Chùa Ngọc Hoàng – Nét đẹp tín ngưỡng và kiến trúc cổ
Chứng nhận Di sản Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Tọa lạc ngay tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chùa Ngọc Hoàng lại an lành và yên tĩnh, khoác lên mình một vẻ đẹp riêng của sự trầm mặc nhuốm màu thời gian, thu hút nhiều khách du lịch và người dân đến hành hương. Đặc biệt, vào đầu năm mới từ mùng 1 Tết đến rằm tháng Giêng, có đến hàng chục nghìn Phật tử từ khắp nơi đổ về thắp hương, cầu mong bình an, an lạc.
Cổng vào chùa.
Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ.
Chùa Ngọc Hoàng ban đầu vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào năm 1906 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Sau đó chùa gia nhập Hội Phật giáo Việt Nam vào những năm 1981 – 1982, đến năm 1984 được đổi tên thành Phước Hải tự. Thế nhưng người dân vẫn quen gọi chùa Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện thờ Ngọc Hoàng, theo tín ngưỡng người Hoa. Năm 1994 chùa Ngọc Hoàng được công nhận là Di sản Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia. Nơi đây còn từng đón tiếp cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm khi đến Việt Nam hồi tháng 5 năm 2016.
Kiến trúc trang trí rực rỡ.
Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.
Mái ngói của chùa.
Phật tử thắp hương.
Đền thờ Ngọc Hoàng.
Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.
Đặc biệt, chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi công phu, tinh tế đến từng chi tiết nhỏ cả về dáng điệu, nét mặt, … phản ánh nhiều biểu cảm khác nhau, thể hiện cho một cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng. Trải qua cả trăm năm nhưng các pho tượng bằng giấy này vẫn còn giữ nguyên vẹn dáng hình uy nghiêm ban đầu.
Khi bước vào chùa, Phật tử sẽ cảm nhận như bước vào một thế giới khác, một thế giới tín ngưỡng đầy tĩnh lặng và trang nghiêm. Phía trước của chùa đặt một ngôi miếu nhỏ thờ Hộ pháp, với cổng tam quan nổi bật những đường nét uốn lượn hình con rồng “tranh châu”. Bên trong chùa gồm Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế cùng các thiên binh, thiên tướng. Phía bên trái của chùa thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) và 12 bà mụ, cầu tự hoặc mong những đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc là tâm nguyện của nhiều người khi đến đây cầu nguyện. Ngoài ra chùa có điện thờ Phật Dược Sư để cầu sức khỏe, mọi sự đều bình an và tốt lành; phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân(thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), 13 đức thầy,… các pho tượng thờ này đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo.
Ngoài ra tại chùa Ngọc Hoàng còn có lễ rót dầu - một trong những phong tục độc đáo của người Hoa, việc châm dầu ăn vào đèn mang ý nghĩa tiếp thêm sự suôn sẻ trong mọi điều như công việc, tuổi thọ, sức khỏe...
Với những tín ngưỡng tốt đẹp mang dấu ấn người Hoa, cùng lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo của dân tộc, chùa Ngọc Hoàng sẽ luôn là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách tìm đến trải nghiệm cũng như sẽ lan rộng nhiều điều tốt đẹp cho du khách thập phương.
Bài và ảnh: Trà Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 Văn hóa - Xã hội
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ
15:00 OCOP
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 Làng nghề, nghệ nhân