá ngàn hoa đón chào
Giã từ phố thị ồn ào
Hoa bay Phúc Thọ đón chào nàng thơ
Trao em hàng triệu giấc mơ
Như trong cổ tích vỗ về yêu thương
Đất ơi, quá đỗi vấn vương
Màu xanh bát ngát khắp đường quê xinh
Em về Anh trải bình minh
Thềm hoa nắng hạ để mình đón nhau
Têm trầu cánh phượng rước dâu
Hoa ca, lúa hát chúc câu chung tình
Hiệp Thuận ơi đất quê mình
Đằm trong hoa nắng mãi xinh nồng nàn.
Thơ: Nguyễn Kim Hường
Bài và ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 OCOP
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 Làng nghề, nghệ nhân