Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm
Doanh nghiệp đồng loạt khởi động tour
Đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán là thời điểm người dân thường chọn các điểm du lịch tâm linh để du xuân. Đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cho biết, thông thường, ngay sau Tết âm lịch, chùm tour hành hương mùa lễ hội đầu năm luôn chiếm 10% tỉ lệ tour định kỳ của công ty. Tương tự, Giám đốc Công ty Orion Travel Trần Đăng Thành cho biết, lượng khách du xuân đến các lễ hội, địa điểm tâm linh trong dịp đầu năm tăng đột biến, nhiều tour kín chỗ ngay sau khi mở bán.
“Nhu cầu của người dân trong những ngày này là đi du xuân kết hợp đi lễ đầu năm để cầu bình an. Các tour có lịch trình đi về trong ngày được nhiều người lựa chọn hơn cả. Những tour này thường dễ tổ chức bởi lịch trình ngắn, ít điểm đến, do đó doanh nghiệp lữ hành mở tour liên tục” - ông Thành chia sẻ.
Du khách tham quan chùa Chuông (Hưng Yên) trong ngày đầu năm mới. Ảnh: Hoài Nam
Thông tin từ các công ty du lịch cho thấy, các điểm du lịch tâm linh như chùa Hương (Hà Nội), Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy (Nam Định), chùa Tam Chúc (Hà Nam)… đang được nhiều du khách lựa chọn.
Nắm bắt nhu cầu đó, các doanh nghiệp lữ hành đã đồng loạt chào bán tour đi vãn cảnh chùa với mức giá từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng. Cụ thể, tour Hà Nội - Tràng An (Ninh Bình) 890.000 đồng/người; tour du lịch chùa Hương đi về trong ngày hoặc 2 ngày 1 đêm với giá 850.000 - 1,3 triệu đồng/khách (bao gồm vé thắng cảnh, thuê đò, bảo hiểm, ăn nghỉ...); tour Hà Nội - Yên Tử giá 850.000 đồng/người...
Nhằm nâng cao chất lượng các tour du lịch tâm linh, gần đây, nhiều đơn vị đã xây dựng sản phẩm mới, tăng thêm trải nghiệm cho du khách. Mới đây, Ban Quản lý Khu di tích đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã phối hợp với Công ty Du lịch Sunvina Travel và WonderTour xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh kết hợp chăm sóc sức khỏe mang tới trải nghiệm mới cho du khách.
Nhằm phục vụ nhu cầu lễ Phật đầu năm bên cạnh việc mở tour nội địa các doanh nghiệp còn mở tour tới các thánh địa Phật giáo tại Thái Lan, Ấn Độ. Giám đốc Công ty du lịch Sun Smile Travel Dương Thanh Hằng cho biết, nhiều tín đồ Phật giáo sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua tour quốc tế vãn cảnh, lễ chùa.
Hiện tour Thái Lan thu hút nhiều khách mua bởi giá tương đối tiết kiệm, khách chỉ phải bỏ ra hơn 7 triệu đồng là đã có cơ hội đi Thái Lan trong 5 ngày 4 đêm thưởng ngoạn kiến trúc Núi Phật Vàng ở Pattaya, chiêm bái Bức Tượng Phật 4 mặt - được coi là linh hồn của Phật Giáo Thái Lan tại Thủ đô Bangkok.
Du khách tham quan chùa Thiên Hậu (Malaysia) trong ngày đầu năm mới. Ảnh: Hoài Nam
Thông tin về việc tổ chức các tour du lịch tâm linh, Phó Giám đốc Vietravel chi nhánh Hà Nội Phạm Văn Bảy cho biết, nhằm phục vụ nhu cầu lễ Phật đầu năm, đồng thời tận dụng lợi ích đường bay quốc tế Việt Nam-Ấn Độ do hãng hàng không Vietjet, Vietnam Airlines đang khai thác, Vietravel mở tour du lịch Hành hương đất Phật tham quan Bồ Đề Đạo Tràng-Linh Thứu Sơn-Tam Giác Vàng (Ấn Độ) - nơi khởi nguồn đạo Phật trong 4 ngày 3 đêm, hoặc 2 ngày 1 đêm mức giá chỉ từ 8 triệu đồng/khách. “Tour Ấn Độ thu hút nhiều du khách bởi thủ tục làm visa chỉ gồm hộ chiếu, ảnh, tờ khai visa, không phải chứng minh tài chính” – ông Bẩy chia sẻ.
Làm gì để khai thác “mỏ vàng” du lịch tâm linh
Nhìn nhận lợi ích mà du lịch tâm linh mang lại các chuyên gia cho rằng, loại hình du lịch này không chỉ là sản phẩm thúc đẩy ngành du lịch phát triển, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam.
Để tour văn hóa tâm linh là “mỏ vàng” tạo nguồn thu cho du lịch, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội Phùng Quang Thắng nêu rõ, để hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế, ngoài việc đầu tư nguồn lực, các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch cần tăng trải nghiệm cho du khách dựa vào các giá trị văn hóa sẵn có, hướng du khách tới giá trị “chân - thiện - mỹ” trong các hoạt động thực hành tín ngưỡng dân gian.
Đồng tình với ý kiến này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn đánh giá, Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Nhưng để phát triển du lịch loại hình du lịch này cá địa phương nên lựa chọn một vài lễ hội tiêu biểu, đặc sắc, giàu giá trị để đầu tư về nội dung, quy mô, thời gian tổ chức, đồng thời kết nối với các điểm đến trên địa bàn qua đó hình thành các tour hoàn chỉnh.
Du khách đến tham quan, vãn cảnh chùa Nôm (huyện Văn Lâm-Hưng Yên). Ảnh: Hoài Nam
Để thu hút khách quốc tế đến với sản phẩm du lịch tâm linh, theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, trước hết cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu du khách. Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả. Đồng thời các địa phương cần đẩy mạnh liên kết xây dựng tour, tuyến du lịch tâm linh.
“Vừa qua, du lịch Hà Nội đã phối hợp với tỉnh Hà Nam - Ninh Bình phát triển trục du lịch tâm linh 3 tỉnh thành phố, qua đó giúp doanh nghiệp tạo được sản phẩm thế mạnh trong mùa lễ hội hàng năm” - bà Đặng Hương Giang nêu ví dụ.
Dưới góc độ doanh nghiệp du lịch, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Du lịch AZA Nguyễn Tiến Đạt bầy tỏ, muốn phát triển loại hình du lịch này, các địa phương cần tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành khai thác nhiều tour văn hóa tâm linh. Đồng thời tăng cường kết hợp du lịch văn hóa tâm linh với các loại hình khác như du lịch sinh thái, homestay, ẩm thực… để chuyến tham quan, trải nghiệm của du khách thêm hấp dẫn. Ngoài ra, Ban quản lý các di tích, Ban tổ chức lễ hội, chính quyền và dân cư xác định rõ tiềm năng, thế mạnh địa phương từ đó cung cấp các dịch vụ bổ trợ phù hợp cho du khách theo hướng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh, kinh doanh các dịch vụ một cách có văn hóa, lành mạnh.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân