Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

LNV - Trong dòng chảy của toàn cầu hóa và sự bùng nổ của kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hóa đang dần trở thành một trong những nhóm ngành quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng của các quốc gia. Phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những phương cách phát triển sức mạnh mềm của văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, tạo hiệu ứng tốt để phát triển kinh tế. Trong đó, các làng nghề truyền thống có thể được xem như những “viên ngọc quý” cần được mài giũa và phát huy hiệu quả.

Bài 1: Giá trị lớn về văn hóa và kinh tế

Phát triển nghề, làng nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống kinh tế-xã hội của cộng đồng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra với thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, không ít làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm đang dần biến mất trong sự tiếc nuối...

Ngày 14/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ký ban hành quyết định thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu An Phước (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên). Thông tin này khiến nhiều người không khỏi xót xa về số phận của một làng nghề có tuổi đời xấp xỉ 500 năm nay phải dừng hoạt động.

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

Theo quy định, để được công nhận là làng nghề truyền thống phải đáp ứng tiêu chí có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn; sản xuất, kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Nhưng từ hơn 5 năm qua tại làng dệt chiếu An Phước, các hoạt động sản xuất gần như đình trệ do không tiêu thụ được sản phẩm, dẫn đến việc nhiều người dân trong làng bỏ nghề. Thực tế, những ngành nghề không còn phù hợp, không có khả năng duy trì và phát triển, sẽ bị sàng lọc, đào thải.

Năm 2004, cùng với làng dệt chiếu An Phước, làng chiếu Bàn Thạch (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên) cũng được công nhận là làng nghề truyền thống với hơn 350 hộ sản xuất. Song đến nay, làng nghề chỉ còn 35 hộ, và hầu như chỉ còn một số người cao tuổi vẫn còn kiên trì giữ nghề dệt chiếu truyền thống.

Một nghệ nhân cao tuổi của làng không khỏi xót xa khi đưa ra một phép tính: Hai vợ chồng bà làm việc chăm chỉ thì mỗi ngày dệt được 3 tấm chiếu, trừ các chi phí, còn lại 50.000 đồng gọi là tiền công lao động. Một số hộ trong làng mạnh dạn đầu tư máy dệt để cải thiện năng suất song thu nhập cũng chỉ vào khoảng 150.000 đồng/ngày, mức thu nhập này quá thấp cho nên khó bền vững.

Tại Hà Nội, số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ chỗ có 1.350 làng nghề và làng có nghề, đến nay trên địa bàn thành phố chỉ còn 806 làng nghề và làng có nghề còn đang hoạt động, 544 làng đã bị mai một và dần bị xóa sổ.

Mới đây, 29 làng nghề tiếp tục lọt vào danh sách rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống” của thành phố. Trong số đó có thể kể đến làng nghề mây tre, giang đan Yên Trường (xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ) được công nhận làng nghề truyền thống năm 2009, tuy nhiên đến nay hầu hết các hộ sản xuất đều đã chuyển hướng làm ăn khác để phát triển kinh tế.

Tương tự, qua quá trình rà soát tại nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy, tỷ lệ các hộ dân giữ nghề truyền thống rất thấp, không đạt so với quy định. Như huyện Thanh Miện có 9 làng nghề nhưng có 2 làng nghề gần như không hoạt động đó là làng nghề thêu tranh, móc sợi An Dương (xã Chi Lăng Nam) và làng nghề ghép trúc, thêu tranh La Ngoại (xã Ngũ Hùng). Hoặc làng nghề mây tre đan ở thôn Chằm, huyện Gia Lộc chỉ có 6,2% số hộ dân còn làm nghề.

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

Nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của các làng nghề đến từ nhiều phía.

Trước hết, thị trường ngày càng khắt khe khiến sản phẩm thủ công khó cạnh tranh với hàng hóa công nghiệp giá rẻ, mẫu mã đa dạng.

Thí dụ một chiếc chiếu Định Yên dệt bằng tay, một nhân công phải mất cả ngày mới hoàn thành, giá thành cao, trong khi chiếu nhựa công nghiệp sản xuất hàng loạt, giá rẻ và tiện dụng hơn trong mắt người tiêu dùng.

Thứ hai, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm đẩy nhiều làng nghề vào cảnh đã khó lại càng thêm khó. Đơn cử như ngành nghề mây tre đan, đang có khoảng 600 làng nghề trên cả nước phải nhập khẩu nguyên liệu. Bởi với 1,5 triệu héc-ta trồng các loại cói, tre, nứa (theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), tổng trữ lượng cả nước đạt khoảng 9,5 tỷ cây, bình quân khai thác từ 500-600 triệu cây/năm nhưng nhu cầu tiêu thụ lại lên tới 900 triệu đến 1 tỷ cây/năm.

Do đó việc nhập khẩu nguyên liệu là yêu cầu bắt buộc để bảo đảm hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Thứ ba, ô nhiễm môi trường từ phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu là một rào cản lớn khác.

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện có 46% số làng nghề trong diện điều tra bị ô nhiễm nặng về không khí, nước hoặc đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn nhân lực, thiếu hụt đội ngũ kế cận có trình độ, tâm huyết với nghề, thiếu phương thức quảng bá, tiếp cận thị trường phù hợp,... cũng là nguyên nhân khiến các làng nghề lâm vào cảnh đình trệ.

Mặt khác, đang tồn tại một thực tế đáng lo ngại trong cộng đồng khi xem nhẹ vai trò của các làng nghề truyền thống vì cho rằng các làng nghề đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với nhịp sống công nghiệp hóa và số hóa ngày nay.

Sự thiếu kết nối giữa các giá trị truyền thống với đời sống hiện đại, cùng với việc giáo dục và truyền thông chưa thật sự đủ sức khơi dậy niềm tự hào về di sản trong cộng đồng, nhất là giới trẻ. Hệ quả của cách nhìn nhận sai lệch ấy là những ứng xử tiêu cực đối với làng nghề: Từ việc xem nhẹ giá trị của các làng nghề truyền thống, đến sự thờ ơ trong việc bảo tồn bản sắc, hoặc áp đặt các giá trị bên ngoài để phát triển làng nghề theo lối “khai thác hủy diệt”, tận thu, làm phai nhạt bản sắc vốn có.

Sự mai một các làng nghề không chỉ làm mất đi nghề thủ công truyền thống mà còn nguy cơ kéo theo sự đứt gãy văn hóa nghề, làm tan rã cộng đồng nghề vốn gắn bó qua nhiều thế hệ. Chưa kể dòng chảy lao động bị tác động sau khi các làng nghề tan rã cũng tiềm ẩn những vấn đề bất ổn về an ninh trật tự xã hội.

Định vị giá trị làng nghề trong công nghiệp văn hóa

Tại làng An Phước, khi nghề dệt chiếu lụi tàn, người dân lên thành phố mưu sinh, để lại những ngôi nhà vắng lặng và những con đường làng phủ đầy cỏ dại. Ở làng Đa Phước (An Giang), những bí quyết của nghề dệt thổ cẩm, vốn là sợi dây kết nối giữa các thế hệ nhưng giờ chỉ còn được lưu lại trong ký ức của những người cao tuổi, để lại khoảng trống không thể lấp đầy trong đời sống tinh thần của cộng đồng.

Nhà dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi từng phân tích rằng, làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam, không chỉ là đơn vị hành chính mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, định hình bản sắc nông thôn Việt. Khi làng nghề không còn nữa, cả một hệ sinh thái cộng đồng bị xáo trộn. Nếu như giai đoạn trước, từng nhịp sống nơi đây đều xoay quanh nghề truyền thống, nay nghề rơi vào cảnh khó khăn, kinh tế địa phương bị ảnh hưởng, bao gồm cả sinh kế phụ trợ, tác động đến sự bền vững của cấu trúc xã hội.

Hiện cả nước có 5.400 làng nghề, trong đó 2.000 làng nghề truyền thống, 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đang tạo việc làm cho khoảng 11 triệu lao động tại chỗ, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động ở nông thôn và miền núi.

Sản phẩm từ các làng nghề đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia, mang về kim ngạch hơn 2 tỷ USD mỗi năm. Nhiều làng nghề truyền thống tiếp tục phát huy giá trị, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Giá trị kinh tế và văn hóa của các làng nghề là không thể phủ nhận.

Từ đây đặt ra những yêu cầu có tính cấp bách trong việc bảo tồn, tìm cách tháo gỡ khó khăn và tạo sinh khí mới cho những di sản làng nghề để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Tất nhiên, không phải mọi làng nghề đều có thể được giữ lại trong bối cảnh xã hội hiện đại không ngừng thay đổi, nhu cầu của cộng đồng ngày càng đa dạng với đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn. Chúng ta cần một quá trình đánh giá và sàng lọc kỹ lưỡng để tập trung nguồn lực vào những làng nghề có triển vọng phát triển, thích ứng với thị trường và vẫn lưu giữ được những giá trị độc đáo, đặc sắc cần được bảo tồn, trong khi những làng nghề không còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn có thể dần bị thay thế. Việc sàng lọc này không chỉ giúp cho việc đầu tư không bị dàn trải, hình thức và kém hiệu quả, mà còn bảo đảm các chính sách hỗ trợ được tập trung đúng chỗ, mang lại giá trị bền vững về cả văn hóa và kinh tế.

(Còn nữa)

nhandan.vn

Tin liên quan

Phát triển du lịch kết nối làng nghề

Phát triển du lịch kết nối làng nghề

LNV - Được sáp nhập từ 3 xã Phú Mậu, Phú Thanh và Phú Dương, phường Dương Nỗ hiện nay có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng là hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình và nghề bánh chưng Phú Dương với hàng chục hộ dân tham gia. Để thu hút du khách đến với làng nghề, thời gian qua thành phố Huế đã đầu tư hạ tầng giao thông, bao gồm 2 dự án xây dựng tuyến đường kiệt nối vào làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, bến thuyền du lịch và khu trưng bày sản phẩm 2 làng nghề hoa giấy và in tranh.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề

LNV - Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ, khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam".

Tin mới hơn

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4

LNV - Cựu chiến binh Đinh Vượng - thiếu tá, nguyên Trợ lý tuyên huấn của Lữ đoàn pháo Bông Lau anh hùng kể lại cho chúng tôi nghe về trận pháo kích cuối cùng vào sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày toàn thắng 30/4/1975.
Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ "Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân" của tác giả Tiên Sa
Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”

LNV - Đại tá Đào Quang Đới, chạm ngưỡng 75, nhưng tác phong nhanh nhẹn, gương mặt tươi tắn, toát lên nét thanh tú của thời trai trẻ. Qua trò chuyện mới biết, gần 40 năm phục vụ quân đội, trong đó có 24 năm ông là lính Sư đoàn 324, từng tham gia chiến đấu trên đồi A Bia - trận đánh thay đổi cục diện chiến trường, làm rung chuyển Lầu Năm Góc. Đào Quang Đới 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, 1 lần Chiến sỹ Quyết thắng, cùng nhiều Huân, Huy chương các loại...
Người giữ hồn Tây Nguyên

Người giữ hồn Tây Nguyên

LNV - “Người giữ hồn Tây Nguyên” là biệt danh nhiều người đặt cho ông Nguyễn Văn Hải, một nhà sưu tập cổ vật văn hoá vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Cuộc đời người đàn ông này gắn liền với những hành trình khám phá, đam mê tìm kiếm và lưu giữ nhiều bộ sưu tập mang đậm giá trị lịch sử vùng đất Tây Nguyên huyền bí.
Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh

LNV - Cây cọ đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Phú Thọ. Món cơm nắm lá cọ cũng là một đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.

Tin khác

Thơ người Làng nghề

Thơ người Làng nghề

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng gửi đến quý độc giả mốt số bài thơ nhân dịp ky niệm 50 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô

LNV - Ẩm thực Huế luôn thu hút du khách bởi những món ăn giản dị nhưng mang đến hương vị độc đáo. Trong số những đặc sản đó, bánh bột lọc Huế đứng đầu danh sách không chỉ bởi vẻ ngoại hình tinh tế mà còn bởi phần nhân tinh tế xuyên qua lớp bột mỏng. Để rồi sau mỗi chuyến thăm Huế, người người lại háo hức muốn tìm kiếm và mua bánh lọc Huế về làm quà như một nét đặc trưng không thể thiếu trong hành trình khám phá ẩm thực tại Cố đô.
Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn huyện Vân Canh có 419 hộ gia đình xây dựng sửa chữa nhà ở. Đến nay, 100% hộ gia đình khởi công xây dựng, 230 nhà đã xây dựng hoàn thành. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện.
Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho

LNV - Hủ tiếu được xem là món ăn quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ vì tỉnh nào cũng có, nhưng để trở thành đặc sản Tiền Giang vang danh khắp nơi thì hủ tiếu Mỹ Tho sở hữu riêng cho mình một hương vị đặc biệt. Sự đặc biệt ấy không chỉ ở từng sợi hủ tiếu mà hương vi của nồi nước lèo cũng là một ẩn số tại sao lại thơm và ngọt đến thế.
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã có công lao, hy sinh xương máu cùng với quân dân cả nước đem lại chiến thắng 30/04, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”

LNV - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) ra đời như một lát cắt lịch sử nhắc về năm tháng chiến đấu hào hùng của quân dân vùng đất Củ Chi. Xây đắp từ những khung cảnh ngột ngạt dưới lòng đất, bộ phim đã cho thấy nhiều nỗi đau chưa được lắng nghe, có cả những cái tôi đau đớn chưa được vỗ về trên nền chiến tranh đầy khốc liệt.
Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái

LNV - Trong không khí lắng đọng giữa những ngày tháng Tư lịch sử, một buổi ra mắt thơ đặc biệt của Đại tá, thương binh Lê Sỹ Thái - người được Nhà nước phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt xe cơ giới” năm 19 tuổi làm tôi nể, phục. Tập thơ “Lục bát tôi say” được tổ chức ra mắt và giới thiệu, tọa đàm tại Hội trường UBND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội trong buổi sáng ngày 19/4/2025 trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, đồng đội, người thân và người yêu thơ.
Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng

LNV - Cho đến hiện tại, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là bản người dân tộc Dao duy nhất trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa là điểm nhấn tạo sức hút cho điểm đến.
Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng

LNV - Không chỉ là sự kiện độc đáo, giúp ngành du lịch tỉnh Ninh Bình phát triển theo hướng bền vững, gắn kết giữa bảo tồn và khai thác di sản một cách có trách nhiệm, Lễ hội Tràng An còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo, thẩm mỹ, văn hóa của Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tới đông đảo du khách trong nước, quốc tế.
Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Bên cạnh mức hỗ trợ chính sách 60 triệu đồng/hộ xây mới và 30 triệu đồng/hộ sửa chữa, huyện Tây Sơn vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng góp hơn 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/hộ sửa chữa và 20 triệu đồng/hộ xây dựng mới.
Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia

LNV - Sáng ngày 8/4/2025, tại di tích lịch sử văn hóa đình làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN hai huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương” thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức và xã Thái Hòa, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và khai mạc Lễ hội truyền thông: Hội làng Văn Giang - Nam Dương
Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Huyện Vĩnh Thạnh huy động nguồn lực hơn 1 tỷ đồng và 100 tấn xi măng để hỗ trợ thêm cho một số hộ thuộc diện khó khăn, không có khả năng đối ứng. Mục tiêu đến cuối tháng 5/2025, huyện sẽ khánh thành nhà ở cho 100% số hộ được hỗ trợ theo kế hoạch.
Khúc giao mùa tháng tư

Khúc giao mùa tháng tư

LNV - Khi cánh hoa xoan cuối cùng rụng xuống, lộ từng chùm quả non bé xíu, cũng là lúc tháng tư khe khẽ bước về. Tạm quên đi những ngày tháng ba mê mải với hoa xoan tím biếc cả một chiều mơ mộng để chào đón một tháng tư thiên thanh ngập tràn nắng ấm, đủ đầy và ấp iu nhiều hy vọng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

LNV - Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" vừa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
Giao diện di động