Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn – Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
Là người có tài, có chí, văn võ kiêm toàn, đức hạnh hơn người. Đã giúp đỡ nhà vua hơn 40 năm và có nhiều công lao trị nước an dân. Đước ban nhiều chức vị cao như Đại Tư mã, Đại tư đồ làm rạng rỡ vẻ vang cho ông bà cha mẹ đến con cháu cũng được phong quan tước. Ngài là người rất hiếu nghĩa, khi về an dưỡng đã đặt hậu cho cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ.... bất kể thân sơ rất hào hiệp. Với lương cao, lộc hậu ngài không hề giữ lại gì cho mình mà đem công đức dựng đình lớn cho dân thờ thần, xây chùa nguy nga cho dân lễ Phật. Ruộng đất ban phát rất nhiều nơi. Riêng mỗi xuất đinh ở làng được cấp 1 sào ruộng. Đắp đê quai cho làng hướng về cửa chùa để chống lụt.
Vì vậy, khi chết được phong tặng là “Đại tư đồ tứ thụy trung mẫn bao phong tiết khái hiến vọng tuệ trí mẫn đạt đại vương Nguyễn tướng công hiệu đoan chính phủ quân” được mở danh ở triều. Và 8 thôn xã tôn làm phúc thấn đó là Yên Thị, Yên Thường, Yên Khê, Xuân Dục, Đình Vĩ, Qui Mông thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, thừa tuyên Kinh Bắc và Tiên Hội (gồm Nội và Chung thôn) nay thuộc huyện Gia Lâm và huyện Đông Anh (Hà Nội).
Khi mất mộ cụ được chôn ở xứ Đống Vương, xã Cổ Loa và giao cho địa phương 50 mẫu ruộng để trông nom mộ cụ. Hàng năm, dòng họ lên tảo mộ thì địa phương mổ lợn để đón con cháu cụ lên thăm mộ. Ngày 10 tháng 3 hàng năm, dân Cổ Loa mang lễ vật thờ cúng cụ đến đền thờ cụ tại Yên Thường.
Di tích thờ các vị Quận công trên địa bàn xã không chỉ có giá trị về lịch sử - văn hóa mà còn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cổ độc đáo, thể hiện năng lực sáng tạo liên tục của các thế hệ cha ông ta qua các giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước. Đền Yên Thường được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 18 (thời Lê), mang nhiều giá trị lịch sử và nghệ thuật. Về nghệ thuật, ngôi đền đạt trình độ cao mà các di tích cùng loại đương thời không sánh kịp. Về kết cấu, đền có không gian rộng, khoáng đạt. Tiếp đến là Tam quan ba gian, sân có tượng chầu, đền thờ chính theo lối bổ dọc ba gian và một chái ở phía trước.
Ông Lê Anh Quân - Bí Thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND Huyện Gia Lâm về thăm và
thắp hương Đền thờ Nguyễn Đình Huấn.
Nét nổi trội của đền là các đồ thờ bằng đá. Mở đầu là đôi chó đá khá lớn, trông đơn giản nhưng đầy tính dân gian. Qua Tam quan đến sân có bốn tượng võ. Trong đền thờ, ở gian ngoài có năm nhang án. Riêng nhang án đặt chính giữa, ở hai góc ngoài là đôi sư tử, phía trong là hai lọ hoa, giữa là bát hương. Tất cả tạo thành một khối đá với bốn mặt khắc chữ Hán niên đại Cảnh Hưng. Hai nhang án bên nhỏ hơn bày theo chiều dọc. Gian hậu cung có một khán đá và hai bài vị ở hai bên đặt trên một phiến đá lớn hình chữ nhật, chạm khắc theo hình kiểu long đỉnh, bốn góc mái khum có chỏm.
Đền còn lưu giữ quyển Tộc phả Nguyễn Đình ghi từ đời Quận công Nguyễn Đình Huấn, do cử nhân Ngô Đông sao chép năm 1940.
Lễ thượng nương đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn.
Với những giá trị về lịch sử - văn hoá, công trình kiến trúc cổ kính, linh thiêng, đền thờ quận công Nguyễn Đình Huấn xứng đáng được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận năm 1995 là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân xã Yên Thường, vừa nhắc nhở mọi người ý thức chung trong việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa của dân tộc, tri ân tưởng nhớ các vị thần có công với đất nước.
Ông Nguyễn Đình Dậu, nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã Yên Thường, trong Ban dự án đền thờ cho biết: Để tiếp tục đầu tư, tôn tạo và phát huy tốt giá trị di tích xứng tầm với giá trị lịch sử - văn hóa tâm linh. Ngày 30 tháng 9 năm 2019, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm có quyết định số 722 về việc phê duyệt bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích với tổng dự toán là 5.092.930.000 đồng, trong đó vốn ngân sách huyện là 4.092.818.000 đồng để xây dựng nhà khách, công trình phụ, hệ thống điện nước, ánh sáng và trồng cây xanh. Số tiền và hiện vật gần 1 tỷ đồng là do dân đóng góp, công đức. Ngày 5 tháng 12 năm 2019, Ban quản lý dự án huyện Gia Lâm kết hợp cùng với UBND xã, Ban quản lý di tích, lãnh đạo địa phương, dòng họ và nhân dân thôn Yên Thường, công ty Nguyễn An tổ chức lễ đồng thổ xây dựng tôn tạo 3 phần chính. Sau hơn 6 tháng thi công, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID 19 nhưng đơn vị thi công đã hoàn thành các hạng mục rất phức tạp.
Đến nay, khu di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn đã đươc tu bổ, tôn tạo, nghiệm thu và bàn giao cho địa phương để sử dụng. Công trình góp phần tôn vinh công lao to lớn của Quận công Nguyễn Đình Huấn; giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ. Đồng thời khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh , phục vụ phát triển di tích lịch sử văn hóa xã hội.
Bài và ảnh: Hoàng Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân