Độc đáo "Lễ quét làng" của người Xá Phó
Được biết đến là đồng bào dân tộc thiểu số chỉ khoảng 6.000 người sinh sống chủ yếu tại khu vực miền núi phía bắc nước ta. Người Xá Phó lại góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo và đầy ấn tượng cho dân tộc Việt Nam. Họ không phải là dân tộc giàu có nhất vùng nhưng chính tình cảm của họ đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Đồng bào dân tộc Xá Phó tham gia lễ hội với trang phục truyền thống. |
Tương truyền từ xưa, dân làng Xá Phó kể lại rằng tháng 2 là tháng ma đói về phá hoại dân làng. Cứ hàng năm đến tháng này, cuộc sống của người dân nơi đây bị ma quỷ tàn phá nặng nề. Từ người già đến trẻ nhỏ đều lăn ra ốm, chữa bệnh thì không khỏi, mùa màng thì hư hỏng. Có một vị thần tiên đã đến và cứu giúp người Xá Phó nên họ lấy dịp này để làm lễ xua đuổi ma tà và tìm lại cuộc sống bình yên cho người dân. Do đó, Lễ quét làng (còn được gọi Lễ quét ma làng) là nghi thức xua đuổi ma dữ gây nên ốm đau, xui xẻo, đón điều tốt lành trong năm mới.
Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
Lễ hội quét làng của đồng bào dân tộc Xá Phó ở Lào Cai được diễn ra vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (còn được gọi là ngày à thá cũng) vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Đến ngày lễ, người dân trong làng sẽ tập trung ở một bãi đất trống rộng nhất làng và tiến hành đầy đủ các nghi lễ của lễ hội. Tất cả mọi người trong làng từ già, trẻ, gái trai đều phải tham gia.
Quy trình tổ chức lễ hội
Tất cả người dân trong làng đều phải tham gia lễ hội quét làng |
Trước ngày tổ chức lễ cúng, chủ gia đình sẽ họp tại nhà của người cao tuổi nhất trong làng để bàn việc. Mỗi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền cùng hai nén hương và một chai rượu. Những ai có mang theo lợn, dê, chó đến để góp thì dân làng sẽ có trách nhiệm tới làm trả công cho gia đình người đó một ngày.
Tới ngày lễ, tất cả đàn ông trai tráng trong làng mang hết lễ vật ra bãi đất trống ở đầu làng, theo sự phân công sẽ cùng nhau mổ lợn, dê, chó, gà. Các thầy mo thì cầm kiếm gỗ, một cành lá đào, mặt bôi đen chia nhau vào từng thôn để làm lễ quét làng. Vào đến nhà dân, thầy mo rót một chén rượu đặt lên bàn thờ của nhà đó, đọc tên tuổi của tất cả thành viên trong gia đình, sau đó dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, phía gia đình thì cử một người đi sau dùng ngô tung qua đầu thầy mo.
Khi lễ vật được làm xong và xếp lại trong mâm, xung quanh đặt các bát gạo của từng gia đình, thầy cúng sẽ bày tám đôi đũa, tám chiếc bát và tám chén rượu. Dân làng sẽ ngồi xếp hàng ngang trước mâm lễ lầm rầm đọc lời khấn, gọi tên các loài ma về hưởng lộc, sau đó ra đi để không làm hại người dân.
Phần hội náo nhiệt thu hút nhiều người dân tham gia. |
Kết thúc phần lễ là phần hội. Đồng bào trong làng tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ đặc sắc. Người Xa Phó rất yêu văn nghệ, đặc biệt là âm nhạc và múa; được thể hiện rõ ràng nhất tại các lễ hội truyền thống như Lễ quét làng. Những điệu múa uyển chuyển của các cô gái trong trang phục truyền thống rực rỡ kết hợp với tiếng khèn và chuông nhạc độc đáo của dân tộc Xa Phó đã để lại ấn tượng cho đông đảo du khách.
Sau phần hội, người dân địa phương và khách mời cùng nhau ăn bữa cơm đoàn kết tại ngay cổng làng. Tất cả thức ăn cúng ma phải được ăn hết, không được mang đồ thừa về thôn. Ăn uống xong, thầy cúng ở lại sau cùng, lấy cành tre cắm xung quanh bãi đất, sau đó lấy đuôi và tai chó cắm xuống đất với mục đích không cho ma vào thôn làm hại người. Thầy đốt một đống lửa và bước qua, sau đó đi về nhà. Bắt đầu từ ngày hôm đó sẽ thực hiện cấm thôn trong 3 ngày, người lạ không được vào nhà, vào thôn. Sau 3 ngày, mọi sinh hoạt trở lại như cũ.
Sự độc đáo của Lễ hội
Lễ hội quét làng được tổ chức với nhiều nghi thức khác nhau, mang đậm dấu ấn văn hóa của người Xá Phó. Nổi bật nhất là nghi thức "quét làng". Các thầy mo sẽ dùng cành lá đào hoặc lá cây rừng để quét sạch tà ma, dịch bệnh ra khỏi làng. Nghi thức này thể hiện niềm tin tâm linh của người Xá Phó vào sức mạnh của các vị thần linh và mong muốn được bảo vệ khỏi những điều xấu xa.
Vật phẩm tế lễ được người dân Xá Phó chuẩn bị rất đầy đủ. |
Ngoài ra, Lễ hội quét làng còn là dịp để người Xá Phó thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Lễ hội cũng là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, tăng cường tình đoàn kết cộng đồng.
Tất cả mọi người phải ăn hết những lễ vật tại chỗ và không được mang về nhà để tránh những con ma sẽ quay trở lại làng. Trước khi về nhà, thầy còn đốt một đống lửa và bước qua. Từ ngày hôm đó, dân làng kiêng không cho người ngoài vào trong nhà, sau ba ngày thì mọi hoạt động trở lại nhịp sống ban đầu.
Chị Vàng Thị Huệ, ở xã Tả Van, thị xã Sapa cho biết: "Tôi rất thích các lễ hội ở Sa Pa. Riêng lễ hội của người Xá Phó, tôi thấy rất đặc sắc vì mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, bảo vệ sự yên lành, ấm no cho dân bản".
Chị Hù Hi Vi, ở thôn Nậm Sang, xã Liên Minh, thị xã Sapa cho biết: "Chương trình văn nghệ hôm nay của chúng tôi khá thành công. Tôi mong muốn sang năm lễ quét làng được tổ chức với quy mô lớn hơn, mọi người biết được bản sắc dân tộc của chúng tôi nhiều hơn nữa".
Theo Chủ tịch UBND xã Liên Minh Phàn Phủ Seng, Lễ quét làng khá giản dị nhưng thể hiện nét văn hóa, tín ngưỡng tâm linh riêng biệt của người Xá Phó. Đây là một khám phá thú vị cho những ai yêu thích lễ hội và văn hóa truyền thống.
Lễ hội quét làng diễn ra là lúc Lễ hội mùa Xuân sôi động tại các thôn, bản vùng cao Lào Cai đang dần khép lại để người dân nơi đây trở lại với nhịp sống sản xuất thường ngày. Bản sắc văn hóa trong các Lễ hội Xuân đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ, tạo điểm nhấn văn hóa tâm linh trong đời sống hiện đại.
Tin liên quan
Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024
15:04 | 05/12/2024 Tin tức
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội quà tặng du lịch thu hút 100 đơn vị làng nghề, lữ hành ... tham gia
11:18 | 10/09/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức