Đồ chơi Trung Thu truyền thống đang trở lại
Đèn ông sao
Câu hát “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu…”. Chiếc đèn ông sao dù giản dị nhưng luôn có vị trí đặc biệt trong lòng mọi người. Kiểu lồng đèn này rất dễ làm, có thể tự làm với những nan tre và giấy bóng kiếng. Đèn ông sao đã xuất hiện từ rất lâu và đến nay nó vẫn còn sức hấp dẫn dù có nhiều mẫu mã cầu kì khác cạnh tranh.
Hầu như, Trung Thu năm nào người lớn cũng mua đèn ông sao cho trẻ con trước là vì giá cũng rẻ, sau như một cách nhắc nhớ về ngày Tết Trung thu cổ truyền vui tươi này. Đèn ông sao không thay đổi kiểu dáng nhưng chất liệu được cải tiến màu sắc rực rỡ hơn và có giá thành thấp nên phù hợp với mọi gia đình.
Đèn cù
Đèn cù là một trong những món đồ chơi truyền thống mỗi dịp Rằm Tháng Tám. Sở dĩ đèn có tên như vậy vì khi di chuyển, nó có thể quay như cái cù (con quay - một loại đồ chơi ngày xưa). Theo lời nghệ nhân, đèn này còn được gọi là đèn ông sư, vì chao đèn trông giống hình dạng chiếc mũ của các vị hòa thượng.
Trong ký ức của nhiều người, vào mỗi mùa Trung thu, trẻ em khắp các phố phường lại kéo những chiếc đèn cù vừa chạy, cười đùa ríu rít... Ngày xưa đồ chơi chỉ có đèn ông sao và đèn cù. Mình vẫn nhớ bạn nào có đèn cù là xịn lắm, vì nó có thể đẩy và xoay được. Hội trẻ con trong khu tập thể thường tập trung lại vào đêm rằm để cùng phá cỗ và đua đèn cù từ đầu ngõ đến cuối ngõ.
Đèn vỏ lon
Tận dụng những vỏ lon bia hay lon nước ngọt có sẵn, nhiều người tự chế thành những kiểu lồng đèn rất “chất” và trẻ con không khỏi mê mẩn vì sản phẩm dân dã này.Với đặc tính nhẹ, dễ tái chế, màu sắc lại đa dạng, mềm dẻo của vỏ lon, chỉ cần rạch dọc vỏ lon thành nhiều phần bằng nhau, sau đó ép hai miệng lon lại gần là chúng ta đã có ngay lồng đèn lung linh. Chúng dẩn được cải tiến hơn với những chi tiết tinh xảo, đẹp mắt. Ánh sáng từ mẩu nến len lỏi qua những khe hở chiếu sáng vừa đủ và đặc biệt vỏ lon rất bền không lo bị cháy.
Những chiếc đèn lồng được tái chế từ vỏ lon.
Đèn lồng giấy phim
Lồng đèn giấy film xuất hiện từ những năm 1980 ở Sài Gòn sau đó lan rộng ra các tỉnh lân cận. Thuở ấy, người ta sử dụng những cuộn film 35mm của máy ảnh cơ để làm lồng đèn. Phim sẽ được tẩy trắng, sau đó nhuộm vàng, xanh, đỏ để lồng đèn trở nên bắt mắt dưới ánh nến. Tiếp đến, các công đoạn đo khuôn, cắt khúc, đo mái và bó thân đèn.. sẽ được thực hiện. Tùy vào sở yêu cầu của người đặt hàng mà chiếc lồng đèn sẽ được chế tạo các hình dáng như mái chùa, hình hộp, tráp quả,vv…
Sau này công nghệ phát triển, những chiếc máy kĩ thuật số sử dụng thẻ nhớ ra đời nên nguyên liệu làm lồng đèn trở nên khan hiếm.
Đèn lồng giấy xếp
Bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, lồng đèn xếp giấy như một làn gió mới, tạo thêm sự đa dạng cho các loại lồng đèn mỗi khi Trung thu về.
Lúc đầu những họa tiết trên giấy khá đơn điệu nhưng về sau xuất hiện nhiều hình ảnh sặc sỡ hơn như hình hoa hay hình con thú. Lồng đèn xếp trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi.
Tuy nhiên, chúng dễ dàng bắt lửa vì nến cháy táp vào phần giấy. Nhiều lúc trẻ con chưa kịp chơi đã bị lửa bén cháy xém nên cha mẹ khá ngại mua kiểu lồng đèn này cho con chơi.
Lồng đèn cá chép
Vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước được xem là thời kì hưng thịnh nhất của nghề làm lồng đèn thủ công. Vào thời kì đó, mặc dù mẫu mã không đa dạng như bây giờ, đơn giản chỉ hình ngôi sao, con thỏ hay con cá, nhưng số lượng làm ra bao nhiêu thì bán hết bấy nhiêu. Nguyên liệu để làm lồng đèn là tre nứa được vót nhỏ, giấy kiếng, kẽm cột và keo dán.
"Cá chép hóa rồng” chính là ngụ ý tốt đẹp mà các cụ xưa dành cho các sĩ tử trước ngày thi. Mặt khác “cá chép” cũng là biểu tượng cho sức khỏe dồi dào, cuộc sống an lạc. Vì vậy chú cá chép này nhanh chóng đi vào “huyền thoại” dưới hình dạng lồng đèn. “Đèn cá chép” hay “Đèn cá vàng” của Việt Nam mộc mạc, giản dị. Đặc biệt các hoa văn trên thân cá đôi khi được mô phỏng, cách điệu từ họa tiết trên Tranh Đông Hồ.
Tàu thủy sắt
Trong một vài năm gần đây, tàu thủy sắt gần như không còn xuất hiện ở phố Hàng Mã vào dịp Tết Trung thu. Sẽ là một điều rất đáng tiếc nếu những hình ảnh thân thuộc này không còn quay trở lại với người Hà Nội… Món đồ chơi này làm bằng thiếc (lấy từ các loại vỏ hộp cũ) sơn màu rực rỡ, có nhiều kích cỡ khác nhau. Điều lý thú nhất của tàu thủy sắt là chúng không chỉ để bày mà còn có thể di chuyển trên mặt nước và phát ra tiếng kêu như động cơ tàu thủy thật. Trong quá khứ, nghề làm tàu thủy và các đồ chơi bằng sắt vốn là nghề truyền thống ở làng Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội. Trong thời kỳ hoàng kim, các sản phẩm đồ chơi của làng Khương Hạ rất phong phú và tàu thủy sắt chỉ là một phần trong đó.
Ngày nay càng có nhiều đồ chơi hiện đại, màu mè bắt mắt nên đồ chơi truyền thống đang bị lép vế và trẻ em cũng không còn mặn mà với đồ chơi truyền thống, thậm chí nhiều trẻ còn không biết đến đồ chơi ngày xưa của thế hệ anh chị, cha ông mình. Song gần đây, đồ chơi truyền thống đang chiếm được cảm tình của một bộ phận đáng kể khách hàng, dù sức mua không nhiều. Bởi nhiều bậc phụ huynh đã nhận thấy dồ chơi truyền thống phần nào an toàn hơn, đỡ mối lo độc hại hoặc bạo lực. Và quan trọng là người mua đã nhận thức được vẻ đẹp và tầm quan trọng của văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Nhiều món đồ chơi đã là một phần của lịch sử, là ký ức đẹp của tuổi thơ mà biết bao nghệ nhân tâm huyết và làng nghề truyền thống đang miệt mài gìn giữ.
Bài, ảnh: Doãn Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới
09:44 | 10/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 | 09/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
08:44 | 08/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Vào hạ
09:17 | 07/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế