Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng số lượng sản phẩm OCOP từ giống lúa mới
“Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, Vui niềm vui ấm no cuộc sống
Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông, yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng,…”
Toàn cảnh thu hoạch lúa tại đồng bằng sông Cửu Long
Với phần lớn diện tích đồng bằng được bồi đắp bằng phù sa màu mỡ từ hệ thống “sông Chín Rồng” Mê Kông gồm 2 phân lưu lớn sông Tiền và sông Hậu cùng mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gieo trồng lúa đứng đầu cả nước, chiếm khoảng 55% diện tích gieo trồng lúa. Số liệu từ “Biểu số liệu lúa đồng bằng sông Cửu Long” (so sánh 5 năm một lần) cho thấy, sơ bộ năm 2020 diện tích gieo trồng lúa toàn vùng là 3.963,7 nghìn ha, chiếm 54,5% diện tích trồng lúa cả nước, năng suất đạt 60,1 tạ/ha với sản lượng 23.8 triệu tấn. Cập nhật thông tin về vụ lúa đông xuân năm 2022, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.436,6 nghìn ha, chiếm 75,2% diện tích gieo cấy lúa cả nước.
Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam mỗi năm đều tăng
Bà con nông đổi mới trong canh tác lúa, thực hiện thâm canh, luân canh, xen canh và tăng vụ
Tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có, các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thực hiện cải tiến giống lúa, chú trọng công tác thủy lợi, xây dựng đê điều để xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ động trong tưới tiêu,… nhằm giúp những giống lúa mới thích nghi phát triển tốt.
Ngoài ra, còn tập trung nguồn lực, kinh phí đầu tư trọng điểm nghiên cứu lai tạo giống lúa mới đạt năng suất, chất lượng và chống chịu tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu như: xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn,… Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ canh tác hiện đại vào sản xuất lúa để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành gạo thành phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất cho bà con nông dân, góp phần nâng cao sản lượng lúa và chất lượng hạt gạo.
Cây lúa ngọc đỏ hương dứa được lai tạo thành công
Không phụ sự cố gắng cũng như kỳ vọng của người nông dân, trải qua thời gian dài nghiên cứu nhiều giống lúa gạo mới đã ra đời trong niềm hân hoan và đón nhận nhiệt tình của khách hàng. Nổi bật nhất có thể kể đến thương hiệu gạo ST25 - loại gạo ngon thế giới năm 2019 được bình chọn tại cuộc thi gạo ngon “World's Best Rice 2019” tổ chức ở Manila (Philippines). Loại gạo đặc biệt này là kết quả nghiên cứu bởi nhóm khoa học gồm: Kỹ sư Hồ Quang Cua (Trưởng nhóm nghiên cứu - Nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng), Tiến sĩ Trần Tấn Phương (Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng) và Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương.
Thương hiệu gạo ST25 – loại gạo ngon nhất thế giới
Tương tự giống gạo trên, thương hiệu gạo ST24 của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (tỉnh Sóc Trăng) do nhóm nghiên cứu Kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo được UBND tỉnh chọn vào danh sách đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận sản phẩm OCOP 5 sao và vinh dự trở thành sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia năm 2021.
Gạo ST24 đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia năm 2021
Bên cạnh đó, thương hiệu gạo tím Rồng Vàng - Công ty TNHH Duy Đức Hưng (TP. Cần Thơ), gạo VD20 - Công ty Trách nhiệm hữu hạn HK (tỉnh Tiền Giang), gạo Tân Tiến – Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Tiến (tỉnh Vĩnh Long), gạo ngọc đỏ hương dứa – Hợp tác xã Giống nông nghiệp Định An (tỉnh Đồng Tháp);… cũng xuất sắc đạt chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 – 4 sao.
Thương hiệu gạo tím Rồng Vàng được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của TP. Cần Thơ
Với những thành công trên, Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ đơn thuần là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà dần trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hiện đại. Những giống gạo tím, gạo đỏ thơm ngon có chứng nhận sản phẩm OCOP đặc trưng địa phương hay loại gạo ST24, ST25 mang danh hiệu gạo ngon thế giới đang góp phần vào nâng tầm giá trị hạt gạo Việt trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo điều kiện phát triển toàn diện ngành nông nghiệp Việt Nam.
Bài và ảnh: Cẩm Nhung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Giới thiệu Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec
15:48 | 13/07/2023 Video
Chè Bát Tiên - Thứ quà đắng chát của núi rừng yên bái
16:18 | 11/04/2023 Video
Đưa cây chè thành thế mạnh kinh tế ở Thanh Ba
16:09 | 11/04/2023 Video
Rau “hoàng đế” phủ xanh vùng khô hạn
16:07 | 11/04/2023 Video
Thừa Thiên Huế: Khai trương điểm bán sản phẩm OCOP và đặc sản Huế
16:05 | 11/04/2023 Video
Bảo tồn giá trị làng nghề mây tre đan
16:03 | 11/04/2023 Video
Tin khác
Kế thừa và phát triển nghề làm nón Vân Thê
13:55 | 06/04/2023 Video
Đầu tư công nghệ - nâng cao chất lượng sản phẩm
13:52 | 06/04/2023 Video
Tre, nứa Đỗ Xuyên khởi sắc nhờ áp dụng khoa học, công nghệ
13:42 | 06/04/2023 Video
Đình Hùng Lô: Tuyệt tác kiến trúc cổ
13:37 | 06/04/2023 Video
Quyết tâm giữ vững vùng nguyên liệu tiêu Cùa
09:13 | 05/04/2023 Video
Cá tầm của người mông Nà Hẩu
09:10 | 05/04/2023 Video
Nuôi ong mật bằng hoa rừng ngập mặn
09:02 | 05/04/2023 Video
Xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Bản Cháo
09:00 | 05/04/2023 Video
Triển vọng từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ
08:57 | 05/04/2023 Video
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nuôi ba ba – nhiều nông dân Yên Bái sở hữu cơ ngơi tiền tỷ
09:26 | 04/04/2023 Video
Lạp sườn Bắc Kạn - Nhớ mãi hương vị vùng cao
09:02 | 03/04/2023 Video
Trà giảo cổ lam - Thảo dược trên núi đá
09:00 | 03/04/2023 Video
Về Bắc Kạn thưởng thức bánh gio mật mía
08:58 | 03/04/2023 Video
Miến đao Giới Phiên - Sạch từ cánh đồng đến bàn ăn
08:59 | 31/03/2023 Video
Mô hình chăn nuôi vịt biển Đông Xuyên, chuẩn hoá từ khâu chọn giống
08:49 | 31/03/2023 Video
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân