Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Bắc Ninh: Đẩy mạnh đào tạo nghề lao động nông thôn

LNV - Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các chính sách và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn.
Nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những năm qua, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các ngành, các đoàn thể tuyên truyền, tư vấn học nghề tới người dân bằng nhiều hình thức phong phú, như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo tư vấn, in phát tờ rơi... Đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ hỗ trợ học nghề cho các đối tượng theo quy định. Các nghề đào tạo cũng được quan tâm theo hướng sát với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, phù hợp với sự phát triển của xã hội bám sát chương trình, mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. Theo khảo sát, hiện các ngành phi nông nghiệp có số đông người lao động tham gia học như: Kỹ thuật chế biến món ăn, trang điểm thẩm mỹ, quản trị doanh nghiệp nhỏ, may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, xoa bóp cổ truyền... Đối với các nghề nông nghiệp như: Kỹ thuật rau sạch, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi thú y, kỹ thuật tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, trồng nấm, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả... dù ít học viên song vẫn được nhiều cơ sở đào tạo nghề, hội, đoàn thể quan tâm, tổ chức.

Năm 2019, toàn tỉnh mở 80 lớp với 2.427 người được đào tạo nghề (tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt hơn 75%), trong đó nghề phi nông nghiệp là 1.700 người, nghề nông nghiệp là 727 người; số người hưởng chính sách ưu đãi người có công, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bị thu hồi đất nông nghiệp, khuyết tật là 524 người; phụ nữ được hỗ trợ đào tạo nghề là 1.983 người.


Lớp học nghề may gia công cho phụ nữ huyện Gia Bình.


Các địa phương trong tỉnh cũng tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó phải kể đến huyện Gia Bình. Thời gian qua, các cấp, ngành của huyện Gia Bình đã chủ động thu thập, xử lý thông tin thị trường lao động phục vụ cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân. Trên cơ sở chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm của huyện giai đoạn 2016-2020, huyện Gia Bình đã chỉ đạo Phòng Lao động thương binh xã hội, các ban ngành đoàn thể và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; đồng thời triển khai hiệu quả các chính sách dạy nghề cho người nghèo, người tàn tật, khuyến khích phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Các cơ quan chức năng của huyện chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, cung cấp thông tin các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động, tư vấn hỗ trợ đi xuất khẩu lao động..., tạo thuận lợi cho người lao động có nhu cầu đăng ký tuyển dụng và tìm được việc làm phù hợp. Năm 2019, toàn huyện mở 9 lớp dạy nghề ngắn hạn với 177 học viên; phối hợp mở 1 lớp Trung cấp nghề điện dân dụng cho 76 học viên. Công tác truyền nghề cũng được quan tâm khi trong năm đã truyền nghề cho 800 người, trong đó nghề gò, đúc đồng 200 người, nghề mây tre đan là 150 người, nghề may, thêu là 450 người... Kết quả đào tạo nghề góp phần tạo việc làm mới cho khoảng 1.000 lao động trong năm 2019.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn vẫn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Đó là việc học viên tham gia học nghề đa số nằm trong độ tuổi trung niên, trình độ không đồng đều lại vừa học vừa lo việc gia đình nên chất lượng đào tạo chưa cao như mong muốn. Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ngày càng giảm, đối tượng ở lứa tuổi lao động trẻ thì hầu hết tham gia học nghề trình độ trung cấp, Cao đẳng hoặc đi làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Tại một số địa phương, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Đề án 1956 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” chưa sát sao, thường xuyên; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cấp huyện còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên chất lượng, hiệu quả quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dân. Triển khai hỗ trợ đào tạo nghề bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục mở rộng nghề đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên và người dạy nghề; thực hiện đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội…

Bài và ảnh Cảnh MinhNhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những năm qua, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các ngành, các đoàn thể tuyên truyền, tư vấn học nghề tới người dân bằng nhiều hình thức phong phú, như: Tổ chức các hội nghị, hội thảo tư vấn, in phát tờ rơi... Đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ hỗ trợ học nghề cho các đối tượng theo quy định. Các nghề đào tạo cũng được quan tâm theo hướng sát với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, phù hợp với sự phát triển của xã hội bám sát chương trình, mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. Theo khảo sát, hiện các ngành phi nông nghiệp có số đông người lao động tham gia học như: Kỹ thuật chế biến món ăn, trang điểm thẩm mỹ, quản trị doanh nghiệp nhỏ, may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, xoa bóp cổ truyền... Đối với các nghề nông nghiệp như: Kỹ thuật rau sạch, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi thú y, kỹ thuật tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, trồng nấm, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả... dù ít học viên song vẫn được nhiều cơ sở đào tạo nghề, hội, đoàn thể quan tâm, tổ chức.

Năm 2019, toàn tỉnh mở 80 lớp với 2.427 người được đào tạo nghề (tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt hơn 75%), trong đó nghề phi nông nghiệp là 1.700 người, nghề nông nghiệp là 727 người; số người hưởng chính sách ưu đãi người có công, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bị thu hồi đất nông nghiệp, khuyết tật là 524 người; phụ nữ được hỗ trợ đào tạo nghề là 1.983 người.

Các địa phương trong tỉnh cũng tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó phải kể đến huyện Gia Bình. Thời gian qua, các cấp, ngành của huyện Gia Bình đã chủ động thu thập, xử lý thông tin thị trường lao động phục vụ cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân. Trên cơ sở chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm của huyện giai đoạn 2016-2020, huyện Gia Bình đã chỉ đạo Phòng Lao động thương binh xã hội, các ban ngành đoàn thể và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; đồng thời triển khai hiệu quả các chính sách dạy nghề cho người nghèo, người tàn tật, khuyến khích phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Các cơ quan chức năng của huyện chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, cung cấp thông tin các đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động, tư vấn hỗ trợ đi xuất khẩu lao động..., tạo thuận lợi cho người lao động có nhu cầu đăng ký tuyển dụng và tìm được việc làm phù hợp. Năm 2019, toàn huyện mở 9 lớp dạy nghề ngắn hạn với 177 học viên; phối hợp mở 1 lớp Trung cấp nghề điện dân dụng cho 76 học viên. Công tác truyền nghề cũng được quan tâm khi trong năm đã truyền nghề cho 800 người, trong đó nghề gò, đúc đồng 200 người, nghề mây tre đan là 150 người, nghề may, thêu là 450 người... Kết quả đào tạo nghề góp phần tạo việc làm mới cho khoảng 1.000 lao động trong năm 2019.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn vẫn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Đó là việc học viên tham gia học nghề đa số nằm trong độ tuổi trung niên, trình độ không đồng đều lại vừa học vừa lo việc gia đình nên chất lượng đào tạo chưa cao như mong muốn. Công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ngày càng giảm, đối tượng ở lứa tuổi lao động trẻ thì hầu hết tham gia học nghề trình độ trung cấp, Cao đẳng hoặc đi làm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Tại một số địa phương, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Đề án 1956 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” chưa sát sao, thường xuyên; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp cấp huyện còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên chất lượng, hiệu quả quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dân. Triển khai hỗ trợ đào tạo nghề bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục mở rộng nghề đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên và người dạy nghề; thực hiện đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội…

Bài và ảnh Cảnh Minh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.

Tin khác

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại

LNV - Tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ” tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà giáo dục vĩ đại nhất trong thời hiện đại, là người đã truyền cảm hứng và khích lệ chí hướng cho cả một dân tộc cũng như cho mỗi người. Tư tưởng giáo dục của Người luôn mang tính vượt thời gian và trường tồn, khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc rèn luyện nhân cách, phát triển con người toàn diện.
Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi

LNV - Việc bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống cũng hỗ trợ cải thiện chức năng phổi.
Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Giao diện di động