Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 19°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 17°C Thừa Thiên Huế

Điệu múa "Con đĩ đánh bồng" ở Làng nghề Triều Khúc

TBV - Triều Khúc một làng nghề thủ công nổi tiếng của ngoại thành Hà Nội. Người dân trong làng vẫn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống. Những cụm di tích Đình, Chùa, Miếu, Quán… vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Người dân luôn có ý thức tôn trọng và bảo vệ để giáo dục các lớp con cháu luôn sống theo luân lý và phong tục của làng. Trong lễ hội Triều Khúc còn có điệu múa “Con đĩ đánh bồng”, điệu múa này đã được các nghệ sỹ dân gian và các nhà nghiên cứu chuyên ngành múa Việt Nam đánh giá cao và cũng chính điệu múa này đã làm tăng vẻ hấp dẫn độc đáo đầy ắp ngôn ngữ múa dân gian và làm say lòng du khách mỗi khi về xem Hội làng Triều Khúc.
Tương truyền vào thế kỷ thứ VIII khi vua phùng Hưng Bố Cái Đại Vương đóng quân ở làng Triều Khúc trước khi vây hãm đánh thành Tống Bình (Tức Hà Nội ngày nay). Người đã sáng tác ra điệu múa “Con đĩ đánh bồng”. Thoạt nghe tưởng đó là câu nói tục, nhưng không, đó là cách gọi rất đáng yêu của Đức Vua Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dành cho các vũ công múa điệu trống bồng, vì trong quân không có phụ nữ, nên Người đã chọn một số binh sĩ tướng mạo khôi ngô tuấn tú, giả trang thành gái để múa trống bồng (gọi tắt là múa bồng). Các chàng trai môi son má phấn, hóa thân thành những cô gái duyên dáng, vừa lẳng lơ lại vừa toát lên phong thái nam nhi và tinh thần thượng võ, nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ vừa là giải trí cho nghĩa quân. Các chàng trai đầu đội mấn gỗ chít khăn mỏ quạ, áo quần trắng muốt, cổ quàng khăn xanh, vai khoác tấm lụa đào hình cánh sen, thêu họa tiết công phượng cách điệu, có viền tua rua rủ xuống bờ vai. Những dải lụa ngũ sắc mềm mại, kết hợp với bao tượng màu xanh hồ thủy thắt bỏ múi ngang lưng, lại thêm chiếc váy nhiễu màu đen huyền dài đến mắt cá chân. trống bồng được sơn màu đỏ đậm dài khoảng 60cm đường kính ước chừng 15cm được các vũ công đeo trước bụng và thắt lại bằng dải lụa đỏ buộc ra phía sau lưng. Khi các vũ công xoay người, những dải lụa màu sắc rực rỡ này sẽ tạo thành vòng tròn kỳ ảo và biến hóa vừa đẹp mắt vừa thần bí đến gai người. Những bước chân của các vũ công vô cùng uyển chuyển, các động tác giật cánh tay vừa mạnh mẽ vừa khỏe khoắn, dứt khoát, hai bàn tay xòe ra lại cuốn vào như vũ điệu của chèo. Cứ hai vũ công tạo thành một cặp múa với các bước đi theo hình vòng tròn và xoay người ngược chiều kim đồng hồ. Lúc thì áp lưng vào nhau lúc lại đối diện nhìn nhau với nụ cười và ánh mắt lúng liếng đong đưa. Tiết tấu của điệu múa bồng mạnh và hơi nhanh. Các vũ công phải tuân thủ theo nhịp của thanh la, trống gọi và trống bản để thực hiện các động tác vươn cánh tay sao cho thật khoáng đạt, mạnh mẽ. Những bước nhún người theo phương vị thẳng đứng, lúc co tay hay gập gối trước khi vào điệu quay vòng tròn… Tất cả đã tạo thành điệu múa cổ rất độc đáo, vừa đẹp vừa khỏe vừa mang được sắc thái và cái hồn của dân tộc.


Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” trong lễ hội làng nghề Triều Khúc.


Điệu múa “Con đĩ đánh bồng” luôn được người dân làng Triều Khúc lưu truyền và gìn giữ như báu vật. Mỗi dịp tết đến xuân về dân làng lại mở hội tưng bừng từ mùng 9 tháng giêng đến hết 12 tháng giêng âm lịch. Để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, đã có công đánh quân xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Trong những ngày diễn ra lễ hội truyền thống, điệu múa bồng được trình diễn ở Phương Đình, giữa các tuần tế, tuần rượu. Khi rước kiệu, rước Long Đình thì các vũ công phải đi trước kiệu để múa gọi là múa hầu Thánh. Bởi vậy các chàng trai trong đội múa bồng được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Phải là trai gốc ở làng, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, dáng người dong dỏng cao, con nhà tử tế, bản thân trong sạch không có tỳ vết, lại là người yêu thích điệu múa để khi múa thể hiện được hồn cốt và biểu cảm từ ánh mắt, nụ cười cùng bạn diễn.

Triều Khúc còn nổi tiếng gìn giữ được các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ xưa trong cụm di tích như: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Miếu. Được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Và điệu múa “Con đĩ đánh bồng” cũng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể vô cùng quý giá.

Để điệu múa cổ có sức sống trường tồn thì phải kể đến những người có công giữ ngọn lửa âm ỉ cháy qua các thế hệ như: Các cố nghệ nhân Bùi Văn Tốt, nghệ nhân Bùi Văn Lục, nghệ nhân Triệu Đình Vạn và bây giờ là nghệ nhân Triệu Đình Hồng. Ông Triệu Đình Hồng sinh năm 1946, tuy đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông vẫn đau đáu nỗi lo làm thế nào để gìn giữ, lưu truyền được điệu múa cổ mang đậm đà bản sắc và hồn cốt của quê hương.


Ông Hồng bảo: Ông đam mê múa bồng từ nhỏ, 8 tuổi ông đã theo các nghệ nhân học múa. Nhưng đến năm 27 tuổi ông mới chính thức được đứng vào đội múa bồng hầu Thánh. Từ đó đến nay trong tất cả các mùa lễ hội truyền thống của làng ông đều có mặt. Ông luôn là người múa đẹp nhất, dẻo nhất và có hồn nhất. Không ai có thể ngờ rằng với vẻ ngoài chân chất của một lão nông thuần phác, rất thạo việc đồng áng, vóc dáng lại hơi thô, vậy mà khi mặt hoa da phấn, môi đỏ má hồng, khoác lên mình bộ trang phục giả gái ông như người hoàn toàn khác, đôi mắt sáng rực long lanh lung liếng như thoát tục, như được nhập thần. Nhìn ông Hồng múa bồng, các vị cao niên trong làng dù khó tính đến mấy cũng phải tấm tắc khen ngợi “Làng này múa bồng chưa ai múa đẹp hơn ông Triệu Đình Hồng”.

Năm 2010 ông Hồng được Hội VNDG Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian vì những cống hiến của ông với việc bảo tồn và lưu giữ nghệ thuật múa trống bồng. Ông đã truyền dạy điệu múa bồng cho các thế hệ con cháu trong làng, lớp này nối tiếp lớp kia để luôn có người kế cận. Ông đến từng nhà, vận động các cháu tham gia học múa và ông biết truyền lửa để các cháu vừa đam mê vừa ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương. Trong các buổi tập, ông còn bỏ tiền túi ra mua nước hay bánh kẹo, cũng có khi ông khéo "nịnh" để bà nấu nồi chè bồi dưỡng cho các cháu
có sức tập luyện.

Năm 2015, CLB múa bồng Triều Khúc chính thức ra mắt và do ông Hồng làm chủ nhiệm, dưới sự bảo trợ của Hội VHDG Hà Nội. Từ đó đến nay điệu múa bồng Triều Khúc được mời đi biểu diễn nhiều nơi, vào cả Sài Gòn, Quảng Bình, Thanh Hóa… Tham gia ngày hội văn hoá các dân tộc Việt Nam và nhiều lễ hội truyền thống của các địa phương khác.

Trong các khóa đào tạo múa bồng của thầy Hồng. Các cháu còn được tham gia biểu diễn ở các kỳ liên hoan hội diễn văn nghệ quần chúng. Tại lễ kỷ niệm “Một nghìn năm Thăng Long Hà Nội” các cháu được tham gia biểu diễn trong chương trình múa cổ của Hội nghệ sĩ múa Hà Nội tổ chức trước tượng đài Lý Thái Tổ ở Hồ Hoàn Kiếm.

Điệu múa cổ «Con đĩ đánh bồng» là nét đẹp văn hoá độc đáo và đặc sắc của làng Triều Khúc. Người dân Triều Khúc không quên những đóng góp âm thầm bền bỉ đầy nhiệt huyết của nghệ nhân Triệu Đình Hồng. Ông được ví như người giữ lửa cho điệu múa làm say lòng người bằng chính tài năng và cái tâm không màng danh lợi để điệu múa bồng trở thành niềm tự hào của quê hương Triều Khúc.
Vừa qua ông Triệu Đình Hồng được bầu là cá nhân điển hình người tốt việc tốt của huyện Thanh Trì. Thật là phần thưởng xứng đáng cho người có nhiệt huyết lưu giữ hồn quê như nghệ nhân
Triệu Đình Hồng.

Bài và ảnh Kim Oanh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì

Nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng Chu Văn Minh trên quê hương Ba Vì

LNV - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ làm nghề nông nghiệp, không có ai hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, song ngay từ nhỏ Chu Văn Minh (SN 1984) ở thôn Chu Mật, xã Thái Hòa, Ba Vì, Hà Nội đã yêu thích âm nhạc.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

LNV - Tối 19/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Liên hoan lần này có 734 tác phẩm dự thi của 100 đơn vị hoạt động truyền hình trên cả nước.
Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

Lễ hội truyền thống thôn Đinh Xuyên (Hà Nội): Hành trình trở về cội nguồn văn hóa

LNV - Sáng ngày 13/3, tại đình làng Đinh Xuyên tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống với ý nghĩa gìn giữ và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng cùng với nhiều hoạt động nghi lễ đặc sắc.
Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh niên Bình Định chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên”, thời gian qua những thiên sứ áo xanh tình nguyện hăng hái lên đường đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số sửa chữa, xây dựng nhà mới để góp sức cùng tỉnh Bình Định xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Tin khác

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025), tỉnh Bình Định sẽ bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp tại thành phố Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn.
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025

LNV - Lễ hội Hoa Ban là sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh Điện Biên, với chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đặc sắc
Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc

LNV - Sáng ngày 4/3, tại Miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới hai vị anh hùng.
Hoa tháng 3

Hoa tháng 3

LNV - Mùa xuân bên bờ cánh đồng, tháng ba tỏa hương. Những bông hoa tinh khôi, màu sắc hòa quyện, là điểm nhấn của sự sống mới. Cỏ mơn mởn, lối đi nhỏ xinh bước chân ai kia, là những góc kỷ niệm dịu dàng. Hoa bưởi, như những viên ngọc tinh khôi, tỏa sáng giữa làn gió nhẹ. Hương thơm của hoa làm bừng tỉnh tâm hồn, như một câu chuyện êm đềm của quê hương.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với 15 hoạt động chính thức

LNV - Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 đang nóng lên từng ngày, hứa hẹn mang đến một sự kiện văn hóa - kinh tế hoành tráng, khẳng định vị thế “Thủ phủ cà phê” của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, lễ hội diễn ra từ ngày 9 - 13/3 tại TP. Buôn Ma Thuột và các địa phương lân cận, quy tụ 15 hoạt động chính thức đặc sắc.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định

LNV - Chiều 13/3, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Tối 12-3, tại đình làng Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ công bố Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển

LNV - Lễ hội Cầu ngư vạn chài ở Nhơn Hải không chỉ đem lại giá trị văn hóa, mà còn là chiếc cầu nối giữa nhiều nét văn hóa biển đảo từ các thế hệ ngư dân vạn chài cổ truyền Nhơn Hải trong qúa trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Xã Nhơn Hải đang triển khai các bước lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm

Quảng Ngãi: Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm

LNV - Thắng lợi của cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. 80 năm trôi qua nhưng giá trị của cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vẫn mang tính thời sự nóng hổi.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Phát động sáng tác ca khúc chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ

LNV - Sáng ngày 11/03/2025, UBND quận Tây Hồ tổ chức gặp mặt các nhạc sĩ tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc về quận Tây Hồ nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Quận (28/10/1995 - 28/10/2025). Đến dự có 35 nhạc sĩ, nghệ sĩ là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ và nhạc sĩ Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội.
Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

LNV - Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 diễn ra từ ngày 1/3 - 31/3/2025 là sự kiện văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam cũng như lan tỏa tình yêu dành cho trang phục truyền thống. Với chủ đề Áo dài – Tinh hoa hội tụ, lễ hội không chỉ mang đến những chương trình nghệ thuật đặc sắc mà còn giúp kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh áo dài đến với bạn bè quốc tế.
Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”

Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê”

LNV - Cuối thế kỷ 19, cây cà phê du nhập vào Việt Nam, sau đó phát triển mạnh nhất tại Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk - “Thủ phủ cà phê” với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Tồn tại, phát triển hơn 100 năm nay, cà phê Buôn Ma Thuột mạnh mẽ vươn mình đến hơn 100 quốc gia và các vùng lãnh thổ, khẳng định hương vị cà phê Robusta của Việt Nam là số 01 thế giới.
Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào

Cá cơm và mắm nêm: Từ món ăn quen thuộc đến những kỷ niệm ngọt ngào

LNV - Bởi “hiền” nhất trong các loài cá, nhiều canxi, đạm cao, lành cho người bệnh, phụ nữ mới sinh; cá cơm có thể chế biến thành nhiều món ăn quanh năm không ngán, đặc biệt là các loại mắm.
Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh

Thư pháp “Chân quê” của một Chi hội trưởng Cựu chiến binh

LNV - Dưới ngòi bút của thời gian, cụ Vũ Văn Doãn – người lính dũng cảm năm xưa, từng “tay súng, tay đạn” chiến đấu bảo vệ quê hương, đồng thời cứu thương cho đồng đội và người dân trong chiến tranh bảo vệ bầu trời Tổ quốc thân yêu. Nay lại miệt mài vun đắp những tác phẩm thư pháp Hán Nôm đầy tâm huyết. Với đôi bàn tay tài hoa và ý chí bền bỉ, cụ đã trở thành một “nghệ nhân chân quê,” được bao người trân quý và ngưỡng mộ.
Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch

Hòa Bình: Ngoại giao văn hóa - cầu nối tạo động lực phát triển du lịch

LNV - Những năm qua, tỉnh Hòa Bình chú trọng hoạt động ngoại giao văn hóa, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh, con người Hoà Bình, ghi dấu ấn trong bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc và thế giới. Các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá (DSVH) và giao lưu văn hóa tạo động lực phát triển du lịch bền vững.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề  tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

Hà Nội thành lập 3 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thạch Thất và Thường Tín

LNV - Ngày 11/3, UBND TP. Hà Nội đã ban hành 3 quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Hiền Giang - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín); Cụm công nghiệp làng nghề Hương Ngải - Giai đoạn 1 (huyện Thạch Thất); Cụm công nghiệp làng nghề Hòa Bình - Giai đoạn 1 (huyện Thường Tín).
Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

Quảng trị: Hải Lăng nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

LNV - Tối 15/3/2025, huyện Hải Lăng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hải Lăng 19/3 (1975 - 2025) và đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động