Hiến 5.000m2 đất làm bãi rác: Hành động ý nghĩa ở một xã đặc biệt khó khăn
Ông Vi Văn Hùng (bên trái) và cán bộ xã Dương Hưu thăm bãi rác của xã
Hai năm đi tìm một bãi rác
Xã Dương Hưu có hơn 7.500 ha rừng và đất lâm nghiệp. Dân số hơn 5.000 người và gồm 11 dân tộc chủ yếu Tày, Dao, Kinh,…Với tỷ lệ hộ nghèo 43%, Dương Hưu là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Sơn Động. Do đó, việc hoàn thành các tiêu chí trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa bàn gặp vô vàn khó khăn.
Theo ông Lã Xuân Giang, Chủ tịch xã Dương Hưu cho biết: “Thời điểm năm 2015, sau khi hoàn thành cơ bản các tiêu chí về xây dựng điện, đường, trường, trạm, xã được cấp trên chỉ đạo phải quan tâm tới vấn đề môi trường và xử lý rác thải của người dân. Nhưng do đặc trưng đồi núi, dân cư ở rải rác, việc vận động bà con hiến đất làm bãi rác gặp nhiều khó khăn.”
Điểm đầu tiên được xã Dương Hưu chọn là khu vực đất ở Cây số 12 Thôn Mục. Đây là phần đất công thuộc quyền quản lý của UBND nhưng người dân lại đang canh tác sản xuất và có hợp đồng với lâm trường để trồng rừng. Do đó, xã vẫn chỉ có thể để dân khai thác đến đúng theo thời hạn hợp đồng.
Chuyển sang điểm thứ thuộc Bản Mùng, khu vực đất tư của các hộ dân nhưng gặp vướng mắc bởi nơi đây có một số mồ mả tổ tiên, người dân cũng phản đối vì cho rằng quá gần nhà.
Cứ như vậy, trong suốt năm 2015-2016, xã Dương Hưu vẫn chưa tìm ra được địa điểm thích hợp để làm bãi xử lý, thu gom rác thải. Trong khi đó, huyện Sơn Động và tỉnh Bắc Giang đang yêu cầu các địa phương nhanh chóng hoàn thiện tiêu chí môi trường nông thôn.
“Tuy biết rằng đây là tiêu chí quan trọng để hoàn thành nông thôn mới nhưng xã không thể làm được. Sau đó, xã tiếp tục mở nhiều cuộc họp giữa UBND, họp thôn bản, để tuyên truyền, vận động, nhờ người dân góp ý, xung phong, hiến kế. Lúc này, xã được bà con chỉ chỗ đất của ông Vi Văn Hùng. Từ đó xác định đây là điểm thứ ba”, ông Lã Xuân Giang kể lại.
Phần đất của nhà ông Hùng được xã chọn làm điểm tập kết rác
Địa điểm này đáp ứng được 3 tiêu chí: xa dân cư, dễ làm đường bê tông và xung quanh hẻo lánh, không có suối. Phần đất này là đất trồng cây hằng năm của gia đình ông Vi Văn Hùng.
Gia đình hiến hơn 5000m2 đất làm bãi rác
Ông Hùng lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, vợ ông bà Hoàng Thị Luận là giáo viên mầm non. Các con đang đi học đại học, gia đình vẫn vay nợ cả trăm triệu đồng, chỉ có một mảnh đất nửa héc ta để sản xuất. 5.000m2 đất này vẫn đang trồng keo, đất tốt có thể trồng được hoa màu khác như đỗ, lạc,…
Hai vợ chồng ông Vi Văn Hùng và bà Hoàng Thị Luận
Là một Đảng viên và cũng là một người dân sinh sống trên địa bàn, bản thân ông Hùng nhận thấy được vấn đề rác thải còn nan giải mà chưa có cách giải quyết. Khi xã và bà con thấy đất nhà mình hợp lý, ông Hùng nhận ý kiến và về họp bàn với gia đình.
“Gia đình cũng tiếc nuối mảnh đất của cha ông để lại và muốn dành cho các con học xong khi quay về sản xuất, nhưng vì lợi ích chung, tôi cũng mong cho thôn bản có được không khí trong lành, môi trường sạch đẹp nên quyết định hiến mảnh đất đó cho xã”, ông Vi Văn Hùng kể lại.
Nói chuyện với bà Hoàng Thị Luận, vợ ông Hùng cho biết: Khi quyết định hiến đất hàng xóm nói ra nói vào, hỏi sao lại vậy, sao không để đất mà làm kinh tế,… Bản thân không khỏi chạnh lòng nhưng cũng muốn ủng hộ chồng và thôn xã.
Được biết, cách đó 2 năm, khi xã làm đường giao thông liên thôn, gia đình đã hiến 120m2 đất thổ cư. Vì vậy, việc hiến thêm 5.000m2 đất làm bãi rác càng khiến gia đình ông Hùng được tất cả bà con nể phục và trở thành tấm gương điển hình. Người dân dường như ý thức hơn trách nhiệm của mình với cộng đồng, làng xã.
Sau khi có bãi rác, xã Dương Hưu thành lập tổ HTX dịch vụ môi trường, nhưng do thu nhập người dân thấp, thu không đủ chi nên gặp phải khó khăn. Hiện xã quyết định đã thành lập tổ HTX môi trường, thu nhập đủ để chi tiêu và trả công cho công nhân.
“Toàn xã có hơn 60% dân sử dụng dịch vụ, trừ các hộ vùng sâu vùng xa thì tự thu gom và xử lý bằng cách đốt. Thời gian tới, xã cố gắng để phố biến đến từng thôn bản về việc thu gom và xử lý rác thải tại bãi tập kết”, ông Lã Xuân Giang cho biết.
Cứ thế, phong trào hiến đất ở Dương Hưu ngày càng sôi nổi hơn. Xã có hơn 40 người tham gia hiến đất với tổng diện tích đất được hiến lên tới 17.897m2. Mặc dù là xã đặc biệt khó khăn nhưng tính đến thời điểm này, xã Dương Hưu chưa phải làm phương án bồi thường đất cho các công trình phúc lợi xã hội.
Một con đường ở xã Dương Hưu được người dân hiến đất
Để biểu dương và khích lệ gia đình ông Vi Văn Hùng, hằng năm, UBND xã Dương Hưu đều đề nghị khen thưởng lên cấp trên. Nhìn những tấm bằng khen của gia đình trong trong căn nhà cấp 4 mới thấy được tấm lòng của những người muốn cống hiến cho quê hương.
Thay đổi ý thức của người dân
Hành động hiến đất làm bãi rác của nhà ông Vi Văn Hùng không chỉ giúp xã Dương Hưu hoàn thiện một tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, lan tỏa hành động ý nghĩa mà còn tác động lớn tới ý thức người dân trong bảo vệ môi trường.
Ông Chiêu Xuân Nho, một hộ dân ở xã Dương Hưu cho biết: “Trước đây, khi chưa có bãi rác, bà con thường vứt rác ra khu vực sông suối, ven đường, cống rãnh,… Nhờ có bãi rác mà vệ sinh làng xóm sạch sẽ hơn, môi trường thông thoáng, sông suối sạch hơn, giảm đi lượng ruồi muỗi...”
Ngày trước, đường xá khó khăn, nhiều cây cỏ, dân muốn làm sản phẩm giao thương cũng không có đường tốt. Giờ đây, đường vào thôn bản của Dương Hưu giờ đây đã rộng rãi, xe ô tô có thể đi vào tận nơi. Hiện Dương Hưu đã hoàn thành 10/19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Rời khỏi Dương Hưu nhưng tôi vẫn không quên được quan điểm sống ý nghĩa của vợ chồng ông Vi Văn Hùng: Tiền ai cũng quý, mình cứ sống giản dị, có thể đóng góp cho xã hội thì nên làm, bởi một mảnh đất không thể giàu lên được./
Bài, ảnh: Thúy Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
TP.Hội An: Nhận giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu á và châu đại dương
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" - Lan toả sắc hoa cho cộng đồng
09:55 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 | 06/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Quốc Oai: Xã Đồng Quang tăng cường công tác an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự
13:23 | 05/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 Nông thôn mới
Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 Sức khỏe - Đời sống
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 Nghiên cứu trao đổi
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
09:24 Du lịch làng nghề