Đồng Nai: Nghệ thuật múa truyền thống của người Chơ ro
Kinh tế truyền thống của người Chơ Ro ở Đồng Nai là kinh tế nương rẫy. Nguồn sống của người dân chủ yếu dựa vào kết quả mùa màng. Xưa kia, người dân khai thác vùng đồi núi nơi cư trú của mình để trồng trọt theo lối du canh du cư, nên cuộc sống nghèo nàn và không ổn định. Sau này, người dân đã biết biến rẫy thành đất định canh và phát triển nương rẫy thành ruộng nước, vì vậy đời sống có phần khá hơn. Cùng với nông nghiệp ruộng nước, nương rẫy, việc làm vườn, chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm... là những ngành kinh tế phụ bổ trợ cho kinh tế nương rẫy. Hai nghề thủ công chính của người Chơ Ro là đan lát và dệt vải. Tuy nhiên, chỉ có nghề đan lát bằng tre mây nứa là phổ biến. Nghề dệt vải bị mai một dần dần và hiện nay mất hẳn.
Cùng với lịch sử hình thành xa xưa, người Chơ ro còn có đời sống văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều thể loại: truyện kể, thơ ca trữ tình, múa, lối hát đối đáp, nhiều loại nhạc cụ... các câu tục ngữ, phương ngôn đúc kết các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm về thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Đặc biệt, múa truyền thống trong các lễ hội của tộc người Chơ ro là một trong những đặc sắc văn nghệ dân gian còn được lưu giữ. Và được coi là sản phẩm nghệ thuật sáng tạo của cộng đồng người Chơ ro ở Đồng Nai.
Nghệ thuật múa Chơro bao gồm ba loại hình: Múa sinh hoạt, múa lao động, múa tín ngưỡng. Các động tác múa phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, mang sắc thái môi trường sinh sống, thể hiện các mối quan hệ, những tâm tư tình cảm cộng đồng, phong tục, tập quán hay tín ngưỡng của đồng bào.
Múa sinh hoạt là loại hình múa gắn bó với văn hóa cồng chiêng và bắt nguồn từ sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng trong những dịp lễ gia đình, cộng đồng. Trong múa sinh hoạt, những điệu múa với lục lạc (vòng tay làm bằng đồng, gắn những quả nhạc có hột phía trong khi rung lắc tạo thành âm thanh) mang tính đặc trưng của người Chơ ro. Trong múa sinh hoạt có các điệu múa như: Múa đi hội, múa gặp gỡ, múa dâng bánh, múa đánh cồng A, múa đánh trống, múa chũm chọe, múa chim bay.
Múa lao động của người Chơro khởi đầu là những động tác nguyên sơ kết hợp với công cụ lao động, dần dần chúng được cách điệu lên trong cách thể hiện, phản ánh. Người Chơro hiện có những điệu múa phản ánh về lao động: Múa dao, múa chọc lỗ tra hạt, múa bắt cá, múa xúc tép, múa nỏ, múa đeo gùi, múa sàng gạo, giã gạo.
Múa tín ngưỡng được người Chơro thể hiện trong các sinh hoạt tín ngưỡng như lễ hội chung của cộng đồng, lễ cúng các thần linh. Hiện người Chơro có các điệu múa tín ngưỡng: Múa bà bóng, múa lễ hội, múa cúng tổ tiên, múa tạ ơn thần Yangva (thần Lúa), múa cầu mưa, múa tạ ơn thần Núi.
Mỗi điệu múa tuy có khác nhau về ý nghĩa và cách thức biểu diễn, song nền âm nhạc cồng chiêng vẫn không thay đổi nhiều, chủ yếu làm nhiệm vụ tạo không khí và giữ nhịp cho người múa, làm toát lên cái hồn của điệu múa. Trong những buổi sinh hoạt cộng đồng, khi có tiếng cồng chiêng cất lên thì mọi người không thể không bước vào sân để cùng múa, cùng giao lưu. Qua từng động tác múa mộc mạc, đơn sơ như hai tay đưa lên ngang vai, cổ tay cuộn vào, cuộn ra, chân bước đều kết hợp với nhún nhảy nhẹ nhàng, đầu nghiêng qua lại… Mọi người đi đều thành vòng tròn, có khi lại xoắn xuýt nhau theo từng đôi, từng nhóm rồi cuối cùng trở lại đội hình vòng tròn. Đi đôi với múa thường là các nhạc cụ độc đáo như: Kèn bầu (cầm vuột), chiêng đồng, đàn tre, đàn môi, đàn goong choloq…
Nghệ thuật múa của người Chơ ro được kế thừa, phát triển từ những đặc trưng văn hóa, đời sống lao động và những bản sắc tộc người nên rất cần được bảo tồn và lưu giữ. Không chỉ vậy múa truyền thống của người Chơ ro còn mang nhiều giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, giá trị xã hội sâu sắc. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, những vấn đề về văn hoá, xã hội nảy sinh, nhất là sự biến đổi văn hoá của các dân tộc, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc ngày càng được quan tâm, đầu tư, góp những mảng màu tươi sáng trong bức tranh về văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Bài và ảnh: Ánh Tuyết
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Thụy An - Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
09:48 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Hoa Lư - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không ngừng được nâng tầm về quy mô, cách thức tổ chức
11:04 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
11:03 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội cựu chiến binh huyện Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
08:42 | 09/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025: Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
21:16 | 08/04/2025 Tin tức

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Đà Nẵng trong Tôi” - Không gian sáng tạo nghệ thuật đặc sắc
19:51 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Mùa hoa gạo
19:50 | 02/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân