Đêm lũ: Quê tôi!
Nước lũ cuộn chảy trên dòng sông Kiến Giang
Đâu đó trên trang facebook: "Lệ Thủy quê tôi", "Đại Phong 1 làng quê", xuất hiện những dòng trạng thái cầu cứu. Sau một đêm Lệ Thủy chìm trong biển nước, đâu đó chỉ còn vài mái nhà cao tầng thấp thoáng hiện lên, người dân căng mình chóng chọi.
Lũ về!
Những đợt lũ trước mang theo sự hiền hòa làm cho những đứa trẻ ê a như chúng tôi tụ tập hò hét bởi được chèo thuyền, chống bối nghịch trên dòng nước lũ. Hay là dịp những cô, những bác nông dân được mùa cá. Rồi những gánh phù sa mang lại mùa màng tươi tốt. Hay đâu đó là sự đổi thay của từng gia đình, sự vươn lên để người dân đón những trận lũ chỉ là niềm vui, là sự chấp nhận, và sự nghỉ ngơi sau những tháng ngày làm lụng vất vả.
Nhưng không, đó chỉ là những trận lũ mà quê tôi thường hay gọi là những trận “lụt” ở đó người dân đón nhận một cách bình thường, xem là lẽ tự nhiên của thiên nhiên ban tặng.
Và đó cũng mang theo sự chủ quan của người dân khi ai cũng bảo: “ Không nghỉ lũ trận ni lại to hơn trận trước”. Nhưng trách sao được, khi người dân không còn chỗ ẩn náu, khi mà cả huyện đều chìm trong biển nước, khi mà mọi đồ đạc vật dụng trong gia đình đều không còn nơi cất giữ, đến cả người cũng không còn chỗ nương thân.
Trận đại thủy kinh hoàng kéo đến, những người dân xa xứ như chúng tôi bắt đầu ngóng tin về quê. Muốn về nhưng về sao được khi nước đã ngâp đến vậy chỉ còn cách đợi tin và theo dõi. Lần đầu tiên trong lịch sử những con thuyền đi biển lại vào đồng bằng lội nước cứu dân. Lần đầu tiên những chiếc tàu ấy kiêng kỵ chở người phụ nữ mang bầu nhưng lại chở người cầu cứu trong đêm. Tình cảm của con người Miền Trung là vậy.
Nước lũ ngập sâu tận mái của một ngôi nhà người dân tại xã Phong Thủy.
Dòng sông Kiến Giang mang nặng tình người trong những chiếc áo phao trong đêm được thả xuống với hi vọng người dân được nhận lấy, bắt lấy. Hàng ngàn cuộc điện thoại cầu cứu trong đêm, hàng trăm dòng trạng thái đăng tin cầu cứu và đợi chờ. Nước lũ lên cao, kéo theo tất cả đồ đạc của cải. Những ngày nước người dân ở đó còn mong ở lại nhà để giữ được của cải. Như ông Nguyễn Văn Toán, cố thủ 2 ngày, 2 đêm tại nhà ở chân cầu thang, chỉ còn chỗ nước chưa ngập đến (đội 8- Đại Phong- xã Phong Thủy) chia sẻ: “ chú lúc đầu còn cố gắng chự của cải, được cái mô hay cái đó, nhưng nước càng lên cao, nhà cao nhất của chú cũng ngập đến đầu, không còn chổ để ngủ, lúc đó thả hết chỉ sợ nước càng dâng, người không còn chổ trú, mọi đồ đạc bất lực, cho trôi theo lũ”
Hay cô Nguyễn Thị Liên chia sẻ: “ Nước lúc đầu chỉ mới ngập đến cẳng chân, O không nghĩ nó cao hơn, nên nhà phải làm mái tra trú nấp, nước chảy xiết, sóng to đập vào nhà, đồ đạc hư hỏng tủ, giường lúc đó O cũng thả trôi vì không còn chổ để, nhà sau lũ tan hoang, xơ xác chỉ còn lại cái nhà trống không, không cửa, không bàn, không giường, tủ. Xót lắm nhưng biết làm thế nào”.
Tình người
Lũ về mọi đồ đạc, lúa gạo lương thực của người dân bị nhấn chìm,những ngày lênh đênh trong nước không còn đồ ăn thức uống, không còn áo quần để mặc. Sự tan thương, đau xót của người dân hiện lên. Những giọt nước mắt rơi khi người đàn ông gần 80 tuổi khóc nấc nở nhận được hộp cơm nóng trên tay sau 3 ngày không có lương thực.Hay những đứa trẻ mới chỉ 2, 3 tuổi vui mừng khi ăn được bát cơm chan nước mắm mà ngày thường chúng đòi bỏ đi. Hay những cụ già ở bệnh viện vui mừng khi được đoàn thiện nguyện phát cho những gói mì tôm chóng đói, rồi hàng ngàn người kéo về miền Trung chung tay cùng người dân khắc phục sửa chữa vật dụng sau lũ.
Chiếc thuyền đi biển tại xã Ngư Thủy được bà con đưa vào để cứu trợ người dân tại vùng lũ - Ảnh Phương Đông
Tự hào hơn khi những người dân vùng biển, xa lạ gói từng chiếc bánh chưng, nấu từng xuất cơm cứu trợ cho những người dân ngập trong biển nước. Từng đoàn lương thực được chuyển vào trao tận tay người dân. Tình người thắp lên ngọn lửa ấm cho bà con nơi đây.
Theo anh Hoàng Phương Đông (Thôn Liêm Tiến, xã Ngư Thủy) chia sẻ: Đêm 19/10, nước lũ dâng cao, nghe tin Lệ Thủy ngập trong biển nước, được sự chỉ thị của cấp ủy, chính quyền xã, thôn, anh, em Ngư Thủy chúng tôi đã huy động toàn lực đưa thuyền đi biển xuống để cứu người dân. Đàn ông trong thôn được lựa chọn những người khỏe nhất, có sức vóc, lái thuyền giỏi. Còn phụ nữ huy động lương thực như: gạo, mỳ để đưa vào vùng lũ cho người dân. Lúc đó chúng tôi không màng gì cả, chỉ nghỉ cứu người là quan trọng nhất”.
Đợt lũ vừa rồi, nếu tính con số thiệt hại của người dân thực sự không kể hết, toàn bộ hoa màu, vật nuôi, điện, đường giao thông bị hư hỏng nặng, 176 ngôi nhà bị sập, 2 em bé thiệt mạng,, toàn bộ lúa gạo, tích trữ, nhà cửa của bà con bị hư hỏng nặng. Theo ông Đặng Đại Tình – Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy chia sẻ.
Lũ về kéo theo bao gánh nặng, bao mất mát nhưng với bản lĩnh kiên cường và sự chung sức của người dân cả nước, người dân tại huyện Lệ Thủy sẽ vững bước hơn vượt qua mọi khó khăn hiện tại sớm trở về với cuộc sống đời thường. Bởi xung quanh đó, tình đời,tình người luôn được thắp sáng giữa mọi bão giông.
Bài, ảnh: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 | 05/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP