Đôi nét về Đình làng và hội làng truyền thống làng gốm cổ Bát Tràng
Ông Phạm Văn Mai: Về đình làng Bát Tràng thì người Việt cứ định cư ở đâu thì bao giờ đầu tiên cũng thành lập Đình, xây miếu, thế thì đình làng Bát Tràng được khởi dựng ngay từ khi người làng Bát Tràng di cư từ Bồ Xuyên, Bạch Bát, ở trấn Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Ninh Bình ngày nay) ra đây lập nghiệp. Về cái thời điểm di cư nếu theo chính sử, thì bắt đầu từ đời Trần. Còn theo truyền khẩu và theo gia phả các dòng họ thì có khi nhà Lý định đô ở Thăng Long. Khi di cư ra đây, ngoài việc định đất mở làng, lập lò thì các gia đình, các dòng họ cũng chọn đất để làm đình. Khởi thuỷ cái vị trí đình này là nhà thờ của họ Nguyễn Ninh Tràng. Họ Nguyễn Ninh Tràng đến đây trước, họ lấy đất ở vị trí này để làm nhà thờ. Khi mà các dòng họ bắt đầu kéo từ Ninh Bình, Thanh Hoá ra đông thì mới có nhu cầu lập đình để thờ thần hoàng làng. Dòng họ Nguyễn Ninh Tràng tình nguyện hiến cái vị trí, diện tích, đất thờ tổ của họ Nguyễn Ninh Tràng để làm đình.
Ông Phạm Văn Mai (ảnh trái) Phó ban Tổ chức Lễ hội truyền thống Làng gốm cổ Bát Tràng
Cho nên xét về cái công lao của dòng họ Nguyễn Ninh Tràng thì làng dành cho họ Nguyễn Ninh Tràng 3 cái quyền: Một là cử thủ từ để trông đình, bởi vì trước hết đó là nhà thờ của họ nguyễn Ninh Tràng, sau là đình chung của cả làng. Cái quyền thứ 2, đó là họ Nguyễn Ninh Tràng được quyền đi cửa giữa, các dòng họ khác thì được quyền đi cửa cạnh. Khi làng mở hội thì dòng họ Nguyễn Ninh Tràng bao giờ cũng là người tiến lễ trước, sau đó mới đến các dòng họ khác được tiến lễ. Trong cái lễ cấp thuỷ thì họ Nguyễn Ninh Tràng là người dùng gáo đồng múc nước đổ vào choé để bao sái đồ thờ cúng, đồng thời cũng là để tế tự quanh năm. Ngày nay đổi mới cách tân thì làng dùng phép thay phiên, làng cử ra người để trông đình, đẩy bái, người dùng gáo đồng múc nước ở sông Nhị Hà cho vào choé để làm lễ rước nước.
Ông Phạm Văn Mai cùng đại diện Dòng Họ Phạm Ngũ Chi ở Bát Tràng vào đình lễ thánh
Phóng viên: Về kiến trúc đình làng Bát Tràng có gì đặc biệt, thưa ông?
Ông Phạm Văn Mai: Về kiến trúc của ngôi đình này, thì đình làng Bát Tràng kiến trúc theo kiểu chữ Nhị, gồm có tiền tế và hậu cung, theo hướng trục cận đại, trong cung, nhà đại đình (hay gọi là nhà tiền tế) và cột đồng trụ là thẳng trục hướng đạo, đối xứng Bắc Nam gấp lại là như nhau. Bên ngoài là cột đồng trụ, tả hữu là hai quán, đại định, hậu cung, và bên sau là toà hai áng.
Đường thần đạo từ tâm ở trong cung đến tâm của đại đình và đến tâm của cột đồng trụ là theo một đường thần đạo, vì vậy, cho nên kiến trúc đình là kiến trúc chữ Nhị.
Đình làng Bát Tràng thờ lục vị nhà thánh, là những người có công với nước với làng, và điều đặc biệt quan tâm là lịch sử làng Bát Tràng gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội, cho nên một trong lục vị thành hoàng của làng thờ phụng đó là thần Bạch Mã, cũng là thành hoàng của kinh thành Thăng Long và hiện nay có đình thờ ngài ở phố Hàng Buồm (Hà Nội), cho nên lịch sử làng Bát Tràng gắn liền với lịch sử Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội.
Đình làng Bát Tràng là một di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật. Những hiện vật ở đình thể hiện nghề gốm, đất lập nghiệp của làng Bát Tràng đồng thời thể hiện là có 44 đạo sắc phong của vua chúa các đời. Từ Lê Trung Hưng và muộn nhất là vua Khải Định phong thánh cho Thành Hoàng Làng Bát Tràng.
Phóng viên: Xin ông có thể nói rõ hơn về lễ cấp thuỷ trong hội làng truyền thống làng gốm cổ Bát Tràng?
Ông Phạm Văn Mai: Về lễ cấp thuỷ thì làng Bát Tràng dùng thuyền để ra dòng thứ 2 của sông Hồng Hà (sông Hồng) lấy nước. Làng Bát Tràng thuê thuyền, cử người xuống và chọn người làm lễ múc nước. Lễ múc nước bao giờ cũng là người mệnh bái thực hiện. Ngày nay làng Bát Tràng để các dòng họ thay phiên nhau làm chủ tế, chịu trách nhiệm dùng gáo đồng múc nước đổ vào choé.
Lễ cấp nước năm nay so với mọi năm, thì về lễ là đủ, thứ nhất là có thuyền chỉ huy, trên thuyền có lá cờ thần và có biển tĩnh túc. Biển tĩnh túc để cảnh báo với thế giới hữu hình và vô hình là làng Bát Tràng làm cái lễ cấp thuỷ; Có lễ tế thần, cho nên là cái giới hữu hình và vô hình tránh xa. Trên thuyền giữ nước thì bao giờ cũng tu lễ mã, lễ và mã thì đủ xôi thịt rượu, hương đăng, chè thuốc. Tất cả các đồ lễ, đồ mã: Mã thì hoá, lễ thì thả. Trong đình thi bao giờ cũng cúng tam sinh với 3 vật phậm liên quan đến thiên, thổ, thuỷ (trời, đất và nước).
Theo tục lễ truyền thống thì có 5 thuyền, có 5 câu lạc bộ (có 5 xóm thì mỗi xóm 1 thuyền). Một thuyền chỉ huy và một thuyền cứu hộ. Nhưng năm nay đơn giản, vì dịch Covid-19 nên nên chỉ có 2 thuyền, một thuyền chỉ huy và một thuyền cấp thuỷ. Khi mà những người khiêng cái choé nước thì phải là trai tân, nhưng đổi mới bây giờ thì miễn là thành tâm, sạch sẽ để khiêng cái choé cúng.
Phóng viên: Thưa ông! Hội làng truyền thống làng gốm cổ Bát Tràng có gì đặc sắc và Lễ hội năm 2021 có gì khác so với các năm trước?
Ông Phạm Văn Mai: Ngày xưa, hội làng truyền thống làng gốm cổ Bát Tràng thường kéo dài từ 7 đến 9 ngày, có những ngày các dòng họ phải tự rước tổ nhà mình ra đình, nhưng bây giờ thì rút gọn. Đình là nơi thờ thành hoàng, nhưng thành hoàng không ngự ở đây quanh năm, mà thành hoàng là ở miếu, miếu là tư gia, còn đây là công đường. Mọi năm vào hội thì bao giờ cũng phải là mang kiệu về miếu rước ngài từ miếu ra đình, hội hè đình đám xong thì rước ngài từ đình về miếu. Đối với các dòng họ thì các dòng họ mang cờ thần, mang biểu hiện dòng họ mình, rước bát hương của dòng họ ra đình lễ thánh đồng thời được phối thờ hai bên vách để cùng thụ hưởng những đồ cúng tế của thánh. Thừa lộc thánh đến lộc tổ, cho nên ở 2 vách tả hữu là đủ 23 dòng họ. Hết hội thì làng lại làm lễ rước thánh từ đình về miếu, các dòng họ lại ra đây rước tổ của dòng họ mình từ 2 vách về nhà thờ. Năm nay có dịch Covid-19 nên không tổ chức lễ rước như vậy để hạn chế tập trung đồng người, đảm bảo công tác phòng dịch.
Ngoài ra, mọi năm, làng Bát Tràng còn giao lưu với 2 làng nữa, thứ nhất là Nam Dư Thượng, Nam Dư Hạ và làng Giang Cao trong cùng một xã, Mỗi khi làng mở hội thì trên sông có ít nhất là 10 thuyền, mỗi thuyền 60 người, đó là lễ rước. Trong lúc cấp thuỷ lấy nước thì có một đoàn đẩy kiệu rước thánh đi bộ vòng quanh lành, từ đình ra miếu rồi lên đền, qua nhà thờ Bác Hồ rồi quay về đình. Sau đó 2 đoàn đi khớp với nhau để làm lễ tế thánh; Vào buổi trưa ngày rằm tháng 2 âm lịch là thu góp giỗ, năm nào hà tiện cũng 300 mâm, nếu như năm khánh thành đình là 600 mâm cỗ. Các gia đình, các dòng họ cùng góp giỗ lễ thánh. Đêm ngày 16 tháng hai âm lịch, làng tổ chức lễ tạ, thả hoa đăng, đốt đèn trời, bắn pháo bông, rực đỏ cả một khoảng trời, rất là đẹp. Các trò chơi dân gian, cờ tướng, cờ người, chọi gà, múa sinh tiền,… được tổ chức rất vui vẻ, đông đúc. nhưng năm nay chương trình giao lưu, rước bộ, góp giỗ hay các chương trình hội hè đều đã cắt giảm.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Người thực hiện: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề